BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ

 

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ LÀO CAI

TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ BẮC LỆNH

BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ

DANH SÁCH VÀ CHỮ KÝ

THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG TỰ ĐÁNH GIÁ

TT

Họ và tên

Chức danh

Nhiệm vụ

Chữ ký

1

Bà: Vũ Thị Mỹ An

Hiệu trưởng

Chủ tịch Hội đồng

2

Bà: Đỗ Thị Thanh Thủy

Phó Hiệu trưởng, Chủ tịch Công đoàn

Phó chủ tịch Hội đồng

3

Bà: Nguyễn Thị Huệ

Giáo viên

Thư ký Hội đồng

4

Ông: Bùi Xuân Sơn

Bí thư chi đoàn

Uỷ viên Hội đồng

5

Bà: Đặng Kim Anh

Tổng phụ trách Đội

Uỷ viên Hội đồng

6

Bà: Tạ Thị Huệ

Tổ trưởng tổ văn phòng

Uỷ viên Hội đồng

7

Bà: Lê Thị Trung Thu

TTCM tổ KHTN

Uỷ viên Hội đồng

8

Bà: Phạm Thị Thuận

TPCM tổ KHTN

Uỷ viên Hội đồng

9

Bà: Nguyễn Thị Kim Lan

TTCM tổ KHXH

Ủy viên Hội đồng

10

Bà: Trần Thanh Tâm

TPCM tổ KHXH

Uỷ viên Hội đồng

11

Bà: Vũ Thị Thu Hương

TTCM tổ BMC

Ủy viên Hội đồng

12

Bà: Ngô Thị Hồng Phượng

TPCM tổ BMC

Uỷ viên Hội đồng

13

Bà: Tô Thị Hải Thùy

Giáo viên

Uỷ viên Hội đồng

LÀO CAI – 2022

MỤC LỤC

NỘI DUNG

Trang

Danh mục các chữ viết tắt

5

Bảng tổng hợp kết quả tự đánh giá

6

Phần I. CƠ SỞ DỮ LIỆU

8

Phần II. TỰ ĐÁNH GIÁ

13

A. ĐẶT VẤN ĐỀ

13

B. TỰ ĐÁNH GIÁ

15

I. TỰ ĐÁNH GIÁ TIÊU CHÍ MỨC 1, 2, VÀ 3

15

Tiêu chuẩn 1: Tổ chức và quản lý nhà trường

15

Mở đầu

15

Tiêu chí 1.1: Phương hướng và chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường

16

Tiêu chí 1.2: Hội đồng trường và các Hội đồng khác

18

Tiêu chí 1.3: Tổ chức Đảng CSVN, các đoàn thể và các tổ chức khác trong nhà trường

21

Tiêu chí 1.4: Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, tổ chuyên môn, tổ văn phòng.

25

Tiêu chí 1.5: Lớp học

29

Tiêu chí 1.6: Quản lý hành chính , tài chính và tài sản

31

Tiêu chí 1.7: Quản lý cán bộ giáo viên, nhân viên

33

Tiêu chí 1.8: Quản lý các hoạt động giáo dục

36

Tiêu chí 1.9: Thực hiện quy chế dân chủ

38

Tiêu chí 1.10: Đảm bảo an ninh trật tự, an toàn trường học

40

Kết luận Tiêu chuẩn 1

42

Tiêu chuẩn 2: Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh

43

Mở đầu

43

Tiêu chí 2.1: Đối với Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng

44

Tiêu chí 2.2: Đối với giáo viên

47

Tiêu chí 2.3: Đối với nhân viên

51

Tiêu chí 2.4: Đốivới học sinh

54

Kết luận Tiêu chuẩn 2

57

Tiêu chuẩn 3: Cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học

58

Mở đầu

58

Tiêu chí 3.1: Khuôn viên, khu vui chơi, bãi tập

58

Tiêu chí 3.2: Phòng học, phòng học bộ môn và khối phục vụ học tập

60

Tiêu chí 3.3: Khối hành chính quản trị

62

Tiêu chí 3.4:  Khu vệ sinh, hệ thống cấp thoát nước

64

Tiêu chí 3.5: Thiết bị

66

Tiêu chí 3.6:  Thư viện

68

Kết luận Tiêu chuẩn 3

70

Tiêu chuẩn 4:Quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội

71

Mở đầu

71

Tiêu chí 4.1: Ban đại diện cha mẹ học sinh.

71

Tiêu chí 4.2: Công tác tham mưu cấp ủy đảng, chính quyền và phói hợp với các tổ chức cá nhân của nhà trường

73

Kết luận Tiêu chuẩn 4

76

Tiêu chuẩn 5: Hoạt động giáo dục và kết quả giáo dục

77

Mở đầu

77

Tiêu chí 5.1: Thực hiện chương trình giáo dục phổ thông

77

Tiêu chí 5.2: Tổ chức hoạt động giáo dục cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh có năng khiếu, học sinh gặp khó khăn trong học tập và rèn luyện

81

Tiêu chí 5.3: Thực hiện nội dung giáo dục địa phương

83

Tiêu chí 5.4: Các hoạt động trải nghiệm và hướng nghiệp

85

Tiêu chí 5.5: Hình thành và phát triển các kỹ năng sống cho học sinh

87

Tiêu chí 5.6: Kết quả giáo dục

90

Kết luận Tiêu chuẩn 5

94

II. TỰ ĐÁNH GIÁ TIÊU CHÍ MỨC 4

95

Kết luận chung mức 4

99

Phần III. KẾT LUẬN CHUNG

100

Phần IV. PHỤ LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Số TT

Ký hiệu viết tắt

Nội dung

1

BCHTW

Ban chấp hành Trung ương

2

BGD&ĐT

Bộ Giáo dục và Đào tạo

3

BMC

Bộ môn chung

4

CBQL

Cán bộ quản lý

5

CBGV, NV

Cán bộ giáo viên, nhân viên

6

CSVC

Cơ sở vật chất

7

CNTT

Công nghệ thông tin

8

CĐSP

Cao đẳng sư phạm

9

ĐHSP

Đại học sư phạm

10

GD&ĐT

Giáo dục và Đào tạo

11

GDPT

Giáo dục phổ thông

12

GV

Giáo viên

13

HS

Học sinh

14

KHTN

Khoa học tự nhiên

15

KHXH

Khoa học xã hội

16

KHKT

Khoa học kỹ thuật

17

KHGD

Kế hoạch giáo dục

18

NCKH

Nghiên cứu khoa học

19

PCGD

Phổ cập giáo dục

20

SKKN

Sáng kiến kinh nghiệm

21

TTCM

Tổ trưởng chuyên môn

22

TPCM

Tổ phó chuyên môn

23

THCS

Trung học sơ sở

24

THPT

Trung học phổ thông

25

TKB

Thời khóa biểu

26

TNTP

Thiếu niên tiền phong

27

TNCS

Thanh niên cộng sản

28

TPHCM

Tiền phong Hồ Chí Minh

29

TĐG

Tự đánh giá

30

UBND

Uỷ ban nhân dân

TỔNG HỢP KẾT QUẢ TỰ ĐÁNH GIÁ

           1. Kết quả đánh giá

1.1. Đánh giá theo từng tiêu chí từ Mức 1 đến Mức 3

Tiêu chuẩn, tiêu chí

Kết quả

Không đạt

Đạt

Mức 1

Mức 2

Mức 3

Tiêu chuẩn 1

Tiêu chí 1.1

x

x

x

Tiêu chí 1.2

x

x

Tiêu chí 1.3

x

x

x

Tiêu chí 1.4

x

x

x

Tiêu chí 1.5

x

x

x

Tiêu chí 1.6

x

x

x

Tiêu chí 1.7

x

x

Tiêu chí 1.8

x

x

Tiêu chí 1.9

x

x

Tiêu chí 1.10

x

x

Tiêu chuẩn 2

Tiêu chí 2.1

x

x

x

Tiêu chí 2.2

x

x

x

Tiêu chí 2.3

x

x

x

Tiêu chí 2.4

x

x

x

Tiêu chuẩn 3

Tiêu chí 3.1

x

x

x

Tiêu chí 3.2

x

x

x

Tiêu chí 3.3

x

x

x

Tiêu chí 3.4

x

x

Tiêu chí 3.5

x

x

x

Tiêu chí 3.6

x

x

x

Tiêu chuẩn 4

Tiêu chí 4.1

x

x

x

Tiêu chí 4.2

x

x

x

Tiêu chuẩn 5

Tiêu chí 5.1

x

x

x

Tiêu chí 5.2

x

x

x

Tiêu chí 5.3

x

x

Tiêu chí 5.4

x

x

Tiêu chí 5.5

x

x

x

Tiêu chí 5.6

x

x

x

Kết quả: Đạt Mức 3.

1.2. Đánh giá theo mức 4

Tiêu chí

( Khoản, điều)

Kết quả

Ghi chú

Đạt

Không đạt

Khoản 1, Điều 22

x

Khoản 2, Điều 22

x

Khoản 3, Điều 22

x

Khoản 4, Điều 22

x

Khoản 5, Điều 22

x

Khoản 6, Điều 22

x

          Kết quả: Không đạt mức 4

          2. Kết luận: Trường đạt Mức 3.

Phần I

CƠ SỞ DỮ LIỆU

Tên trường (theo Quyết định mới nhất): Trường THCS Bắc Lệnh.

Tên trước đây: Trường phổ thông cấp I+II thị xã Cam Đường, tỉnh Lào Cai.

Cơ quan chủ quản: Phòng GD&ĐT thành phố Lào Cai.

Tỉnh/Thành phố trực thuộc Trung ương

Lào Cai

Họ và tên

Hiệu trưởng

Vũ Thị Mỹ An

Huyện/quận/thị xã/thành phố

Lào Cai

Điện thoại

0979227832

Xã/phường/thị trấn

Bắc Lệnh

Fax

 

Đạt CQG

 

Website

http://thcsbaclenh.pgdlaocai.edu.vn/

Năm thành lập trường (theo quyết định thành lập)

1963

Số điểm trường

0

Công lập

x

Loại hình khác

0

Tư thục

 

Thuộc vùng khó khăn

0

Trường chuyên biệt

 

Thuộc vùng đặc biệt khó khăn

0

Trường liên kết với nước ngoài

 

 

1. Số lớp học

Số lớp học

Năm học 2017-2018

Năm học 2018-2019

Năm học 2019-2020

Năm học 2020-2021

 Năm học 2021-2022

Năm học 2022-2023

Khối lớp 6

2

3

3

3

2

3

Khối lớp 7

2

2

3

3

3

2

Khối lớp 8

3

2

2

3

3

3

Khối lớp 9

3

3

2

2

3

3

Cộng

10

10

10

11

11

11

2. Cơ cấu khối công trình của nhà trường

STT

Số liệu

Năm học 2017-2018

Năm học 2018-2019

Năm học 2019-2020

Năm học 2020-2021

Năm học 2021-2022

Năm học 2022-2023

I

Phòng học, phòng học bộ môn và khối phục vụ học tập

21

21

21

21

24

24

1

Phòng học

10

10

10

11

11

11

a

Phòng kiên cố

10

10

10

11

11

11

b

Phòng bán kiên cố

0

0

0

0

0

0

c

Phòng tạm

0

0

0

0

0

0

2

Phòng học bộ môn

6

6

6

6

8

8

a

Phòng kiên cố

6

5

5

5

8

8

b

Phòng bán kiên cố

0

0

0

0

0

0

c

Phòng tạm

0

0

0

0

0

0

3

Khối phục vụ học tập

5

5

5

5

5

5

a

Phòng kiên cố

5

5

5

5

5

5

b

Phòng bán kiên cố

0

0

0

0

0

0

c

Phòng tạm

0

0

0

0

0

0

II

Khối phòng hành chính, quản tr

6

6

6

6

6

6

1

Phòng kiên cố

6

6

6

6

6

6

2

Phòng bán kiên cố

0

0

0

0

0

0

3

Phòng tạm

0

0

0

0

0

0

II

Thư viện

1

1

1

1

2

2

a

Phòng kiên cố

1

1

1

1

1

b

Phòng bán kiên cố

0

0

0

0

0

c

Phòng tạm

0

0

0

0

0

IV

Các khối công trình, khối phòng chức năng khác

11

11

11

11

13

13

  1. Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên
  1. Số liệu tại thời điểm TĐG:

Chức vụ

Tổng số

Nữ

Dân tộc

Trình độ đào tạo

Ghi chú

Chưa đạt chuẩn

Đạt chuẩn

Trên chuẩn

Hiệu trưởng

1

1

0

1

Phó Hiệu trưởng

1

1

0

1

Giáo viên

23

21

1

23

Nhân viên

7

5

1

5

 Có 02 hợp đồng bảo vệ

Cộng

32

28

2

0

29

0

             b. Số liệu của 5 năm gần đây

STT

Số liệu

Năm học 2017-2018

Năm học 2018-2019

Năm học 2019-2020

Năm học 2020-2021

 Năm học 2021-2022

Năm học 2022-2023

1

Tổng số giáo viên

20

20

20

21

21

23

2

Tỉ lệ giáo viên/lớp

2

2

2

1,8

1,8

2,09

3

Tỉ lệ giáo viên/HS

0,06

0,05

0,05

0,05

0,05

0,05

4

Tổng số giáo viên dạy giỏi cấp huyện hoặc tương đương trở lên (nếu có)

10

 (bảo lưu)

11

11

 (bảo lưu)

13

13

(bảo lưu)

Đã thi chưa có kết quả

5

Tổng số giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh hoặc tương đương trở lên (nếu có)

3 (bảo lưu)

4

4 (bảo lưu)

4 (bảo lưu)

4 (bảo lưu)

Chưa thi

 

4. Học sinh

a. Số liệu chung

S

TT

Số liệu

Năm học 2017-2018

Năm học 2018-2019

Năm học 2019-2020

Năm học 2020-2021

Năm học 2021-2022

Năm học 2022-2023

1

Tổng số học sinh

354

379

399

429

429

405

– Nữ

188

196

186

211

228

190

– Dân tộc thiểu số

2

13

24

34

44

25

– Khối lớp 6

85

120

111

110

81

99

– Khối lớp 7

75

87

120

111

114

79

– Khối lớp 8

97

78

89

124

111

113

– Khối lớp 9

97

94

79

84

123

114

2

Tổng số tuyển mới

85

120

111

110

82

95

3

Học hai buổi/ngày

0

0

0

0

0

0

4

Bán trú

0

0

0

0

0

0

5

Nội trú

0

0

0

0

0

0

6

Bình quân học sinh/lớp

35

38

39

39

39

37

7

Số lượng và tỉ lệ % đi học đúng độ tuổi

331

(93%)

355

(93,4%)

380

(95,2%)

413

(96,1%)

414

(96,3%)

8

Tổng số học sinh giỏi cấp huyện/tỉnh (nếu có)

10

10

4

13

12

Chưa thi

9

Tổng số học sinh giỏi quốc gia (nếu có)

0

0

0

02

01

Chưa thi

10

Tổng số học sinh thuộc đối tượng chính sách

4

5

5

9

7

14

– Nữ

2

3

4

4

3

7

– Dân tộc thiểu số

0

0

0

1

1

1

11

Tổng số HS có hoàn cảnh đặc biệt

6

5

4

1

1

2

– Nữ

3

2

2

1

0

0

– Dân tộc thiểu số

1

1

1

0

0

0

b. Kết quả giáo dục

Số liệu

Năm học 2017-2018

Năm học 2018-2019

Năm học 2019-2020

Năm học 2020-2021

Năm học 2021-2022

Ghi chú

Tỉ lệ học sinh xếp loại học lực giỏi

5,08%

5,8%

11,28%

10,02%

10,05

Tỉ lệ học sinh xếp loại học lực khá

39,83%

39,05%

46,12%

39,86%

40,89

Tỉ lệ học sinh xếp loại học lực trung bình

54,52%

54,09%

41,35%

50,12%

47,66

Tỉ lệ học sinh xếp loại học lực yếu, kém

0,56%

1,06%

1,25%

0

1,4

Tỉ lệ học sinh xếp loại hạnh kiểm tốt

81,64%

87,34%

84,46%

88,81%

87,62

Tỉ lệ học sinh xếp loại hạnh kiểm khá

18,36%

12,66%

14,54%

10,49%

11,92

Tỉ lệ học sinh xếp loại hạnh kiểm trung bình

0

0

1%

0,7%

0,47

Phần II

TỰ ĐÁNH GIÁ

A. ĐẶT VẤN ĐỀ

1. Tình hình chung của nhà trường.

Trường THCS Bắc Lệnh tiền thân là trường liên cấp I+II thị xã Cam Đường, tỉnh Lào Cai, trường được thành lập tháng 8 năm 1963. Tháng 8/1984 căn cứ Luật giáo dục trường được tách cấp học tiểu học ra thành trường cấp 2 Bắc Lệnh. Đến tháng 8/1996 trường đổi tên thành trường THCS Bắc Lệnh. Hiện tại trường THCS Bắc Lệnh thuộc tổ 1, phường Bắc Lệnh, thành phố Lào Cai, gồm 14 tổ dân phố, có 40% dân số làm nghề nông, còn lại là tiểu thương buôn bán nhỏ, công chức, viên chức nhà nước. Văn hóa, giáo dục ở địa phương được quan tâm và phát triển tốt. Mặt bằng dân chí tương đối cao, 100% các gia đình quan tâm đến việc học tập của con em.

Nhà trường có diện tích khuôn viên là 6873,7 m2 đạt bình quân 16.97m2/HS, với 11 phòng học/11 lớp, các phòng chức năng khác đủ đáp ứng được yêu cầu cơ bản của việc nâng cao chất lượng giáo dục và đổi mới giáo dục theo chương trình GDPT 2018.

Trong những năm gần đây nhà trường tiếp tục triển khai và thực hiện tốt các văn bản chỉ đạo của UBND thành phố về việc thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 về đổi với căn bản toàn diện GD&ĐT. Nhà trường đã xây dựng được một tập thể giáo viên đoàn kết, nhất trí, vững vàng về chuyên môn, giỏi về nghiệp vụ; không ngừng khẳng định được uy tín, chất lượng HS thông qua các cuộc thi, kỳ thi.

Năm học 2022 – 2023 trường có 11 lớp/405 HS. Tổng số CBGV, NV trong nhà trường 32 đồng chí, trong đó CBQL: 02; nhân viên: 07; giáo viên trực tiếp giảng dạy: 23; giáo viên có trình độ đạt chuẩn 100% trong đó có 01 giáo viên đang theo học nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ (thạc sỹ toán), 100% giáo viên ứng dụng CNTT vào giảng dạy có hiệu quả. HS của nhà trường luôn thực hiện tốt nội quy, quy định của trường, lớp. Tích cực tham gia vào các hoạt động giáo dục kĩ năng sống, các hoạt động TDTT, các hoạt động ngoại khoá khác, tích cực tham gia các cuộc thi, giao lưu do các cấp tổ chức.       

2. Mục đích tự đánh giá.

Kiểm định chất lượng giáo dục nhằm giúp nhà trường xác định mức độ đáp ứng mục tiêu giáo dục trong từng giai đoạn, để xây dựng kế hoạch cải tiến chất lượng giáo dục, nâng cao chất lượng các hoạt động giáo dục; thông báo công khai với các cơ quan quản lý Nhà nước và xã hội về thực trạng chất lượng của cơ sở giáo dục. Kiểm định chất lượng là một việc làm có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với mỗi nhà trường nhằm khẳng định và nâng cao chất lượng giáo dục góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục chung. Để nâng cao hiệu quả, chất lượng giáo dục, đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của xã hội, vì vậy trường THCS Bắc Lệnh đã tiến hành TĐG chất lượng theo các tiêu chuẩn quy định kèm theo Thông tư số 18/2018/TT-BGDĐT ngày 22/8/2018 của Bộ trưởng BGD&ĐT. Thông qua việc TĐG, mỗi CBQL, GV nhân viên nhận thức được rằng công tác TĐG kiểm định chất lượng vừa là thực hiện quy định của ngành Giáo dục vừa giúp cho cơ sở giáo dục xác định được mức độ đáp ứng mục tiêu giáo dục trong từng giai đoạn để xây dựng kế hoạch cải tiến nâng cao chất lượng giáo dục đáp ứng theo yêu cầu của xã hội.

3. Tóm tắt quá trình và những vấn đề nổi bật trong hoạt động tự đánh giá

Để công tác đánh giá đảm bảo đúng quy trình và có hiệu quả nhà trường đã xây dựng kế hoạch, triển khai công tác TĐG đến toàn thể CBGV, NV và huy động toàn bộ CBGV, NV tham gia TĐG. Nội dung đánh giá gồm 5 tiêu chuẩn, mỗi nhóm chịu trách nhiệm đánh giá một tiêu chuẩn. Nhóm trưởng chịu trách nhiệm phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm, thư kí và các uỷ viên hoàn thiện báo cáo của nhóm. Quá trình TĐG của nhà trường được thực hiện theo công văn số 5932/BGDĐT-QLCL ngày 28/12/2018 của BGD&ĐT gồm 7 bước như sau:

Bước 1. Thành lập Hội đồng TĐG

Bước 2.  Lập kế hoạch TĐG

Bước 3. Thu thập, xử lí và phân tích các minh chứng

Bước 4. Đánh giá mức độ đạt được theo từng tiêu chí

Bước 5. Viết báo cáo TĐG

Bước 6. Công bố báo cáo TĐG

Bước 7. Triển khai các hoạt động sau báo cáo TĐG

Các bước trên được thực hiện đúng hướng dẫn và đảm bảo tính dân chủ, công khai, khoa học. Hội đồng TĐG thường xuyên kiểm tra đôn đốc các nhóm thực hiện nhiệm vụ.

Để báo cáo TĐG đảm bảo tính chính xác, trung thực, khách quan, Hội đồng TĐG đã tiến hành đánh giá bằng nhiều phương pháp khác nhau, trong đó đặc biệt vận dụng chủ yếu phương pháp khảo sát thực tế tất cả các hoạt động của nhà trường liên quan đến nội dung của bộ tiêu chí, thông tin, minh chứng, so sánh, đối chiếu và phân tích các dữ liệu có liên quan. Trong quá trình TĐG, nhà trường đã sử dụng các công cụ đánh giá đảm bảo tính pháp lý như: Thông tư 18/2018/TT-BGD&ĐT ngày 22/8/2018 của Bộ trưởng BGD&ĐT, ban hành quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học; công văn số 5932/BGDĐT-QLCL ngày 28/12/2018 của BGD&ĐT về việc hướng dẫn TĐG và đánh giá ngoài cơ sở giáo dục phổ thông.

Qua quá trình tiến hành thu thập thông tin, minh chứng, mô tả, phân tích, đánh giá hiện trạng của nhà trường theo nội hàm từng chỉ báo của tiêu chí, thấy được những điểm mạnh, điểm yếu nổi bật của nhà trường trong việc đáp ứng các yêu cầu và điều kiện của từng chỉ báo trong mỗi tiêu chí, từ đó có kế hoạch cụ thể và thực tế mang tính khả thi cho việc cải tiến chất lượng giáo dục trong từng thời điểm và xây dựng kế hoạch chiến lược phát triển lâu dài, nâng cao chất lượng giáo dục. Đề xuất được những biện pháp cụ thể cho việc thực hiện từng bước cải tiến, nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường, đồng thời kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền, cung cấp các biện pháp hỗ trợ để nhà trường không ngừng mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả các hoạt động giáo dục.

Sau đây là phần mô tả chi tiết kết quả TĐG của nhà trường theo từng tiêu chuẩn, tiêu chí.

B.  TỰ ĐÁNH GIÁ

I. TỰ ĐÁNH GIÁ TIÊU CHÍ MỨC 1, 2 VÀ 3

Tiêu chuẩn 1: Tổ chức quản lí và nhà trường

Mở đầu.

Trường THCS Bắc Lệnh đã xây dựng kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường giai đoạn 2015 – 2020, giai đoạn 2020 – 2025 được PGD&ĐT phê duyệt. Nhà trường có Chi bộ Đảng độc lập, hằng năm các đồng chí đảng viên đều được đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên; có Hội đồng trường và Hội đồng Thi đua khen thưởng hoạt động đúng quy định. Công đoàn nhà trường nhiều năm được công nhận đạt danh hiệu Công đoàn vững mạnh cấp thành phố. Các tổ Chuyên môn, tổ Văn phòng được thành lập theo quy định và hoạt động có hiệu quả. Hằng năm, nhà trường phân công nhiệm vụ cho CBQL, GV nhân viên phù hợp với trình độ, năng lực của từng người nên đã phát huy được sức mạnh của đội ngũ. Các tổ trưởng tổ Chuyên môn có trình độ đạt chuẩn, là cốt cán chuyên môn, có kinh nghiệm trong giảng dạy và quản lý, điều hành. Hằng năm, các tổ Chuyên môn đều được lãnh đạo nhà trường đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên. Tập thể sư phạm nhà trường thực hiện hiệu quả các phong trào thi đua; chấp hành nghiêm chỉnh chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, quy định của địa phương và sự chỉ đạo của cơ quan quản lý giáo dục các cấp. Quản lý hiệu quả các hoạt động giáo dục, tài sản, tài chính, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn trong trường học.

Tiêu chí 1.1: Phương hướng, chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường

Mức 1: 

a) Phương hướng, chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường phù hợp với mục tiêu giáo dục được quy định tại Luật giáo dục, định hướng phát triển kinh tế – xã hội của địa phương theo từng giai đoạn và các nguồn lực của nhà trường;

b) Phương hướng, chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường được xây dựng bằng văn bản và được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

c) Phương hướng, chiến lược xậy dựng và phát triển được công khai trên trang web nhà trường, được niêm yết tại nhà trường.

Mức 2:

Nhà trường đã đề ra nhiều giải pháp giám sát việc thực hiện phương hướng, chiến lược xây dựng và phát triển.

Mức 3:

Định kỳ rà soát, bổ sung, điều chỉnh phương hướng, chiến lược xây dựng và phát triển. Tổ chức xây dựng phương hướng, chiến lược xây dựng và phát triển có sự tham gia của các thành viên trong Hội đồng trường, CBQL, GV, NV, cha mẹ HS và cộng đồng.

1. Mô tả hiện trạng

Mức 1:                              

Nhà trường xây dựng kế hoạch chiến lược giai đoạn 2015 – 2020 số 16/KH-THCSBL ngày 25/9/2015; kế hoạch chiến lược giai đoạn 2020–2025 số 26/KH-THCSBL ngày 20/9/2020 phù hợp với mục tiêu của ngành giáo dục thành phố Lào Cai và mục tiêu được quy định tại Điều 27 Văn bản hợp nhất Luật Giáo dục số 07/VBHN-VPQH ngày 31/12/2015, Điều 2 và Điều 4 Luật Giáo dục số 43/2019/QH14 ngày 14/6/2019 là phát triển toàn diện con người Việt Nam có đạo đức, tri thức, văn hóa, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp; có phẩm chất, năng lực và ý thức công dân; có lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; phát huy tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế; củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục tiểu học; có học vấn phổ thông ở trình độ THCS và những hiểu biết ban đầu về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học lên THPT, đi học nghề. Kế hoạch chiến lược giai đoạn 2020-2025 được xây dựng phù hợp với đặc điểm, tình hình của phường Bắc Lệnh theo Nghị quyết số 01-NQ/ĐH ngày 02/06/2020 của Đảng bộ phường Bắc Lệnh, nhà trường đã xây dựng và duy trì chất lượng trường chuẩn quốc gia, quan tâm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, tổ chức dạy học ngoại ngữ, tin học cho 100% học sinh. Kế hoạch chiến lược giai đoạn 2020-2025, của nhà trường đã khái quát được đặc điểm tình hình, những thuận lợi, khó khăn; xác định được sứ mệnh và tầm nhìn chiến lược trong cả giai đoạn; đặc biệt nội dung kế hoạch chiến lược phù hợp với mục tiêu giáo dục của phường Bắc Lệnh; theo Kế hoạch chiến lược giai đoạn 2020-2025 số 26/KH-THCSBL ngày 17/9/2020 của trường THCS Bắc Lệnh nhà trường duy trì và xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia mức độ 2 và kiểm định chất lượng mức độ 3, duy trì phổ cập giáo dục THCS mức độ 3, tỷ lệ tốt nghiệp THCS đạt từ 98,0% trở lên, hằng năm tỉ lệ phân luồng sau THCS đạt 100%. Phương hướng chiến lược phù hợp với các nguồn lực hiện có của nhà trường về đội ngũ CBQL, GV nhân viên đủ về số lượng và vị trí việc làm, hằng năm nhà trường có GV tham gia cốt cán cấp tỉnh và cốt cán cấp thành phố; về tài chính, CSVC, trang thiết bị đáp ứng các hoạt động giáo dục của nhà trường [H1-1.1-01]; [H1-1.1-02]; [H1-1.1-03]; [H1-1.1-04].

Kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường giai đoạn 2015 – 2020 số 16/KH-THCSBL ngày 25/9/2015 và kế hoạch chiến lược giai đoạn 2020–2025 số 26/KH-THCSBL ngày 17/9/2020 của trường THCS Bắc Lệnh được PGD&ĐT thành phố Lào Cai phê duyệt.

Kế hoạch phát triển chiến lược giáo dục nhà trường đã được thông báo công khai tới toàn thể CBQL, GV nhân viên, HS và phụ huynh học sinh trên trang website của nhà trường địa chỉ http://thcsbaclenh.pgdlc.edu.vn; được niêm yết thông báo dưới dạng Pano – Áp phích tại nhà trường [H1-1.1- 05].

Mức 2:

Nhà trường đã có các giải pháp giám sát việc thực hiện phương hướng, chiến lược xây dựng và phát triển thông qua Hội đồng trường, Hội đồng sư phạm, Ban đại diện Cha mẹ học sinh; để khích lệ và đề cao vai trò giám sát của các thành viên hằng năm nhà trường thông qua việc kiện toàn cơ cấu tổ chức, phân công bố trí lao động hợp lý, phát huy năng lực, sở trường của từng thành viên, quan tâm khích lệ và đề cao vai trò giám sát của các thành viên trong nhà trường như: HS tự đánh giá, giám sát việc học và kết quả học tập; giáo viên tự giám sát chất lượng dạy học thông qua việc đối sánh kết quả thực hiện hàng kỳ, hàng năm. CBQL, GVNV, Cha mẹ học sinh được tham gia đánh giá việc thực hiện kế hoạch chiến lược của nhà trường trong từng học kỳ, từng năm học và từng giai đoạn [H1-1.1-08].

Mức 3:

Hằng năm, tùy theo tình hình thực tế của nhà trường và điều kiện kinh tế – xã hội của địa phương nhà trường tổ chức rà soát để bổ sung, điều chỉnh phương hướng, chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường; việc rà soát có sự tham gia của các thành viên trong Hội đồng trường, CBGVNV và Cha mẹ học sinh [H1-1.1-06]; [H1-1.1-08]. Tuy nhiên, trong quá trình lấy ý kiến đóng góp để điều chỉnh bổ sung phương hướng chiến lược, việc tham gia đóng góp ý kiến của GV nhân viên và đặc biệt là chưa huy động được nhiều ý kiến đóng góp của Cha mẹ học sinh.

2. Điểm mạnh

Nhà trường đã xây dựng được kế hoạch chiến lược phát triển phù hợp với Luật giáo dục, định hướng phát triển kinh tế – xã hội của phường Bắc Lệnh giai đoạn 2015 – 2020, giai đoạn 2020 – 2025 và điều kiện về các nguồn lực thực tế của nhà trường, các yêu cầu về đổi mới giáo dục theo từng năm học, từng giai đoạn. Kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường các giai đoạn được lãnh đạo phòng GD&ĐT thành phố Lào Cai phê duyệt và được công khai trên http://thcsbaclenh.pgdlc.edu.vn. Định kỳ hằng năm, các thành viên trong Hội đồng trường, CBQL, GV nhân viên và Cha mẹ học sinh đều được tham gia đóng góp ý kiến điều chỉnh, bổ sung kế hoạch chiến lược và được giám sát việc triển khai, thực hiện kế hoạch chiến lược của nhà trường đảm bảo các mục tiêu, chỉ tiêu và phương châm, chương trình hành động từng giai đoạn.

3. Điểm yếu

Việc tham gia đóng góp ý kiến xây dựng kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường của Cha mẹ học sinh và cộng đồng còn ít.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Năm 2022 và những năm tiếp theo nhà trường tiếp tục làm tốt việc rà soát điều chỉnh, bổ sung kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường (nếu có), đồng thời tăng cường phổ biến và lấy ý kiến góp ý rộng rãi về chiến lược phát triển. Trong quá trình thực hiện chiến lược phát triển, nhà trường sẽ tổ chức sơ kết theo định kỳ, rút ra những ưu điểm và hạn chế trên cơ sở các ý kiến góp ý để bổ sung và điều chỉnh nhằm thực hiện hiệu quả các mục tiêu đã đề ra trong chiến lược phát triển. Tăng cường chỉ đạo và rà soát kế hoạch chiến lực phù hợp với mục tiêu và định hướng phát triển nhà trường.

Tổ chức Hội thảo về phương hướng chiến lược xây dựng và phát triển của nhà trường với sự tham gia nhiều hơn nữa của cha mẹ học sinh, chính quyền địa phương, các ban ngành đoàn thể của phường Bắc Lệnh.

5. Tự đánh giá: Đạt mức 3

Tiêu chí 1.2: Hội đồng trường và các Hội đồng khác

Mức 1:

a) Được thành lập theo quy định;

b) Thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định;

c) Các hoạt động được định kỳ rà soát, đánh giá.

Mức 2:

Hoạt động có hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.

1. Mô tả hiện trạng

Mức 1:

Hội đồng trường được thành lập theo Quyết định số 142/QĐ-PGD&ĐT ngày 30/10/2017 của phòng GD&ĐT thành phố Lào Cai về việc thành lập Hội đồng trường tại các trường mầm non, phổ thông thành phố Lào Cai nhiệm kỳ 2017-2022; Quyết định số 5426/QĐ-UBND ngày 10/12/2020 của UBND thành phố Lào Cai về việc thành lập Hội đồng trường phổ thông công lập nhiệm kỳ 2020-2025 và được kiện toàn theo Quyết định số 4999/QĐ-UBND ngày 26/9/2022 của UBND thành phố Lào Cai về việc Kiện toàn hội đồng trường mầm non, phổ thông năm học 2022-2023; thành phần trong Hội đồng trường được thành lập theo đúng quy định tại Điều 20 Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011 và Điều 10 Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT ngày 15/9/2020 Thông tư ban hành Điều lệ trường THCS, THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học (sau đây gọi tắt là Điều lệ trường trung học) gồm: 01 Bí thư cấp ủy, hiệu trưởng; 01 chủ tịch Công đoàn; 01 bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; 03 tổ chuyên môn, 01 tổ văn phòng; 01 chính quyền địa phương, 01 Ban đại diện Cha mẹ học sinh và 01 đại diện HS trong đó Chủ tịch Hội đồng trường là Bí thư, hiệu trưởng được Chủ tịch UBND thành phố ra Quyết định số 5575/QĐ-UBND ngày 23/12/2020 của UBND thành phố Lào Cai, công nhận Chủ tịch Hội đồng trường phổ thông công lập nhiệm kỳ 2020-2025; Quyết định số 4999/QĐ-UBND ngày 26/9/2022 của UBND thành phố Lào Cai về việc kiện toàn hội đồng trường mầm non, phổ thông năm học 2022-2023 [H2-1.2- 01]. Trong các năm học nhà trường có Hội đồng thi đua do Hiệu trưởng nhà trường ra quyết định thành lập, các thành viên trong Hội đồng thi đua khen thưởng gồm: Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, Chủ tịch Công đoàn, Bí thư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Tổng phụ trách Đội TNTP Hồ Chí Minh, Tổ trưởng tổ Chuyên môn, Tổ trưởng tổ Văn phòng, các GV chủ nhiệm [H2-1.2- 03]. Trong 5 năm gần đây nhà trường không thành lập Hội đồng kỉ luật do không có CBQL, GV nhân viên, HS nào vi phạm bị kỉ luật. Để các hoạt động của nhà trường được thực hiện dân chủ, đúng theo quy định, hàng năm hiệu trưởng nhà trường thành lập các Hội đồng tư vấn giúp việc cho Hiệu trưởng về nâng cao chất lượng các hoạt động giáo dục, công tác xã hội hóa, cảnh quan trường lớp và các hoạt động khác theo hướng dẫn tại Điều lệ trường trung học [H2-1.2- 02].

Hội đồng trường thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn theo đúng quy định tại Điều 20 Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011 và tại Điều 10 – Điều lệ trường trung học. Hội đồng trường họp định kì 3 lần/năm học không kể cuộc họp bất thường để Quyết nghị các mục tiêu, chiến lược và phương hướng phát triển của nhà trường; thống nhất các chỉ tiêu nhiệm vụ đề ra cho các năm học; Quyết nghị về quy chế hoặc sửa đổi, bổ sung quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; Quyết nghị về chủ trương sử dụng tài chính, tài sản của nhà trường, giám sát việc thực hiện các quyết nghị của Hội đồng trường, việc thực hiện quy chế dân chủ và giám sát các hoạt động của nhà trường [H2-1.2- 01]. Hội đồng Thi đua khen thưởng thực hiện theo quy định tại khoản 4, Điều 12 Thông tư 22/2018/TT-BGDĐT ngày 28/8/2018 của BGD&ĐT. Cụ thể: Hội đồng Thi đua, khen thưởng tham mưu giúp việc cho Hiệu trưởng về công tác thi đua, khen thưởng; tham mưu xây dựng tiêu chí, tiêu chuẩn danh hiệu thi đua, khen thưởng và các hình thức khen thưởng phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của đơn vị; tổ chức các phong trào thi đua, trình cấp có thẩm quyền khen thưởng đối với CBQL, GV nhân viên, HS trong nhà trường. Hội đồng thi đua khen thưởng thực hiện bình xét, đánh giá trong năm [H2-1.2- 03]. Các Hội đồng tư vấn có trách nhiệm tư vấn cho Hiệu trưởng các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục, công tác xã hội hóa, cảnh quan trường lớp và các hoạt động khác [H2-1.2- 02].

Trong các năm học Hội đồng trường đều tiến hành rà soát, đánh giá, điều chỉnh, bổ sung mục tiêu, kế hoạch cho phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường [H2-1.2-04]; sau mỗi phong trào thi đua, Hội đồng thi đua khen thưởng đều có sự đánh giá kết quả, tồn tại hạn chế để điều chỉnh rút kinh nghiệm; hàng năm [H2-1.2- 03], Hội đồng tư vấn được định kì rà soát, đánh giá [H2-1.2-02 ]. Các hội đồng trong nhà trường cuối kì, cuối năm học đều tổ chức sơ kết, tổng kết để đánh giá kết quả, rút ra bài học kinh nghiệm và đề ra phương hướng nhiệm vụ cho thời gian tiếp theo [H2-1.2-05].

        Mức 2:                                                              

Hội đồng trường đã đưa ra các Quyết nghị đúng đắn về mục tiêu, chiến lược, các dự án, kế hoạch, phương hướng phát triển của nhà trường; Quyết nghị về chủ trương sử dụng tài chính, tài sản của nhà trường; giám sát việc thực hiện các Quyết nghị của Hội đồng trường; giám sát việc thực hiện quy chế dân chủ và giám sát các hoạt động của nhà trường góp phần nâng cao chất lượng giáo dục [H2-1.2- 01]. Hội đồng thi đua khen thưởng thực hiện công tác tham mưu cho Hiệu trưởng triển khai công tác thi đua, khen thưởng và phát động các phong trào thi đua theo thẩm quyền; kiến nghị, đề xuất các chủ trương, biện pháp đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước trong từng năm và từng giai đoạn, báo cáo cấp có thẩm quyền; tham mưu cho Thủ trưởng đơn vị quyết định tặng các danh hiệu thi đua và các hình thức khen thưởng theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền khen thưởng theo quy định [H2-1.2- 03]. Các Hội đồng đã thực hiện tốt công tác tư vấn cho Hiệu trưởng các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục trong nhà trường công tác xã hội hóa, cảnh quan trường lớp và các hoạt động khác [H2-1.2- 02]. Tuy nhiên một số thành viên trong Hội đồng tư vấn đôi khi còn chưa tham mưu chưa kịp thời cho lãnh đạo nhà trường trong một số hoạt động như: Công tác xây dựng cảnh quan trường lớp, phân luồng.

2. Điểm mạnh

Hàng năm các hội đồng gồm Hội đồng trường, Hội đồng thi đua khen thưởng của nhà trường được thành lập và kiện toàn đúng theo đúng theo Điều lệ trường trung học.

Hội đồng trường, Hội đồng thi đua khen thưởng và các hội đồng khác thực hiện đúng chức năng nhiệm vụ theo quy định: Hội đồng trường Quyết nghị về mục tiêu, chiến lược, kế hoạch phát triển của nhà trường trong từng giai đoạn, từng năm học; Quyết nghị về quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường; chủ trương sử dụng tài chính, tài sản, đất đai của nhà trường để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Đồng thời xây dựng kế hoạch thực hiện từng nhiệm vụ trong năm học, chủ động giám sát việc thực hiện các nghị quyết, thực hiện quy chế dân chủ trong nhà trường. Hội đồng thi đua, khen thưởng nhà trường thực hiện tốt các phong trào thi đua chào mừng các ngày lễ lớn trong năm học; tham mưu cho Hiệu trưởng triển khai kịp thời công tác thi đua, khen thưởng trong các đợt thi đua của nhà trường. Hội đồng tư vấn đã thường xuyên tư vấn cho Hiệu trưởng về phương hướng hoạt động của nhà trường đạt hiệu quả.

Các hoạt động của các Hội đồng được định kì rà soát; cuối kì, cuối năm học đều tổ chức sơ kết, tổng kết để đánh giá kết quả, rút ra bài học kinh nghiệm và đề ra phương hướng nhiệm vụ cho thời gian tiếp theo.

Trong quá trình hoạt động, các hội đồng trong nhà trường hoạt động hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường.

3. Điểm yếu.

Một số thành viên trong Hội đồng tư vấn đôi khi còn chưa tham mưu chưa kịp thời cho lãnh đạo nhà trường trong một số hoạt động công tác xây dựng cảnh quan trường lớp, phân luồng.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng.

Năm học 2022 – 2023 và các năm học tiếp theo nhà trường tiếp tục phát huy các điểm mạnh đã đạt được và tiếp tục nâng cao hiệu quả, vai trò, chức năng của Hội đồng trường, Hội đồng thi đua khen thưởng và các Hội đồng khác.

Xây dựng kế hoạch hoạt động của Hội đồng trường theo từng năm học bám sát tình hình thực tế, nâng cao hiệu quả giám sát việc thực hiện các Nghị quyết của Hội đồng theo đúng quy định. Hằng năm, duy trì cơ cấu, bộ máy tổ chức Hội đồng trường theo quy định. Đổi mới hình thức thi đua khen thưởng để động viên, khích lệ được kịp thời đối với các thành viên trong các hội đồng.

Phát huy hiệu quả vai trò của người đứng đầu trong chỉ đạo và tổ chức các hoạt động giáo dục của Hội đồng tư vấn qua đó phát huy sự sáng tạo, chủ động đến các thành viên khi thực nhiệm vụ được giao.

5. Tự đánh giá: Đạt mức 2

Tiêu chí 1.3: Tổ chức Đảng Cộng Sản Việt Nam, các đoàn thể và các tổ chức khác trong nhà trường.

Mức 1:

a) Các đoàn thể và tổ chức khác trong nhà trường có cơ cấu tổ chức theo quy định;

b) Hoạt động theo quy định;

c) Hằng năm các hoạt động được rà soát, đánh giá.

Mức 2:

a) Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam có cơ cấu tổ chức và hoạt động theo quy định; trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá, có ít nhất 01 năm hoàn thành tốt nhiệm vụ, các năm còn lại hoàn thành nhiệm vụ trở lên;

b) Các đoàn thể, tổ chức khác có đóng góp tích cực trong hoạt động của nhà trường.

Mức 3:

a) Trong 5 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá, tổ chức Đảng cộng sản Việt Nam có ít nhất 2 năm hoàn thành tốt nhiệm vụ, các năm còn lại hoàn thành nhiệm vụ trở lên;

b) Các đoàn thể, tổ chức khác có đóng góp hiệu quả trong hoạt động của nhà trường và cộng đồng.

1. Mô tả hiện trạng

Mức 1:

Nhà trường có các tổ chức Công đoàn, Đoàn thanh niên cộng sản (TNCS) Hồ Chí Minh và Đội thiếu niên tiền phong (TNTP) Hồ Chí Minh. Tổ chức Công đoàn gồm 28 đoàn viên, hoạt động theo quy định của Luật Công đoàn số 12/2012/QH13. Ban chấp hành Công đoàn nhiệm kì 2017 – 2022 gồm 03 đồng chí, trong đó có 01 Chủ tịch, 01 Phó chủ tịch, 01 uỷ viên được thành lập theo Quyết định số 189/QĐ-LĐLĐ ngày 07/11/2017 của Liên đoàn lao động thành phố Lào Cai và công nhận kết quả kiện toàn Ủy viên Ban chấp hành và chức danh Chủ tịch Công đoàn cơ sở trường THCS Bắc Lệnh nhiệm kỳ 2017-2022 theo Quyết định số 72/QĐ-LĐLĐ ngày 18/9/2019 của Liên đoàn lao động thành phố Lào Cai [H3-1.3-01]. Tổ chức đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Ban chấp hành Chi đoàn có 01 bí thư, 01 phó bí thư và 01 ủy viên. Hằng năm Ban chấp hành đoàn trường được Ban thường vụ Đoàn phường Bắc Lệnh ra Quyết định chuẩn y và công nhận; gần nhất là Quyết định chuẩn y số 02-QĐ/ĐTN ngày 23/9/2022 BCH đoàn phường Bắc Lệnh. Tổ chức Đội TNTP Hồ Chí Minh gồm 01 Liên đội trưởng, 02 liên đội phó và 05 ủy viên nhiệm vụ là tổ chức kiểm soát các hoạt động của Liên đội. Ban chỉ huy Liên đội được kiện toàn hằng năm vào đầu năm học [H3-1.3-09]; [H3-1.3-11]. Chi hội Chữ thập đỏ trong nhà trường tổ chức các hoạt động theo đúng quy định, dưới sự chỉ đạo hướng dẫn trực tiếp của Hội chữ thập đỏ phường Bắc Lệnh. Sau mỗi học kỳ và cuối năm học, các tổ chức đoàn thể đều tổ chức rà soát, đánh giá chỉ rõ được những ưu điểm, tồn tại và đưa ra được các giải pháp phát huy những mặt mạnh, khắc phục những hạn chế. Việc đánh giá, xếp loại tại mỗi tổ chức, đoàn thể đảm bảo tính chính xác, công bằng; hằng năm có báo cáo tổng kết [H3-1.3-14]

Hằng năm, các tổ chức Công đoàn, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Đội TNTP Hồ Chí Minh hoạt động theo đúng Điều lệ của tổ chức. Cụ thể: Công đoàn xây dựng kế hoạch hoạt động tập trung vào các nội dung như chăm lo đời sống; đại diện bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đội ngũ nhà giáo, người lao động; tham gia quản lý, xây dựng mối quan hệ hài hòa ổn định; tuyên truyền, vận động đội ngũ nhà giáo, người lao động thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Nghị quyết, chủ trương công tác Công đoàn; phát triển đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục; tổ chức các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động mang tính xã hội rộng lớn trong đội ngũ cán bộ, nhà giáo, người lao động. Đổi mới nội dung, phương pháp hoạt động Công đoàn. Nâng cao chất lượng đội ngũ và hiệu quả hoạt động của Công đoàn cơ sở; xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh; tham gia xây dựng Đảng trong sạch, hoàn thành tốt nhiệm vụ. Tổ chức Công đoàn được hoạt động theo Điều 13, 14, 15 Điều lệ Công đoàn Việt Nam khóa XII được ban hành theo Quyết định số 174/QĐ-TLĐ ngày 03/02/2020 [H3-1.3-02]. Công đoàn trường tổ chức họp 1 lần/ quý [H3-1.3-03]. Đoàn TNCS Hồ Chí Minh xây dựng kế hoạch, chương trình hoạt động nhằm tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức, trách nhiệm, lý tưởng của đoàn viên, tích cực rèn luyện phẩm chất, năng lực đáp ứng các yêu cầu đổi mới; bồi dưỡng, giới thiệu đoàn viên ưu tú cho Đảng xem xét kết nạp; đẩy mạnh các hoạt động chăm sóc, giáo dục thanh thiếu niên [H3-1.3-12]. Hằng năm, Đội TNTP Hồ Chí Minh tổ chức xây dựng chương trình hoạt động tập trung vào các nội dung: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chỉ huy đội; nâng cao chất lượng đội viên; đổi mới nội dung, phương pháp hoạt động của thiếu niên theo hướng đáp ứng nhu cầu học tập, tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất. Tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lớp, giáo dục kỹ năng sống, các hoạt động trải nghiệm [H3-1.3-10].

Hằng năm, cuối học kỳ và cuối năm học, các tổ chức đoàn thể đều tổ chức rà soát, đánh giá, chỉ rõ được những ưu điểm, tồn tại và đưa ra được các giải pháp phát huy những mặt mạnh, khắc phục những tồn tại, hạn chế. Việc đánh giá, xếp loại tại mỗi tổ chức, đoàn thể đảm bảo tính chính xác, công bằng, khách quan, vô tư [H3-1.3-04]; [H3-1.3-13].

Mức 2:

Chi bộ trường THCS Bắc Lệnh là chi bộ độc lập thuộc Đảng bộ phường Bắc Lệnh. Tổng số đảng viên trong chi bộ là 17 đồng chí (trong đó:  đảng viên chính thức; 01 đảng viên dự bị). Trong các nhiệm kỳ từ năm 2017 – 2022 Chi bộ có Ban chi ủy gồm 01 Bí thư, 01 phó Bí thư, 01 Chi ủy viên theo các Quyết định chuẩn y của Đảng ủy phường Bắc Lệnh. Gần nhất là nhiệm kì 2022 – 2025 Ban chi ủy gồm đồng chí Vũ Thị Mỹ An – Bí thư chi bộ, Hiệu trưởng; đồng chí Đỗ Thị Thanh Thủy – Phó bí thư chi bộ, phó hiệu trưởng; đồng chí Nguyễn Thị Bông – Chi ủy viên, giáo viên theo Quyết định chuẩn y kết quả bầu Ban chi ủy số 54-QĐ/ĐU ngày 22/8/2022 của Đảng ủy phường Bắc Lệnh [H3-1.3-05]. Chi bộ Đảng hoạt động đúng chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam; thực hiện sinh hoạt thường kỳ 01 lần/tháng và tổ chức sinh hoạt 01 chuyên đề/quý với các nội dung sinh hoạt thiết thực. Cụ thể như: đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; về các giải pháp nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, năng lực công tác của đội ngũ cán bộ, đảng viên; về triển khai thực hiện các Chỉ thị, Nghị quyết, Quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước liên quan trực tiếp đến sự lãnh đạo, chỉ đạo của chi bộ; về các giải pháp phòng, chống, khắc phục, sửa chữa các biểu hiện suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong chi bộ; về việc nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác chuyên môn tại nhà trường… Từ năm 2017 đến năm 2021 Chi bộ đều được đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên [H3-1.3-06]; [H3-1.3-07].

Công đoàn, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Đội TNTP HCM có nhiều đóng góp tích cực vào các hoạt động của nhà trường. Hằng năm Công đoàn thực hiện tốt việc chăm lo và bảo vệ các quyền lợi chính đáng cho CBVC, người lao động trong nhà trường. Tổ chức được nhiều các hoạt động phong trào có hiệu quả như: Hoạt động chào mừng 20/10, hoạt động chào mừng 8/3, hoạt động thăm hỏi động viên CBGV, NV [H3-1.3-03]. Đoàn thanh niên tích cực tổ chức các hoạt động như: phát hiện, bồi dưỡng đoàn viên ưu tú cho Đảng; tham gia các hoạt động văn nghệ, thể thao, các cuộc thi của phường, thành phố và của ngành giáo dục [H3-1.3-12], tuy nhiên nội dung hoạt động của Đoàn thanh niên chưa phong phú và đa dạng. Hoạt động Đội TNTP Hồ Chí Minh duy trì tốt các nền nếp của nhà trường, làm phong phú các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, giáo dục đạo đức lối sống, kỹ năng sống, làm tốt công tác tuyên truyền trong HS, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chỉ đạo công tác Đội trong nhà trường có hiệu quả [H3-1.3-10].

Mức 3:

Trong 05 năm liên tiếp từ năm 2017 đến năm 2021 chi bộ trường THCS Bắc Lệnh được Đảng bộ phường Bắc Lệnh đánh giá, xếp loại từ hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên, đặc biệt năm 2020, 2021 đánh giá, xếp loại hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ [H3-1.3-07].

Các tổ chức, đoàn thể có đóng góp hiệu quả các hoạt động của nhà trường và cộng đồng như: Tổ chức Công đoàn đã phát động và thực hiện phong trào thi đua: Phong trào thi đua “dạy tốt – học tốt”; phong trào “rèn luyện sức khỏe”; phong trào “giỏi việc nước, đảm việc nhà”… Hằng năm, tổ chức Công đoàn đều được đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên; năm học 2017-2018 được BCH Liên đoàn Lao động thành phố Lào Cai tặng Giấy khen theo quyết định số 64/QĐ-LĐLĐ ngày 20/8/2018; năm học 2018-2019 được BCH Liên đoàn Lao động thành phố Lào Cai tặng Giấy khen theo quyết định số 50/QĐ-LĐLĐ ngày 24/7/2019; năm học 2019-2020 được BCH Liên đoàn Lao động tỉnh Lào Cai tặng Bằng khen theo quyết định số 517/QĐ-LĐLĐ ngày 31/7/2020; năm học 2020-2021 được tặng Giấy khen theo Quyết định số 51/QĐ-LĐLĐ ngày 29/6/2021 của Ban thường vụ Liên đoàn lao động TP Lào Cai [H7-1.3-12]. Đoàn TNCS HCM có đóng góp hiệu quả vào các hoạt động của đoàn phường, của nhà trường như tham gia các hoạt động đoàn, hoạt động các Lễ hội, hoạt động thanh niên tình nguyện… góp phần nâng cao hiệu quả các hoạt động của nhà trường và của đoàn phường. Đội thiếu niên hằng năm xây dựng kế hoạch và tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, hoạt động văn nghệ, thể dục, thể thao nhằm giáo dục kỹ năng sống, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho HS của nhà trường [H3-1.3-12].

2. Điểm mạnh

Trường có chi bộ Đảng độc lập và các tổ chức đoàn thể gồm Công đoàn, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Đội Thanh niên Tiền phong Hồ Chí Minh được thành lập và hoạt động theo đúng Điều lệ và hiệu quả có tác động tích cực đến hoạt động giáo dục của nhà trường và cộng đồng. Các tổ chức đều hoàn thành tốt các nhiệm vụ theo lĩnh vực và chức trách nhiệm vụ được giao, kết thúc năm học được các cấp ghi nhận và khen thưởng.

Hằng năm tổ chức Đảng và các đoàn thể trong nhà trường đã thực hiện việc rà soát đánh giá sơ kết, tổng kết, chỉ rõ được những ưu điểm, tồn tại và đưa ra được các giải pháp phát huy những mặt mạnh, khắc phục những yếu kém tồn tại. Việc đánh giá, xếp loại tại mỗi tổ chức, đoàn thể đảm bảo tính chính xác và công bằng, khách quan.

Trong 5 năm liên tiếp từ năm 2017 đến năm 2021 Chi bộ nhà trường luôn được Đảng bộ phường Bắc Lệnh công nhận từ hoàn tốt nhiệm vụ trở lên. Tổ chức Công đoàn hằng năm cũng đều được đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên và được Liên đoàn Lao động thành phố khen thưởng.

Các tổ chức đoàn thể trong nhà trường có những đóng góp tích cực có hiệu quả trong các hoạt động của nhà trường.

3. Điểm yếu

Nội dung hoạt động của tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh còn chưa thật sự phong phú và đa dạng.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Trong năm học 2022 2023 và những năm tiếp theo các tổ chức, đoàn thể trong nhà trường tiếp tục phát huy các điểm mạnh. Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cho các thành viên trong tổ chức, đoàn thể một cách cụ thể.

Phát huy tốt hơn nữa vai trò của tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. Tăng cường công tác phối hợp với Ban chấp hành đoàn phường để nâng cao hiệu quả các hoạt động giáo dục trong nhà trường; xây dựng kế hoạch hoạt động với các nội dung đa dạng, phong phú hơn.

5. Tự đánh giá: Đạt mức 3

Tiêu chí 1.4: Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, tổ chuyên môn và tổ văn phòng.

Mức 1:

a) Có hiệu trưởng, số lượng phó hiệu trưởng theo quy định;

b) Tổ chuyên môn và tổ văn phòng có cơ cấu tổ chức theo quy định;

c) Tổ chuyên môn, tổ văn phòng có kế hoạch hoạt động và thực hiện các nhiệm vụ theo quy định.

Mức 2:

a) Hằng năm tổ chuyên môn đề xuất và thực hiện được ít nhất 01 (một) chuyên đề có tác dụng nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục;

b) Hoạt động của tổ chuyên môn, tổ văn phòng được định kỳ rà soát, đánh giá, điều chỉnh.

Mức 3:

a) Hoạt động của tổ chuyên môn, tổ văn phòng có đóng góp hiệu quả trong việc nâng cao chất lượng các hoạt động trong nhà trường;

b) Tổ chuyên môn thực hiện hiệu quả các chuyên đề chuyên môn góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục.

1. Mô tả hiện trạng

Mức 1:

Năm học 2022-2023 nhà trường có 01 hiệu trưởng và 01 phó hiệu trưởng, đảm bảo đủ theo quy định tại Điều 11 Điều lệ trường trung học; Điều 7 Thông tư số 16/2017/TT-BGD&ĐT ngày 12/7/2017 về việc Hướng dẫn khung vị trí việc làm và định mức số người làm việc trong cơ sở giáo dục phổ thông công lập [H4-1.4-01]. Hiệu trưởng là đồng chí Vũ Thị Mỹ An, được bổ nhiệm theo Quyết định số 3833/QĐ-UBND ngày 27/7/2022 của UBND thành phố Lào Cai, thời hạn bổ nhiệm là 5 năm; đồng chí Đỗ Thị Thanh Thủy phó hiệu trưởng được bổ nhiệm theo Quyết định số 2812/QĐ-UBND ngày 31/7/2019 của UBND thành phố Lào Cai, thời hạn bổ nhiệm 5 năm.

Năm học 2022-2023 nhà trường có 03 tổ Chuyên môn và 01 tổ Văn phòng, căn cứ theo công văn số 340/PGD&ĐT-TCCB ngày 07/9/2020 của PGD&ĐT thành phố về việc bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó chuyên môn năm học 2022-2023; hiệu trưởng ra Quyết định bổ nhiệm số 39/QĐ-THCSBL ngày 12/9/2022 của trường THCS Bắc Lệnh, Tổ KHTN có 10 thành viên gồm: 04 GV Toán – Lí, 02 GV Hóa, 01 GV Sinh, 01 GV Toán; 01 GV Toán Tin, 01 Hiệu phó, CM Sinh. Tổ KHXH có 08 thành viên gồm: 05 GV Văn- Sử, 01 GV Địa, 01 GV GDCD, 01 Hiệu trưởng CM Lịch sử. Tổ BMC có 07 thành viên gồm: 02 GV Tiếng anh, 01 GV Thể chất, 01 GV Âm nhạc, 01 GV Mỹ thuật – kiêm TPTĐ, 01 GV Tin học, 01 GV Công nghệ.  Tổ Văn phòng có 07 thành viên gồm: 01 văn thư, 01 kế toán, 01 Y tế, 01 Thiết bị, 01 Thư viện, 02 hợp đồng bảo vệ. Cơ cấu tổ chức của các tổ Chuyên môn và tổ Văn phòng đảm bảo theo quy định tại Điều 14, Điều 15-Điều lệ trường trung học [H4-1.4-02].

Các tổ Chuyên môn có kế hoạch hoạt động theo từng tuần, tháng và năm học bám sát kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học của nhà trường được hiệu trưởng phê duyệt; tổ chức bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ cho GV, xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường; đề xuất lựa chọn sách giáo khoa, xây dựng các chuyên đề về đổi mới phương pháp dạy học, bồi dưỡng chuyên môn; tham gia đánh giá, xếp loại các thành viên của tổ theo quy định của Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học và các quy định khác hiện hành; giới thiệu tổ trưởng, tổ phó; đề xuất khen thưởng đối với GV. Tổ chuyên môn hoạt động theo nguyên tắc dân chủ, tôn trọng, chia sẻ, học tập, giúp đỡ lẫn nhau giữa các thành viên để phát triển năng lực chuyên môn. Tuy nhiên hình thức sinh hoạt chuyên môn còn chưa được đa dạng [H4-1.4-03]. Tổ văn phòng thực hiện nhiệm vụ theo Điều 15, Điều lệ trường trung học; căn cứ kế hoạch giáo dục của nhà trường, xây dựng kế hoạch hoạt động; giúp hiệu trưởng thực hiện công tác văn thư, nhiệm vụ quản lý tài chính, tài sản, thống kê và bảo vệ trong nhà trường theo quy định; tham gia bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ theo kế hoạch của nhà trường; tham gia đánh giá, xếp loại viên chức, người lao động; quản lý, lưu trữ hồ sơ của trường; thực hiện các nhiệm vụ khác khi hiệu trưởng phân công; tổ Văn phòng hoạt động theo nguyên tắc dân chủ, tôn trọng, chia sẻ, học tập, giúp đỡ lẫn nhau giữa các thành viên để phát triển năng lực chuyên môn, nghiệp vụ. Các tổ Chuyên môn, tổ Văn phòng sinh hoạt 2 lần/tháng và họp đột xuất theo tính chất công việc quy định tại Điều 16, 17 Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011; Điều 14, Điều 15 Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT ngày 15/9/2020 [H4-1.4-04].

Mức 2:

Hằng năm, các tổ Chuyên môn đã tổ chức các chuyên đề bàn thảo về những khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, nhất là tập trung thực hiện nâng cao hiệu quả sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học, các nội dung chuyên môn mới như: giáo dục STEM, dạy học theo phương pháp lớp học đảo ngược, chương trình GDPT 2018 giúp bồi dưỡng đội ngũ góp phần nâng cao chất lượng dạy học và hiệu quả giáo dục của nhà trường. Sau các chuyên đề giáo viên nhà trường tự rút ra kinh nghiệm cho bản thân, áp dụng vào thực tế giảng dạy, chất lượng giờ dạy của GV, chất lượng học tập của HS được nâng lên rõ rệt [H4-1.4-05].

Các hoạt động của tổ Chuyên môn, tổ Văn phòng đều có sự đánh giá kết quả thực hiện và điều chỉnh, bổ sung kế hoạch đầy đủ, kịp thời cho phù hợp với tình hình thực tế của tổ và nhà trường [H4-1.4-03]. Nhà trường thường xuyên kiểm tra kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch của tổ để kịp thời điều chỉnh cho phù hợp nâng cao hiệu quả quản lý trong nhà trường. Trong các đợt sơ kết, tổng kết năm học nhà trường đã tổ chức đánh giá chỉ ra ưu điểm, tồn tại, nguyên nhân về các hoạt động của tổ chuyên môn, tổ văn phòng để từ đó đề ra phương hướng nhiệm vụ và những giải pháp cho kỳ học và năm học tiếp theo [H4-1.4-05].

Mức 3:

Hằng năm, các tổ Chuyên môn có những đóng góp quan trọng trong việc bồi dưỡng HS đạt giải HS giỏi các môn văn hóa; các cuộc thi Violympic, NCKH, thể thao, an toàn giao thông, STEM cấp thành phố, tỉnh, quốc gia và giáo dục đạo đức cho HS, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên trong tổ, phụ đạo HS yếu kém, tham gia các hoạt động ngoại khóa để nâng cao chất lượng hoạt động của nhà trường. Tạo các phong trào thi đua chung giữa HS với HS. Thường xuyên kiểm tra, dự giờ, chia sẻ chuyên môn trong tổ, tổ chức Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp tổ, cấp trường để chia sẻ chuyên môn, tạo sân chơi chuyên môn cho giáo viên [H24-5.1-04]; [H7-1.7-06]; [H12-2.2-06]; [H4-1.4-05]. Tổ Văn phòng thực hiện tốt việc lưu trữ văn bản, bảo vệ tài sản của nhà trường, quản lý khai thác có hiệu quả thư viện và thực hiện tốt các chế độ chính sách cho CBQL, GV nhân viên và HS [H21-3.6-04]; [H6-1.6-01]. Các hoạt động của tổ Văn phòng có nhiều đóng góp cho sự phát triển chung của nhà trường [H4-1.4-03];

  Trong nhiều năm học, các tổ Chuyên môn đều thực hiện hiệu quả các chuyên đề góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho HS nhà trường, các chuyên đề tập trung trao đổi các nội dung khó, nội dung đổi mới giáo dục, các phương pháp dạy học hiện đại, mô hình trường học … Trong 5 năm gần đây, nhà trường tập trung thực hiện một số chuyên đề tiêu biểu theo hướng nghiên cứu bài học về giáo dục STEM, dạy học Trải nghiệm; các nội dung chuyên môn mới đạt hiệu quả[H4-1.4-05].

2. Điểm mạnh

Nhà trường có đủ cán bộ quản lý theo quy định. Các tổ chuyên môn, tổ Văn phòng có cơ cấu tổ chức và hoạt động đúng theo quy định tại Điều 14, 15 – Điều lệ trường trung học, góp phần quan trọng trong việc lãnh đạo, quản lý và điều hành có hiệu quả hoạt động giáo dục trong nhà trường. Hằng năm, các tổ chuyên môn đã đề xuất và thực hiện có hiệu quả các chuyên đề nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục. Hoạt động của tổ chuyên môn, tổ văn phòng có đóng góp hiệu quả trong việc nâng cao chất lượng của nhà trường.

Các tổ chuyên môn và tổ văn phòng hoạt động theo đúng kế hoạch đề ra, trong quá trình thực hiện có sự rà soát điều chỉnh bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế nhiệm vụ thay đổi ở từng thời điểm. Vào cuối mỗi học kỳ, cuối năm học, các tổ chuyên môn tổ chức rà soát kế hoạch hoạt động có rút kinh nghiệm, điều chỉnh, bổ sung cho học kỳ, năm học tiếp theo phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường.

3. Điểm yếu

Hình thức sinh hoạt chuyên môn còn chưa được đa dạng về hình thức.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Từ năm học 2022 – 2023 phát huy các điểm mạnh đã đạt được đồng thời Ban giám hiệu kiểm soát sát sao hơn nữa các hoạt động sinh hoạt chuyên môn của tổ chuyên môn, thông qua việc phối kết hợp với một số trường nhằm nâng cao chất lượng các chuyên đề trên môi trường công nghệ số. Chỉ đạo các tổ chuyên môn lựa chọn các chuyên đề sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học ở tiết dạy khó trong chương trình, đặc biệt ưu tiên thực hiện đối với các chuyên đề đối với lớp 6, 7 là chương trình GDPT 2018 để tháo gỡ kịp thời các khó khăn (nếu có); cử giáo viên tham gia, xây dựng chuyên đề các cấp đầy đủ qua đó giúp CBGV được trao đổi học hỏi chuyên môn.

Các tổ Chuyên môn phối hợp tốt với các tổ chức đoàn thể trong nhà trường thực hiện hiệu quả các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, các hoạt động trải nghiệm sáng tạo nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS, nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.

5. Tự đánh giá: Đạt mức 3

Tiêu chí 1.5: Lớp học

Mức 1:

a) Có đủ các lớp của cấp học;

b) HS được tổ chức theo lớp: lớp học được tổ chức theo quy định;

c) Lớp học hoạt động theo nguyên tắc tự quản dân chủ.

Mức 2:

Trường có không quá 45 lớp. Sĩ số HS trong lớp theo quy định.

Mức 3:

Trường có không quá 45 (bốn mươi lăm) lớp. Mỗi lớp ở cấp THCS và THPT có không quá 40 (bốn mươi) HS, lớp TH không quá 35 (ba mươi lăm) HS (nếu có), số HS trong lớp của trường chuyên biệt theo quy định tại quy chế tổ chức và hoạt động của trường chuyên biệt.

1. Mô tả hiện trạng

Mức 1:                            

Năm học 2022 – 2023, nhà trường có đủ các khối lớp từ khối 6 đến khối 9. Tổng số 11 lớp/405 HS, trong đó: khối lớp 6 có 03 lớp/99 HS; khối lớp 7 có 02 lớp/79 HS; khối lớp 8 có 03 lớp/113 HS; khối lớp 9 có 03 lớp/114 HS [H1-1.1-01; H7-1.7-06].

Học sinh của các lớp được biên chế theo Điều 15 Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011 và Điều 16 Điều lệ trường trung học, mỗi lớp học có 01 Hội đồng tự quản gồm 01 Chủ tịch, 02 p Chủ tịch do tập thể lớp bầu ra vào đầu năm học. Hội đồng tự quản lớp được thay đổi luân phiên theo quy định của trường học mới theo văn bản 1472/SGD&ĐT-GDTrH, ngày 25/08/2017 của sở GD&ĐT Lào Cai về việc hướng dẫn thực hiện mô hình trường học mới. Mỗi lớp được chia thành 3 đến 4 tổ, mỗi tổ từ 8 đến 12 HS, 01 tổ trưởng, 01 tổ phó do HS trong các tổ bầu ra [H5-1.5-03]; [H5-1.5-04].

Học sinh được tổ chức theo lớp; để phát huy tính dân chủ của HS, đầu năm học giáo viên chủ nhiệm các lớp tổ chức cho HS của lớp tự bình bầu ra Hội đồng tự quản và trong năm học bình bầu thay đổi luân phiên để có nhiều HS được thực hiện nhiệm vụ [H5-1.5-04]. Ban cán sự lớp có trách nhiệm điều hành các hoạt động học tập, văn thể, bình xét thi đua, khen thưởng, phê bình trong giờ sinh hoạt lớp và các hoạt động chung của lớp. Cuối kỳ I và cuối mỗi năm học, HS được TĐG, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng các hoạt động của lớp và thảo luận đánh giá, bình xét hạnh kiểm của từng thành viên trong lớp [H24-5.1-03]. Tuy nhiên, trong quá trình điều hành lớp học, một số ban cán sự lớp còn nhút nhát, chưa mạnh dạn, tự tin trong các hoạt động văn nghệ, thể thao.

Mức 2:

Trong năm học 2022 – 2023, nhà trường có 11 lớp với tổng số 405 học sinh. Lớp ít nhất 28 học sinh; lớp nhiều nhất 40 học sinh. Sĩ số HS theo đúng quy định Điều 16 Điều lệ trường học [H5-1.5-05].

Mức 3:

Số học sinh trên lớp đảm bảo theo tiêu chuẩn được quy định tại mức 3 của tiêu chí không có lớp nào quá 40 học sinh.

 2. Điểm mạnh

Nhà trường có đủ các khối lớp theo quy định, sĩ số HS theo đúng quy định tại Điều 15, Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011; Điều 16 Điều lệ trường học.

HS được tổ chức theo lớp học, các lớp học có cơ cấu tổ chức theo đúng quy định do tập thể HS trong lớp bầu ra. Lớp học hoạt động theo nguyên tắc tự quản đảm bảo tính dân chủ.

Nhà trường có 11 lớp/405 HS, các lớp đều có sĩ số đảm bảo theo tiêu chuẩn mức không có lớp nào quá 40 học sinh/lớp.

3. Điểm yếu

Trong quá trình điều hành lớp học, một số ban cán sự lớp còn nhút nhát, chưa thật sự mạnh dạn, tự tin trong các hoạt động ngoại khóa văn nghệ, thể thao.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng.

Trong năm 2022 – 2023 và các năm tiếp theo, nhà trường tiếp tục duy trì cơ cấu tổ chức lớp học phù hợp với quy định của Điều lệ trường học. Lãnh đạo nhà trường sát sao chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm phối hợp tốt với giáo viên bộ môn, các đoàn thể trong và ngoài nhà trường, cha mẹ học sinh để tăng cường giáo dục kỹ năng sống, giáo dục đạo đức, tăng cường tổ chức các hoạt động tập thể, trải nghiệm cho HS để các em mạnh dạn tự tin hơn trong giao tiếp và điều hành các hoạt động của lớp. Giáo viên chủ nhiệm tăng cường hướng dẫn HS thực hiện tốt vai trò tự quản của ban cán sự lớp, thường xuyên thay đổi luân phiên ban cán sự lớp để tất cả HS đều có cơ hội thể hiện khả năng.

Tăng cường phát huy nguyên tắc tự quản, dân chủ cho HS, đặc biệt phát huy luân phiên đảm nhận tự quản đối với đội ngũ cán sự lớp để các em được chia sẻ, trao đổi, thảo luận, đóng góp ý kiến và tự quản trong các hoạt động giáo dục của lớp và của nhà trường, qua đó nhiều học sinh được đảm nhiệm nhiệm vụ sẽ khắc phục được sự nhút nhát của 1 bộ phận học sinh.

5. Tự đánh giá: Đạt mức 3

Tiêu chí 1.6:  Quản lý hành chính và tài sản

Mức 1:

a) Hệ thống hồ sơ của nhà trường được lưu trữ theo quy định;

b) Lập dự toán, thực hiện thu chi, quyết toán, thống kê, báo cáo tài chính và cơ sở vật chất; công khai và định kỳ tự kiểm tra tài chính, tài sản theo quy định; quy chế chi tiêu nội bộ được bổ sung, cập nhật phù hợp với điều kiện thực tế và các quy định hiện hành;

c) Quản lý, sử dụng tài chính, tài sản đúng mục đích và có hiệu quả để phục vụ các hoạt động giáo dục.

Mức 2:

a) Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý hành chính, tài chính và tài sản của nhà trường;

b) Trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá, không có vi phạm liên quan đến việc quản lý hành chính, tài chính và tài sản theo kết luận của thanh tra, kiểm toán.

Mức 3:

Có kế hoạch dài hạn, trung hạn và ngắn hạn để tạo các nguồn tài chính hợp pháp phù hợp với điều kiện nhà trường, thực tế địa phương.

1. Mô tả hiện trạng

Mức 1:

Nhà trường có đầy đủ hệ thống hồ sơ theo tại Điều 27 Thông tư 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011; Điều 21 Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT ngày 15/9/2020 và được lưu trữ đầy đủ theo Điều 4 Thông tư 27/2016/TT-BGDĐT ngày 30/12/2016 quy định thời gian bảo quản tài liệu chuyên môn nghiệp vụ của ngành giáo dục gồm: Sổ nghị quyết Hội đồng trường [H2-1.2-01]; hồ sơ khen thưởng HS [H2-1.2-03]; kế hoạch hoạt động của tổ chuyên môn [H4-1.4-03] Nghị quyết chuyên môn [H4-1.4-03]; sổ theo dõi và đánh giá học sinh [H5-1.5-05]; sổ đăng bộ [H5-1.5-01] sổ chủ nhiệm [H5-1.5-02]; sổ quản lý và hồ sơ lưu trữ các văn bản công văn đi, đến [H6-1.6-01]; sổ quản lý tài chính [H6-1.6-04]; sổ quản lý tài sản thiết bị giáo dục [H6-1.6-02]; hồ sơ theo dõi sức khỏe học sinh [H6-1.6-09]; sổ quản lý cấp phát văn bằng chứng chỉ, học bạ học sinh [H6-1.6-10]; hồ sơ phổ cập giáo dục [H6-1.6-08]; CBGVNV và  hồ sơ kiểm tra của nhà trường [H7-1.7-03]; sổ ghi đầu bài [H8-1.8-02]; hồ sơ giáo dục đối với học sinh khuyết tật [H25-5.2-01];

Từ năm 2017 đến năm 2022 nhà trường lập kế hoạch dự toán, báo cáo nhu cầu tài chính và CSVC trình UBND thành phố và phòng Tài chính – Kế hoạch thành phố thẩm định, phê duyệt; thực hiện công tác tài chính theo đúng Luật ngân sách nhà nước số 83/2015/QH13 ngày 25/6/2015 về công tác lập dự toán, thực hiện thu chi, quyết toán, thống kê, báo cáo tài chính và tài sản theo quý, năm, được công khai theo đúng quy định tại Điều 5, Điều 8, Thông tư 36/2017/TT/BGDĐT ngày 28/12/2017, vào tháng 6 hằng năm và khi có điều chỉnh bổ sung đầu năm học tại bảng tin của nhà trường và công khai trong các kỳ họp với cha mẹ học sinh, Hội nghị đối thoại, họp hội đồng giáo dục nhà trường; các biểu mẫu công khai theo đúng quy định tài chính [H6-1.6-05]; [H6-1.6-06]; [H6-1.6-07]; thực hiện công tác kiểm kê, đánh giá việc quản lý CSVC, trang thiết bị trường học [H4-1.4-05]. Hằng năm vào tháng 1 nhà trường tổ chức xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ cho đơn vị, lấy ý kiến đóng góp thống nhất của cả hội đồng giáo dục nhà trường trước khi ban hành thực hiện. Trong quá trình triển khai thực hiện, quy chế được bổ sung, cập nhật, điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện thực tế của đơn vị và các quy định hiện hành của nhà nước [H6-1.6-03]. Tuy nhiên, một số văn bản lưu trữ chưa được khoa học.

Nhà trường quản lý, sử dụng tài chính, tài sản đúng mục đích phục vụ các hoạt động giáo dục và đạt hiệu quả như: đầu tư mua văn phòng phẩm cho GV, mua trang thiết bị phục vụ dạy và học, tu sửa CSVC, xây dựng cảnh quan trường lớp, đầu tư trang thiết bị, đồ dùng, dụng cụ phục vụ cho dạy và học. Các thiết bị, đồ dùng đều được CBQL, GV, nhân viên khai thác, sử dụng hiệu quả [H18-3.3-01]; [H20-3.5-05].

Mức 2:

Nhà trường ứng dụng CNTT hiệu quả trong công tác quản lý hành chính, tài chính và tài sản của nhà trường; sử dụng mạng internet để khai thác thông tin, học liệu phục vụ cho công tác quản lý, dạy học và tuyên truyền các hoạt động của nhà trường như ứng dụng gmail trong triển khai và thực hiện công việc, bộ phận kế toán nhà trường đã ứng dụng phần mềm MISA trong quản lý tài chính và tài sản nhà trường [H6-1.6-04]; thư viên điện tử, cơ sở dữ liệu ngành (quản lý nhân sự) từ năm học 2020-2021 quản lý hồ sơ nhà trường trên phần mềm VNEDU

Trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá, nhà trường không có vi phạm nào liên quan đến việc quản lý hành chính, tài chính và tài sản theo kết luận của thanh tra, Kho bạc Nhà nước thành phố, phòng GD&ĐT thành phố Lào Cai [H6-1.6-05]; [H8-1.8-03];

Mức 3:

Nhà trường đã xây dựng được kế hoạch ngắn hạn, trung hạn, dài hạn để tạo ra các nguồn tài chính hợp pháp phù hợp với điều kiện nhà trường, thực tế địa phương. Trong từng kế hoạch đã xây dựng chi tiết về huy động các nguồn lực tài chính và tổ chức thực hiện đúng tiến độ. Huy động các nguồn lực để tạo các nguồn tài chính hợp pháp phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường và của phường Bắc Lệnh [H6-1.6-07]

2. Điểm mạnh

Nhà trường có đầy đủ hồ sơ sổ sách theo Điều lệ trường học. Tất cả các hồ sơ cơ bản được lưu trữ đầy đủ, khoa học theo đúng quy định. Các hồ sơ được cập nhật đầy đủ nội dung và thường xuyên.

Công tác quản lý, sử dụng tài chính, tài sản đúng mục đích và đảm bảo đúng nguyên tắc tài chính khi mua sắm tài sản. Hằng năm, bổ sung các trang thiết bị, sử dụng đúng mục đích, hiệu quả và phục vụ tốt cho các hoạt động giáo dục. Xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ ý kiến đóng góp thống nhất của Hội đồng giáo dục nhà trường trước khi ban hành thực hiện. Trong quá trình triển khai thực hiện, quy chế chi tiêu nội bộ được bổ sung, cập nhật, điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện thực tế và các quy định hiện hành của nhà nước.

Nhà trường quản lý, sử dụng tài chính đúng mục đích Trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá, nhà trường không có vi phạm liên quan đến việc quản lý hành chính, tài chính và tài sản theo kết luận của thanh tra tỉnh, Kho bạc Nhà nước thành phố Lào Cai; phòng phòng GD&ĐT thành phố Lào Cai.

3. Điểm yếu

Một số văn bản lưu trữ chưa được thật sự khoa học.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng giáo dục

Năm học 2022 – 2023 và các năm tiếp theo nhà trường tiếp tục quản lý, sử dụng tài chính, tài sản đúng mục đích và hiệu quả phục vụ các hoạt động giáo dục. Tiếp tục thực hiện hiệu quả hơn nữa việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý hành chính, tài chính và tài sản của nhà trường; thu thập tài liệu, bảo quản thống kê, sử dụng tài liệu lưu trữ theo Thông tư số 27/2016/TT-BGDĐT ngày 30/12/2016 của BGD&ĐT.

Bố trí cho nhân viên văn thư tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ lưu trữ hồ sơ để thực hiện công tác lưu trữ hồ sơ một cách khoa học hơn.

Xây dựng chi tiết hơn kế hoạch ngắn hạn, trung hạn, dài hạn để tạo ra các nguồn tài chính hợp pháp phù hợp với điều kiện nhà trường, địa phương.

5. Tự đánh giá: Đạt mức 3.

Tiêu chí 1.7: Quản lý cán bộ, giáo viên và nhân viên

Mức 1:

 a) Có kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ CBQL, GVNV;

b) Phân công, sử dụng CBQL, GVNV rõ ràng, hợp lý đảm bảo hiệu quả các hoạt động của nhà trường;

c) CBQL, GVNV được đảm bảo các quyền theo quy định.

Mức 2

Có các biện pháp để phát huy năng lực của CBQL, GVNV trong việc xây dựng, phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục nhà trường;

1. Mô tả hiện trạng

Mức 1:              

Công tác bồi dưỡng đội ngũ được nhà trường xác định là nhiệm vụ trọng tâm được thực hiện thường xuyên; từ năm học 2017 – 2018 đến năm học 2021- 2022, nhà trường đã xây dựng kế hoạch bồi dưỡng vào dịp hè cho đội ngũ, 100% CBQL, GVNV đã tham gia bồi dưỡng đầy đủ theo kế hoạch của các cấp Bộ GD&ĐT; Sở GD&ĐT; phòng GD&ĐT thành phố Lào Cai. Bên cạnh đó, để nâng cao trình độ của đội ngũ, nhà trường đã xây dựng kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên và chỉ đạo CBGV tự bồi dưỡng thường xuyên theo Thông tư 19/2019/TT-BGD&ĐT ngày 12/11/2019 của Bộ GD&ĐT về việc ban hành Quy chế bồi dưỡng thường xuyên giáo viên, CBQL cơ sở giáo dục phổ thông và giáo viên TTGDTX; Thông tư số 17/2019/TT-BGDĐT ngày 01/11/2019 của Bộ GD&ĐT về việc ban hành chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông; Thông tư 18/2019/TT-BGDĐT ngày 01/11/2019 của Bộ GD&ĐT về việc ban hành chương trình bồi dưỡng thường xuyên CBQL cơ sở giáo dục phổ thông [H7-1.7-01]; [H11-2.1-01].

Hằng năm, căn cứ các văn bản hướng dẫn như: Thông tư 08/2016/TT-BGDĐT ngày 28/3/2016 Quy định chế độ giảm định mức giờ dạy cho giáo viên làm công tác công đoàn không chuyên trách trong các cơ sở giáo dục công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân; Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT ngày 21/10/2009 Ban hành chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông; Điều 5, 6, 7, 8, 9, 10; Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT ngày 21/10/2009 được điều chỉnh bổ sung tại Thông tư số 15/2017/TT-BGDĐT ngày 09/6/2017 Ban hành chế độ làm việc của giáo viên phổ thông; Luật lao động hiện hành và tình hình đội ngũ CBQL, GVNV hiện có, nhà trường đã phân công nhiệm vụ cho CBQL, GVNV rõ ràng, hợp lý, phù hợp với trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực, sở trường của mỗi người. Hiệu trưởng nhà trường dạy 2 tiết/tuần theo chuyên môn đào tạo, phó hiệu trưởng dạy 4 tiết/tuần theo chuyên môn đào tạo, giáo viên THCS định mức không quá 19 tiết/tuần. Nhân viên nhà trường được phân công theo chuyên môn và yêu cầu công việc của hiệu trưởng [H7-1.7-02]

CBQL, GV, nhân viên được đảm bảo các quyền theo quy định tại Điều 32 Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011, Điều 39 Thông tư số 32/2020/TT-BGDĐT ngày 15/9/2020 đó là: được nhà trường tạo điều kiện để tự chủ thực hiện nhiệm vụ chuyên môn với sự phân công, hỗ trợ của tổ chuyên môn và nhà trường; được hưởng lương, chế độ phụ cấp, chính sách ưu đãi (nếu có) theo quy định; được thay đổi chức danh nghề nghiệp; được hưởng các quyền lợi về vật chất, tinh thần theo quy định; được tạo điều kiện học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, được hưởng nguyên lương, phụ cấp theo lương và các chế độ chính sách khác theo quy định khi được cấp có thẩm quyền cử đi học tập, bồi dưỡng; được hợp đồng thỉnh giảng, nghiên cứu khoa học tại các trường, cơ sở giáo dục khác hoặc cơ sở nghiên cứu khoa học với điều kiện bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ nơi mình công tác và được sự đồng ý của Hiệu trưởng bằng văn bản; được tôn trọng, bảo vệ nhân phẩm, danh dự và thân thể; được nghỉ hè và các ngày nghỉ khác theo quy định của nhà nước; được hưởng các quyền khác theo quy định của pháp luật; đối với giáo viên chủ nhiệm còn có quyền được dự các giờ học, hoạt động giáo dục khác của HS lớp mình; được dự các cuộc họp của Hội đồng khen thưởng và Hội đồng kỷ luật khi giải quyết những vấn đề có liên quan đến HS của lớp mình chủ nhiệm; được dự các lớp bồi dưỡng, hội nghị chuyên đề về công tác chủ nhiệm; được quyền cho phép cá nhân HS nghỉ học không quá 3 ngày liên tục; được giảm giờ lên lớp hàng tuần theo quy định khi làm chủ nhiệm lớp; đối với giáo viên làm công tác Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, tổng phụ trách Đội TNTP Hồ Chí Minh được hưởng các chế độ, chính sách theo quy định hiện hành. 100% CBQL, GV, nhân viên được chi trả lương và các chế độ phụ cấp khác kịp thời [H7-1.7-05]; [H13-2.3-01]

Mức 2:

Nhà trường có nhiều biện pháp để phát huy năng lực của cán bộ giáo viên, nhân viên trong việc xây dựng, phát triển nâng cao chất lượng giáo dục nhà trường. Hằng năm, tại Hội nghị CNVC nhà trường đã xây dựng quy chế làm việc phân công nhiệm vụ phù hợp với năng lực của từng cán bộ giáo viên để phát huy điểm mạnh và luôn động viên, khích lệ kịp thời những giáo viên là nòng cốt chuyên môn, có kinh nghiệm làm tổ trưởng chuyên môn, bồi dưỡng HS giỏi, dạy ôn thi vào THPT; những giáo viên có năng lực trong công tác quản lý và tổ chức các hoạt động tập thể được phân công làm Tổng phụ trách đội, làm công tác đoàn, thực hiện công tác chủ nhiệm lớp; có kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ, tạo động lực cho giáo viên làm việc, mang lại hiệu quả cao góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và thực hiện tốt kế hoạch giáo dục của nhà trường. Trên cơ sở rà soát các biện pháp, nhà trường đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác bồi dưỡng đội ngũ. Tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên tham gia các lớp bồi dưỡng chuyên môn; tham gia các cuộc thi [H7-1.7-01]; [H13-2.3-01]. Tuy nhiên một số giáo viên chưa tích cực trong việc tự bồi dưỡng.

2. Điểm mạnh

Nhà trường có kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ CBQL, GV, nhân viên và kế hoạch hoạt động chuyên môn, kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên. GV được phân công giảng dạy theo đúng chuyên môn đào tạo; việc phân công nhiệm vụ cho giáo viên chủ nhiệm cụ thể, phù hợp với trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và năng lực, sở trường của từng người đảm bảo các quyền theo quy định tại Điều lệ trường trung học.

Hằng năm cuối học kỳ I và cuối năm học nhà trường đều tiến hành rà soát các biện pháp bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, quản lí giáo dục và trình độ lý luận chính trị để trên cơ sở rà soát nhà trường đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác bồi dưỡng đội ngũ. Tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên tham dự các lớp bồi dưỡng kịp thời.

3. Điểm yếu

Một số giáo viên chưa thực sự tích cực trong việc tự bồi dưỡng chuyên môn.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng giáo dục

Năm học 2022-2023 và những năm tiếp theo, nhà trường tiếp tục xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn cụ thể, phù hợp và triển khai thực hiện có hiệu quả. Tiếp tục tạo điều kiện cho GV tham gia đầy đủ các lớp tập huấn của các cấp tổ chức, liên hệ với các trường trên địa bàn thành phố cho giáo đến dự giờ học hỏi, bồi dưỡng chuyên môn, cử CBGV đi xây dựng và dự chuyên đề các cấp.

Tăng cường công tác tự bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, tích cực đổi mới phương pháp, vận dụng các hình thức tổ chức dạy học mới một cách linh hoạt; có các biện pháp phát huy năng lực của CBQL, GV, nhân viên trong việc xây dựng, phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục.

Phát huy vai trò GV Tiếng anh, Tin học, GV là cốt cán chuyên môn tại nhà trường trong bồi dưỡng năng lực Tiếng Anh và kĩ năng sử dụng CNTT cho giáo viên chủ nhiệm riêng và bồi dưỡng thường xuyên nói chung.

5. Tự đánh giá: Đạt mức 2.

Tiêu chí 1.8: Quản lý hoạt động giáo dục

Mức 1:

a) Kế hoạch giáo dục phù hợp với quy định hiện hành, điều kiện thực tế địa phương và điều kiện của nhà trường.

b) Kế hoạch giáo dục được thể hiện đầy đủ.

c) Kế hoạch giáo dục được rà soát, đánh giá, điều chỉnh kịp thời.

Mức 2:

Các biện pháp chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá của nhà trường đối với các hoạt động giáo dục, được cơ quan quản lý đánh giá đạt hiệu quả. Quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm trong nhà trường theo quy định (nếu có).

1. Mô tả hiện trạng

Mức 1:

Căn cứ vào các văn bản hướng dẫn của BGD&ĐT, Sở GD&ĐT Lào Cai, phòng GD&ĐT thành phố Lào Cai và các Quyết định ban hành kế hoạch thời gian năm học của UBND tỉnh Lào Cai đối với giáo dục Mầm non, giáo dục Phổ thông và Giáo dục Thường xuyên trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Nhà trường đã tổ chức triển khai xây dựng Kế hoạch giáo dục các môn học, các hoạt động giáo dục đảm bảo: Thời gian thực học từ năm học 2017-2018 đến hết học kỳ I năm học 2019-2020 tổ chức dạy học 37 tuần, trong đó học kì I thực học 19 tuần, học kì II thực học 18 tuần còn lại dành cho nghỉ tết nguyên đán và các hoạt động khác; từ học kỳ II, năm học 2019-2020 đến năm học 2021-2022 do tình hình dịch bệnh Covid-19 bùng phát  diễn biến phức tạp, nguy hiểm nhà trường đã tổ chức xây dựng Kế hoạch giáo dục với các nội dung tinh giản và giảm tải để phù hợp dạy trực tiếp và trực tuyến, đặc biệt từ năm học 2021-2022 xây dựng Kế hoạch giáo dục với các nội dung tinh giản và giảm tải theo công văn 4040/CV-BGDĐT ngày 16/9/2021; Kế hoạch giáo dục được xây dựng tổ chức dạy học 35 tuần trong đó: học kì I thực học 18 tuần, học kì II thực học 17 tuần còn lại dành cho nghỉ tết nguyên đán và các hoạt động khác theo Quyết định của UBND tỉnh Lào Cai về việc ban hành kế hoạch thời gian năm học đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh Lào Cai hằng năm [H7-1.7-06]. Nội dung kế hoạch phù hợp với quy định hiện hành, đặc trưng bộ môn và điều kiện thực tế của nhà trường, địa phương. Trong đó chú trọng thực hiện tinh giản, giảm tải nội dung, lựa chọn các nội dung tích hợp như: An ninh quốc phòng, tư tưởng Hồ Chí Minh, giáo dục Pháp luật phù hợp với đối tượng HS, điều kiện của địa phương [H7-1.7-04].

Kế hoạch giáo dục của nhà trường được Chủ tịch hội đồng trường phê duyệt và được chỉ đạo kiểm soát thực hiện đầy đủ; cụ thể kế hoạch giáo dục từng môn học, kế hoạch giảng dạy từng tuần của giáo viên được tổ chuyên môn và lãnh đạo nhà trường phê duyệt; việc thực hiện của giáo viên bộ môn giảng dạy theo thời khóa biểu của nhà trường và kí tên thực hiện đầy đủ trong sổ ghi đầu bài của các lớp [H8-1.8-02]

Căn cứ văn bản chỉ đạo của các cấp và kế hoạch giáo dục của năm học trước nhà trường tổ chức cho GV, tổ chuyên môn rà soát, đánh giá, bổ sung và được kịp thời điều chỉnh kế hoạch giáo dục phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất, đối tượng HS; trong năm học tiếp tục rà soát nếu có bất cập đến cuối học kỳ 1 và cuối năm học tổ chức điều chỉnh kế hoạch dạy học phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, nhà trường và đối tượng HS. Tuy nhiên, một số GV chưa mạnh dạn trong việc điều chỉnh, tinh giản, giảm tải kiến thức môn học [H7-1.7-04].

Mức 2:

Hằng năm, nhà trường thường xuyên có biện pháp chỉ đạo kiểm tra, đánh giá đối với việc thực hiện kế hoạch giáo dục của GV; kiểm tra, đánh giá các hoạt động giáo dục. Giám sát hoạt động của Tổ chuyên môn qua việc dự giờ, kiểm tra hồ sơ của GV. Các biện pháp chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá của nhà trường đối với các hoạt động giáo dục, được cơ quan quản lý đánh giá đạt hiệu quả [H8-1.8-03]. Hằng năm nhà trường xây dựng Kế hoạch dạy thêm, học thêm có phê duyệt của phòng GD&ĐT để nâng cao chất lượng; việc dạy thêm, học thêm được quản lý theo quy định tại Thông tư số 17/2012/TT-BGDĐT ngày 16 tháng 5 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành Quy định về dạy thêm, học thêm; Quyết định 61/2012/QĐ-UBND và quyết định 11/2014/QĐ-UNBD của UBND tỉnh Lào Cai và các văn bản hướng dẫn của phòng GD&ĐT, Sở GD&ĐT. Hồ sơ dạy thêm, học thêm tại nhà trường gồm: Kế hoạch dạy thêm, học thêm của của GV được TCM và lãnh đạo nhà trường phê duyệt; sổ đầu bài; sổ theo dõi chấm công GV, HS; sổ đánh giá HS; đơn dạy và đơn xin học của GV, HS; thời khóa biểu [H8-1.8-04].

2. Điểm mạnh

Nhà trường đã xây dựng kế hoạch hoạt giáo dục các môn học và các hoạt động giáo dục nhà trường phù hợp với quy định hiện hành, đặc trưng bộ môn, điều kiện thực tế địa phương và điều kiện của nhà trường. Kế hoạch giáo dục đảm bảo đủ định mức về số tiết học theo phân phối chương trình của BGD&ĐT. Trong quá trình tổ chức thực hiện, nhà trường đã chỉ đạo giáo viên thực hiện đầy đủ kế hoạch giáo dục các môn học và các hoạt động giáo dục. Hằng năm nhà trường tổ chức đánh giá, rà soát để kịp thời điều chỉnh kế hoạch giáo dục đối với từng môn học và hoạt động giáo dục cho phù hợp với đối tượng HS và tình hình thực tế của nhà trường.

Nhà trường tổ chức dạy thêm, học thêm đúng quy định. CBGV thực hiện nghiêm túc quy định, chương trình về dạy thêm, học thêm trong và ngoài nhà trường.

3. Điểm yếu

Một số môn học giáo viên còn chưa mạnh dạn trong việc điều chỉnh, tinh giản, giảm tải kiến thức phù hợp với đối tượng học sinh và điều kiện thực tế của nhà trường.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Trong năm học 2022-2023 và các năm học tiếp theo, lãnh đạo nhà trường tiếp tục chỉ đạo các tổ chuyên môn tổ chức cho CBGV rà soát, xây dựng điều chỉnh kế hoạch dạy học các môn học và các hoạt động giáo dục có nội dung tích hợp giáo dục phổ thông mới, phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh.

Tổ chức và tham gia hội thảo các cấp về xây dựng kế hoạch dạy học các môn học, kế hoạch giáo dục của nhà trường, đặc biệt xây dựng kế hoạch hoạt giáo dục thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Đẩy mạnh giám sát thực hiện kế hoạch hoạt giáo dục thông qua hoạt động của Tổ chuyên môn, dự giờ, kiểm tra hồ sơ của giáo viên qua đó đẩy mạnh công tác chuyên môn trong nhà trường, nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục.

 5. Tự đánh giá: đạt Mức 2

Tiêu chí 1.9: Thực hiện quy chế dân chủ

Mức 1:

a) CBQL, GVNV được tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến khi xây dựng kế hoạch, nội quy, quy định, quy chế liên quan đến các hoạt động của nhà trường;

b) Các khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh (nếu có) thuộc thẩm quyền xử lý của nhà trường được giải quyết đúng pháp luật;

c) Hằng năm, có báo cáo thực hiện quy chế dân chủ cơ sở.

Mức 2:

Các biện pháp và cơ chế giám sát việc thực hiện quy chế dân chủ cơ sở đảm bảo công khai, minh bạch, hiệu quả.

1. Mô tả hiện trạng

Mức 1:

Hằng năm vào đầu năm học, nhà trường tổ chức Hội nghị cán bộ, viên chức, tại Hội nghị CBQL, GVNV được tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến khi xây dựng kế hoạch, nội quy, quy định, quy chế liên quan đến các hoạt động của nhà trường bằng các hình thức như: trình bày tham luận, ý kiến trực tiếp, gửi ý kiến bằng văn bản [H9-1.9-03]. Trong các cuộc họp và trong các hoạt động giáo dục khác trong nhà trường CBGVNV đều được tham gia ý kiến góp ý, xây dựng. Tuy nhiên, có một số ít giáo viên có góp ý kiến nhưng chưa mang tính xây dựng tập thể cao, vẫn còn ý kiến vì lợi ích nhóm.

Trong 5 năm học liền kề, nhà trường không có đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh đến các hoạt động giáo dục của nhà trường. Trường có Kế hoạch và sổ tiếp công dân [H9-1.9-02].

Hằng năm, nhà trường đã tổ chức sơ kết, tổng kết và có báo cáo kết quả thực hiện cùng các giải pháp để không ngừng cải thiện và nâng cao việc thực hiện quy chế dân chủ tại đơn vị [H1-1.1-02]

Mức 2:

Nhà trường có các biện pháp và cơ chế giám sát việc thực hiện quy chế dân chủ cơ sở đảm bảo công khai, minh bạch, hiệu quả đó là mọi cá nhân, tổ chức trong nhà trường đều được đóng góp ý kiến dân chủ, thẳng thắn trong các cuộc họp. Thực hiện công khai theo Thông tư số 36/2017/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 12 năm 2017 của Bộ GD&ĐT về ban hành Quy chế thực hiện công khai đối với các cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục Quốc dân [H9-1.9-03]. Nhà trường có Ban thanh tra nhân dân xây dựng kế hoạch hoạt động theo nhiệm kỳ, trong đó có nội dung kiểm tra giám sát việc thực hiện quy chế dân chủ của cơ quan đơn vị [H9-1.9-01].

2. Điểm mạnh

Hiệu trưởng nhà trường thực hiện tốt quy chế dân chủ, khi xây dựng kế hoạch, nội quy, quy chế của nhà trường trước khi phát hành triển khai thực hiện đều lấy ý kiến thảo luận, góp ý của CBQL, GV, nhân viên trong nhà trường. Trong 5 năm học liên tiếp nhà trường không có đơn thư khiếu nại, tố cáo, phản ánh của cán bộ GV, nhân viên và Cha mẹ học sinh…

Ban giám hiệu nhà trường luôn tạo điều kiện để Ban thanh tra nhân dân, CBQL, GV, nhân viên Cha mẹ học sinh cùng giám sát việc triển khai, thực hiện các kế hoạch và nội quy, quy chế đã xây dựng.

Vào thời điểm cuối các năm học, nhà trường tổ chức tổng kết báo cáo đầy đủ việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở và đưa ra các giải pháp để tiếp tục nâng cao việc thực hiện quy chế dân chủ tại đơn vị.

3. Điểm yếu

Vẫn có một số ít giáo viên có góp ý kiến nhưng chưa mang tính xây dựng tập thể cao, còn vì lợi ích nhóm.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Trong năm học 2022 – 2023 và các năm học tiếp theo, nhà trường tiếp tục phát huy sức mạnh của tập thể đội ngũ và nhân dân trong việc lấy ý kiến thảo luận, góp ý khi xây dựng kế hoạch, quy chế hoạt động. Phát huy tốt quy chế dân chủ, để trưng cầu tối đa các ý kiến của cán bộ GV, nhân viên trong việc xây dựng các kế hoạch, nội quy, quy chế của nhà trường, đồng thời cũng thẳng thắn góp ý với các cá nhân có ý kiến không trên lợi ích tập thể. Tiếp tục thực hiện tốt ba công khai tại cơ sở giáo dục để CBQL, GV, nhân viên và Cha mẹ học sinh cùng giám sát.

Chuyên môn phối hợp tốt với Công đoàn khuyến khích, động viên GV, nhân viên tích cực tham gia các hoạt động nhà trường, đặc biệt tích cực tham gia góp ý kiến. Tạo mọi điều kiện thuận lợi để CBGV, nhân viên hoàn thành tốt nhiệm vụ.

5. Tự đánh giá: đạt Mức 2

Tiêu chí 1.10: Đảm bảo an ninh trật tự, an toàn trường học.

Mức 1:

a) Có phương án đảm bảo an ninh trật tự; vệ sinh an toàn thực phẩm; an toàn phòng, chống tai nạn, thương tích; an toàn phòng, chống cháy, nổ; an toàn phòng, chống thảm họa, thiên tai; phòng, chống dịch bệnh; phòng, chống các tệ nạn xã hội và phòng, chống bạo lực trong nhà trường; những trường có tổ chức bếp ăn cho HS được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm;

b) Có hộp thư góp ý, đường dây nóng và các hình thức khác để tiếp nhận, xử lý các thông tin phản ánh của người dân; đảm bảo an toàn cho CBQL, GVNV và HS trong nhà trường;

c) Không có hiện tượng kỳ thị, hành vi bạo lực, vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong nhà trường.

Mức 2:

a) CBQL, GVNV và HS được phổ biến, hướng dẫn, thực hiện phương án đảm bảo an ninh trật tự; vệ sinh an toàn thực phẩm; an toàn phòng, chống tai nạn, thương tích; an toàn phòng, chống cháy, nổ; an toàn phòng, chống thảm họa, thiên tai; phòng, chống dịch bệnh; phòng, chống các tệ nạn xã hội và phòng, chống bạo lực trong nhà trường;

b) Nhà trường thường xuyên kiểm tra, thu thập, đánh giá, xử lý các thông tin, biểu hiện liên quan đến bạo lực học đường, an ninh trật tự và có biện pháp ngăn chặn kịp thời, hiệu quả.

1. Mô tả hiện trạng

Mức 1:

Hằng năm, nhà trường có kế hoạch, quy chế phối hợp với Công an phường về đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn trường học. Nhà trường có 02 nhân viên bảo vệ đảm bảo an ninh trật tự thường xuyên. Thực hiện tốt việc quản lý tài sản, lớp học và các phòng chức năng, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn cho CBQL, GV, nhân viên và HS trong nhà trường. Nhân viên bảo vệ có ý thức trách nhiệm cao trực trường 24/24 giờ. Trong các giờ chào cờ đầu tuần, sinh hoạt lớp, CBQL, GV, nhân viên và HS được phổ biến, hướng dẫn thực hiện phương án đảm bảo an ninh trật tự; an toàn vệ sinh thực phẩm; an toàn phòng chống tai nạn, thương tích đuối nước; an toàn phòng, chống cháy nổ; an toàn phòng, chống thảm họa thiên tai; phòng, chống dịch bệnh; phòng, chống các tệ nạn xã hội; phòng, chống bạo lực trong nhà trường [H10-1.10- 01], [H10-1.10- 03]. Nhà trường có kế hoạch phối hợp với trạm y tế phường trong việc hỗ trợ, tư vấn các vấn đề về giáo dục sức khỏe cho học sinh, phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm, đảm bảo an toàn phòng chống tai nạn thương tích, đặc biệt trong các năm học 2019-2020; 2020-2021 và 2021-2022, nhà trường đã chú trọng tuyên truyền đến CBQL, GV, nhân viên, HS và cha mẹ học sinh các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 [H10-1.10- 02]. Tuy nhiên phương án phối hợp giữa nhà trường với phụ huynh trong việc quản lý, giáo dục học sinh trong phòng, chống dịch bệnh Covid-19 và các dịch bệnh khác đôi khi còn gặp khó khăn do nhiều phụ huynh đi làm ăn xa nên không giám sát nhắc nhở con em thường xuyên được.

Nhà trường có hòm thư góp ý được bố trí ở vị trí thuận lợi, dễ quan sát được mở 4 lần/tháng để kịp thời tiếp nhận, xử lý các thông tin đảm bảo an toàn cho CBQL, GV, nhân viên HS. Nhà trường có số điện thoại đường dây nóng số điện thoại của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng được đăng công khai trang Website của nhà trường để kịp thời tiếp nhận, xử lý các thông tin phản ánh của người dân [H10-1.10- 04].

Trong 5 năm học liên tiếp tại nhà trường không để xảy ra hiện tượng kỳ thị, hành vi bạo lực học đường và vi phạm pháp luật về bình đẳng giới. Công tác phối hợp giữa nhà trường và Công an phường chủ động giải quyết kịp thời các vấn đề mới chỉ là manh nha vì vậy không để xẩy ra tình trạng mất an toàn, an ninh. GV ngoài nhiệm vụ giảng dạy đã tham gia tích cực vào các hoạt động giáo dục đạo đức, lối sống, kĩ năng sống, hình thành và phát triển phẩm chất nhân cách cho HS.

Mức 2:

Nhà trường thường xuyên tổ chức phổ biến, tuyên truyền cho tất cả CBQL, GV, nhân viên học sinh các phương án đảm bảo an ninh trật tự, an toàn vệ sinh thực phẩm, an toàn phòng chống tai nạn, thương tích đuối nước, an toàn phòng, chống cháy nổ, an toàn phòng, chống thảm họa thiên tai, phòng, chống dịch bệnh, phòng, chống các tệ nạn xã hội, phòng, chống bạo lực trong nhà trường thông qua các buổi sinh hoạt dưới cờ sinh hoạt lớp, sinh hoạt lớp, các hoạt động ngoại khóa [H5-1.5- 02]; [H7-1.7- 04].

Nhà trường có các biện pháp kiểm tra, thu thập, đánh giá, xử lý các thông tin biểu hiện liên quan đến bạo lực học đường, an ninh trật tự thường xuyên. Có kế hoạch đảm bảo an ninh trật tự trong trường học [H10-1.10- 01]; hằng năm nhà trường có bản cam kết thực hiện kế hoạch xây dựng trường học an toàn về an ninh trật tự trường học; hòm thư tiếp nhận toàn bộ thông tin phản ánh của GV, HS về hiện tượng kì thị, bạo lực học đường [H10-1.10- 04]. Trong nhiều năm học gần đây, nhà trường không để xảy ra hiện tượng kỳ thị, hành vi bạo lực, vi phạm pháp luật về bình đẳng giới.

2. Điểm mạnh

Hằng năm, nhà trường đều xây dựng kế hoạch, quy chế phối hợp với công an về đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn trường học. Thường xuyên tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn về công tác đảm bảo trật tự an ninh, an toàn trường học … cho CBQL, GV, nhân viên, HS. Thường xuyên kiểm tra, thu thập, đánh giá, xử lý các thông tin biểu hiện liên quan đến bạo lực học đường, an ninh trật tự nên không để xảy ra tai nạn, thương tích nghiêm trọng nào và cũng không để xảy ra hiện tượng kỳ thị, bạo lực học đường.

Nhà trường có hộp thư góp ý, đường dây nóng để tiếp nhận, xử lý các thông tin phản ánh của người dân. Đảm bảo an toàn cho CBQL, GV, nhân viên học sinh nhà trường trong các năm học.

3. Điểm yếu

Phương án phối hợp giữa nhà trường với Cha mẹ học sinh trong việc quản lý, giáo dục HS phòng, chống dịch bệnh Covid-19 và các dịch bệnh khác đôi khi thực hiện còn gặp khó khăn do nhiều phụ huynh đi làm ăn xa nên không giám sát nhắc nhở con em thường xuyên được.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Năm học 2022 – 2023 nhà trường tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền và phổ biến, hướng dẫn thực hiện các phương án đảm bảo an toàn phòng chống cháy, nổ; an toàn phòng, chống thảm họa, thiên tai; an toàn vệ sinh thực phẩm; phòng, chống các tệ nạn xã hội và phòng, chống bạo lực trong nhà trường theo quy định.

Tiếp tục tăng cường làm tốt công tác tuyên truyền đến phụ huynh và HS để nhận biết được các nguy cơ mất an toàn trong trường  và ngoài xã hội để biết cách phòng tránh, tự bảo vệ khi bất trắc. Thường xuyên rà soát những nguy cơ mất an toàn trong trường học để có biện pháp ngăn chặn và khắc phục kịp thời.

Phối hợp với Công an phường Bắc Lệnh, Cha mẹ học sinh và các đoàn thể tại địa phương trong việc quản lý, giáo dục học sinh thực hiện các biện pháp an toàn. Tổ chức các cuộc thi, hội thi tại nhà trường để thông qua đó tuyên truyền đến Cha mẹ học sinh, cộng đồng cùng nâng cao nhận thức.

Kết luận về tiêu chuẩn 1

Kế hoạch chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường phù hợp với mục tiêu giáo dục, phù hợp với định hướng phát triển kinh tế – xã hội của địa phương và các nguồn lực hiện có của nhà trường. Nhà trường có cơ cấu tổ chức phù hợp với quy định của Điều lệ trường phổ thông; Hội đồng trường, Hội đồng thi đua, khen thưởng được thành lập và kiện toàn hằng năm; các tổ Chuyên môn, tổ Văn phòng được thành lập và hoạt động theo quy định tại Điều 16, Điều 17 Thông tư 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011; Điều 14, Điều 15 Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT ngày 15/9/2020; trường có Chi bộ đảng độc lập, có tổ chức Công đoàn, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Đội TNTP Hồ Chí Minh; có đủ các khối lớp từ 6 đến 9, có ban cán sự lớp do tập thể lớp bầu ra. Lớp học hoạt động theo nguyên tắc tự quản dân chủ.

 Hội đồng trường, Hội đồng thi đua, khen thưởng, Hội đồng tư vấn được thành lập đúng cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn và hoạt động theo quy định Điều lệ trường trung học. Công tác khen thưởng đảm bảo tính khách quan, công bằng đúng quy định hiện hành và có tác dụng thúc đẩy các phong trào thi đua. Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng nhà trường thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tham gia giảng dạy đúng đủ định mức theo quy định; có biện pháp chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch dạy học và các hoạt động giáo dục khác theo Kế hoạch giáo dục. Công tác quản lí hành chính, tài chính, tài sản thực hiện thu, chi đúng mục đích. Công tác an ninh trường học đảm bảo an toàn, cho CBGV, NV và HS thực hiện các nhiệm vụ giáo dục đạt hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường.

Tuy nhiên, việc tham gia xây dựng Kế hoạch chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường của cha mẹ HS và cộng đồng còn ít. Một số chuyên đề sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học hiệu quả vận dụng chưa rõ nét. Còn có giáo viên chưa mạnh dạn trong việc điều chỉnh, tinh giản, giảm tải kiến thức của môn giảng dạy. Một số thành viên Hội đồng tư vấn còn chưa mạnh dạn trong công tác tham mưu.

Kết quả tự đánh giá các tiêu chí như sau:

Tổng số tiêu chí đánh giá: 10. Trong đó:

Mức 1:

Tổng tiêu chí đạt 10/10 bằng 100%

Tổng tiêu chí không đạt 0/10 bằng 0 %

Mức 2:

Tổng tiêu chí đạt 10/10 bằng 100%

Tổng Tiêu chí không đạt 0/10 bằng 0 %

Mức 3:

Tổng tiêu chí đạt 5/5 bằng 100%

Tổng tiêu chí không đạt 0/5 bằng 0%

Tiêu chuẩn 2: Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên

Mở đầu

Trường THCS Bắc Lệnh có đội ngũ CBQL, GV, nhân viên đảm bảo về số lượng, đạt chuẩn về trình độ đào tạo, có phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, có năng lực chuyên môn vững vàng, nhiệt tình trong công tác quản lý, chỉ đạo và giảng dạy, giáo dục HS. Học sinh nhà trường đều chăm ngoan, tham gia nhiệt tình các phong trào của các cấp, các ngành phát động, luôn có tinh thần vượt khó vươn lên trong học tập và tu dưỡng đạo đức. Nhà trường là một tập thể đoàn kết, kỷ cương, chuẩn mực phù hợp với tiêu chí nhà giáo văn hóa, luôn là tấm gương cho HS noi theo. Tập thể CBQL, GV, nhân viên trong trường nêu cao tinh thần tương thân tương ái, giúp đỡ, hỗ trợ, chia sẻ lẫn nhau những lúc khó khăn trong công tác cũng như trong cuộc sống, chính điều đó đã thúc đẩy hoạt động giáo dục của nhà trường ngày càng phát triển vững mạnh.

Tiêu chí 2.1: Đối với Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng

Mức 1:

a) Đạt tiêu chuẩn theo quy định;

b) Được đánh giá đạt chuẩn hiệu trưởng trở lên;

c) Được bồi dưỡng, tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ quản lý giáo dục theo quy định.

Mức 2:

a) Trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá, có ít nhất 02 năm được đánh giá đạt chuẩn hiệu trưởng ở mức khá trở lên;

b) Được bồi dưỡng, tập huấn về lý luận chính trị theo quy định; được giáo viên, nhân viên trong trường tín nhiệm.

Mức 3:

Trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá, đạt chuẩn hiệu trưởng ở mức khá trở lên, trong đó có ít nhất 01 năm đạt chuẩn hiệu trưởng ở mức tốt.

1. Mô tả hiện trạng

Mức 1:

Năm học 2022 – 2023 nhà trường có hiệu trưởng và 01 phó hiệu trưởng được bổ nhiệm đạt tiêu chuẩn theo quy định tại Khoản 3, Điều 11–Điều lệ trường học. Hiệu trưởng được bổ nhiệm theo Quyết định số 3833/QĐ-UBND ngày 27/7/2022 của UBND thành phố Lào Cai. Hiệu trưởng có trình độ chuyên môn đại học sư phạm Lịch sử với 31 năm công tác trong ngành giáo dục trong đó 15 năm làm công tác quản lí trường học, 05 năm làm cán bộ chuyên môn tại phòng GD&ĐT huyện Bát Xát; 11 năm là giáo viên trực tiếp giảng dạy (có 08 năm công tác tại vùng khó khăn); phó hiệu trưởng nhà trường được bổ nhiệm theo Quyết định số 2812/QĐ-UBND ngày 31/7/2019 của UBND thành phố Lào Cai. Hiệu phó có trình độ chuyên môn đại học sư phạm Sinh học với 23 năm công tác trong ngành giáo dục trong đó: có 03 năm làm công tác quản lí và 20 năm là giáo viên trực tiếp giảng dạy (có 10 năm công tác tại vùng khó khăn) [H11-2.1-01]. Hiệu trưởng và phó hiệu trưởng có đạo đức nghề nghiệp chuẩn mực và tư tưởng đổi mới trong lãnh đạo, quản trị nhà trường; có năng lực phát triển chuyên môn, nghiệp vụ bản thân. Lãnh đạo, quản lý các hoạt động trong nhà trường đáp ứng yêu cầu phát triển phẩm chất, năng lực HS, phù hợp với phong cách học tập đa dạng, nhu cầu, sở thích và mức độ sẵn sàng học tập của mỗi học sinh. Hiệu trưởng và phó hiệu trưởng đã xây dựng được môi trường giáo dục tại nhà trường an toàn, lành mạnh, thân thiện, dân chủ, không có bạo lực học đường. Tổ chức các hoạt động phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình, xã hội trong dạy học, giáo dục đạo đức, lối sống cho HS và huy động, sử dụng nguồn lực để phát triển nhà trường.

Trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá, hiệu trưởng, phiệu trưởng đều được xếp loại từ loại tốt trở lên theo quy định đánh giá chuẩn hiệu trưởng quy định tại Thông tư số 29/2009/TT-BGDĐT ngày 22/10/2009 của BGD&ĐT và Thông tư 14/2018/TT-BGDĐT ngày 20/7/2018 của BGD&ĐT. Hằng năm, hiệu trưởng và phiệu trưởng nhà trường được phòng GD&ĐT, Chủ tịch UBND thành phố Lào Cai đánh giá xếp loại đạt mức hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên  [H11-2.1-01].

Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng được tham gia các lớp bồi dưỡng, tập huấn về chuyên môn nghiệp vụ quản lý giáo dục theo các văn bản triệu tập dự các lớp bồi dưỡng, tập huấn; có giấy chứng nhận hoàn thành chương trình bồi dưỡng CBQL. Cụ thể: hiệu trưởng đã tham gia và có chứng chỉ bồi dưỡng CBQL giáo dục năm 2005; phó hiệu trưởng đã tham gia lớp bồi dưỡng CBQL được cấp chứng chỉ năm 2021. Hằng năm, hiệu trưởng, phó hiệu trưởng được bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ, quản lý giáo dục theo quy định, cụ thể: hiệu trưởng, phó hiệu trưởng được bồi dưỡng chuyên môn qua các lớp bồi dưỡng chuyên môn hè, các chuyên đề sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học các cấp cụm, thành phố, cấp tỉnh; hiệu trưởng được bồi dưỡng nghiệp vụ quản lí tại các lớp bồi dưỡng dành cho cán bộ quản lí [H11-2.1-01]. Tuy nhiên, hiệu trưởng và phó hiệu trưởng còn hạn chế về ngoại ngữ nên khả năng sử dụng ngoại ngữ trong các hoạt động chuyên môn còn khó khăn.

Mức 2:

Năm học 2017-2018, hiệu trưởng và phó hiệu trưởng được đánh giá Đạt chuẩn từ loại khá trở lên đánh giá theo Thông tư số 29/2009/TT-BGD&ĐT ngày 22/10/2009 của BGD&ĐT, về việc Ban hành quy định chuẩn hiệu trưởng trường THCS; từ năm học 2018-2019 đến nay được đánh giá theo Thông tư số 14/2018/TT-BGDĐT ngày 20/7/2018 ban hành Quy định chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông. Hiệu trưởng phó hiệu trưởng tự đánh giá và được tập thể giáo viên, nhân viên nhà trường, phòng giáo dục thành phố Lào Cai đánh giá Đạt chuẩn ở mức tốt. Hằng năm, hiệu trưởng, phó hiệu trưởng được Chủ tịch UBND thành phố khen tặng danh hiệu Lao động tiến tiến trở lên [H11-2.1-01];

Hiệu trưởng đã tham gia bồi dưỡng về lí luận chính trị tại lớp Trung cấp lý luận Chính Trị – Hành chính của trường Trung cấp Lý luận Chính trị tỉnh Lào Cai được tổ chức tại huyện Bát Xát và được cấp bằng vào năm 2014. Phó hiệu trưởng nhà trường đã hoàn thành lớp Trung cấp lý luận Chính trị – Hành chính được cấp bằng năm 2022 [H11-2.1-01]. Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng nhà trường được GV, nhân viên trong nhà trường tín nhiệm cao qua kết quả đánh giá cuối năm về chuẩn hiệu trưởng, mức độ hoàn thành nhiệm vụ và qua việc lấy phiếu tín nhiệm hằng năm của nhà trường [H11-2.1-01]

Mức 3:

Năm học 2017-2018 hiệu trưởng, phó hiệu trưởng được xếp loại xuất sắc; từ năm học 2018-2019 đến năm học 2021-2022 hiệu trưởng, hhó hiệu trưởng đều được xếp loại tốt [H11-2.1-01].                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                         

2. Điểm mạnh 

Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng đều có trình độ đạt chuẩn theo chuyên môn đào tạo và có thời gian giảng dạy đảm bảo đúng theo quy định trước khi được bổ nhiệm làm quản lý.

Trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá hiệu trưởng, phó hiệu trưởng đều được cấp trên đánh giá, xếp loại ở các mức tốt, xuất sắc đảm bảo theo đúng quy định.

Hiệu trưởng, phiệu trưởng đều được bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ về quản lí giáo dục, đã hoàn thành chương trình Trung cấp lý luận chính trị. Hiệu trưởng, phiệu trưởng được tập thể CBGV, nhân viên và nhân dân tín nhiệm.

3. Điểm yếu

Việc sử dụng ngoại ngữ (Tiếng Anh) của Hiệu trưởng, phiệu trưởng còn hạn chế nên còn gặp khó khăn trong 1 số hoạt động chuyên môn.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng   

Năm học 2022 – 2023 và các năm học tiếp theo hiệu trưởng và phiệu trưởng tiếp tục phát huy vai trò gương mẫu, tinh thần trách nhiệm trong công tác lãnh chỉ đạo; tự trau dồi về phẩm chất chính trị, tự bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực quản lý nhà trường, phát huy tính chủ động, sáng tạo trong công tác quản lý để ngày càng nâng cao hơn nữa chất lượng và hiệu quả công tác tổ chức chỉ đạo các hoạt động giáo dục trong nhà trường. Tiếp tục học tập, bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đặc biệt là nghiệp vụ quản lí trường học tham gia đầy đủ các lớp tập huấn do phòng GD&ĐT thành phố Lào Cai, sở GD&ĐT tỉnh Lào Cai tổ chức; tích cực tự bồi dưỡng thường xuyên; phấn đấu có 01 cán bộ quản lý đăng kí học nâng cao trình độ lên thạc sỹ. Phát huy kết quả đã đạt được và năng lực cá nhân, tích cực đổi mới công tác quản lý nhất là việc ứng dụng CNTT để nâng cao hiệu quả công việc. Nâng cao nhận thức về chính trị, tư tưởng, đáp ứng yêu cầu của thời đại mới.

Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng xây dựng kế hoạch tự học, sử dụng ngoại ngữ (tiếng Anh) tham gia tích cực phong trào “giáo viên và học sinh cùng học tiếng Anh” trong nhà trường. Hiệu phó đăng ký học ngoại ngữ theo kế hoạch của phòng GD&ĐT thành phố.

5. Tự đánh giá: Đạt mức 3

Tiêu chí 2.2 : Đối với giáo viên

Mức 1:

a) Số lượng, cơ cấu giáo viên đảm bảo thực hiện Chương trình giáo dục và tổ chức các hoạt động giáo dục;

b) 100% giáo viên đạt chuẩn trình độ đào tạo theo quy định;

c) Có ít nhất 95% giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức đạt trở lên.

Mức 2:

a) Trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá, tỷ lệ giáo viên trên chuẩn trình độ đào tạo được duy trì ổn định và tăng dần theo lộ trình phù hợp;

b) Trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá, có 100% giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức đạt trở lên, trong đó có ít nhất 60% đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức khá trở lên và có ít nhất 50% ở mức khá trở lên đối với trường thuộc vùng khó khăn;

c) Có khả năng tổ chức các hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp, định hướng phân luồng cho HS; có khả năng hướng dẫn nghiên cứu khoa học; trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá không có giáo viên bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên.

Mức 3:

a) Trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá, có ít nhất 80% giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức khá trở lên, trong đó có ít nhất 30% đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức tốt; đối với trường thuộc vùng khó khăn có ít nhất 70% đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức khá trở lên, trong đó có ít nhất 20% đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức tốt;

b) Trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá, giáo viên có báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học.

1. Mô tả hiện trạng

Mức 1:

Nhà trường có đủ số lượng GV theo quy định tại Thông tư số 16/2017/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 7 năm 2017 về việc Hướng dẫn danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục phổ thông công lập và các quy định khác. Năm học 2022 2023 nhà trường có 11 lớp học/23 GV; tỉ lệ GV/lớp là 2,09; cơ cấu giáo viên thực hiện chương trình giáo dục và tổ chức các hoạt động giáo dục của nhà trường gồm: chuyên môn Văn 04, Sử: 02, Toán – Vật lý: 03, Toán: 01, Sinh– Địa: 01, Tiếng Anh: 02, Thể dục: 01 GV, Công nghệ: 01 GV, Âm nhạc: 01 GV, Tin học: 01 GV, Mĩ thuật: 01 GV, trong đó có 01 giáo viên kiêm nhiệm bí thư chi đoàn, 01 giáo viên kiêm nhiệm Tổng phụ trách đội, GDCD: 01 GV (là GV tăng cường). GV nhà trường được phân công nhiệm vụ theo Quyết định của hiệu trưởng đúng năng lực chuyên môn đào tạo. [H12-2.2-01].

Tại thời điểm đánh giá, 100% giáo viên trong nhà trường có trình độ đào tạo đạt chuẩn là đại học [H12-2.2-01], [H12-2.2-02].

Trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá, nhà trường có 100% giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức Đạt trở lên [H12-2.2-03].

Mức 2:

Trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá, tỷ lệ giáo viên trên chuẩn trình độ đào tạo được duy trì ổn định và tăng dần theo lộ trình phù hợp. Từ năm học 2017-2018 đến thời điểm đánh giá, tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn và đăng ký học trên chuẩn trình độ đào tạo được duy trì ổn định và tăng lên, từ năm học 2021-2022 nhà trường có 01 GVđang học lớp thạc sỹ chuyên ngành Toán.

Giáo viên nhà trường tự đánh giá được tổ chuyên môn, hiệu trưởng nhà trường đánh giá xếp loại chuẩn nghề nghiệp giáo viên theo Thông tư 30/2009/TT-BGDĐT ngày 22/10/2009 của BGD&ĐT Ban hành Quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên Trung học cơ sở, giáo viên Trung học phổ thông và Thông tư số 20/2018/TT-BGDĐT ngày 22/8/2018 ban hành quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên. Trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá 100% GV nhà trường đều được đánh giá đạt chuẩn từ mức Đạt trở lên, cụ thể: Năm học 2017-2018 có 9/GV xếp loại chuẩn nghề nghiệp ở mức tốt đạt 40,9 %, mức khá 9/22 GV đạt 40,9%;  năm học 2018-2019 có 10/22 GV xếp loại chuẩn nghề nghiệp ở mức tốt đạt 45,5%, mức khá 7/22 đạt 31,8%; Năm học 2019-2020 có 9/22 GV xếp loại chuẩn nghề nghiệp ở mức tốt đạt 40,9%, mức khá 11/22 đạt 50%; Năm học 2020-2021 có 22 CBQL, GV. Trong đó có 19/22= 86,36% CBGV xếp loại tốt; 03/22 = 13,64% CBGV xếp loại khá; không có CBGV chưa đạt chuẩn; năm học 2021-2022 có 24 CBQL, GV, trong đó có 19/24 đạt loại tốt= 79,16%; loại khá: 2/24= 8,4%; loại đạt: 1/24= 4,16%.   

Hằng năm, nhà trường xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động trải nghiệm theo môn học, theo kế hoạch của nhà trường. Giáo viên trong nhà trường đều có khả năng tổ chức các hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp bằng nhiều hình thức: Trải nghiệm thông qua các hoạt động tập thể, hoạt động ngoại khóa; thông qua mô hình trường học gắn với thực tiễn, thông qua các môn học: Lịch sử, Âm nhạc, Mĩ thuật, Ngữ văn, Địa lí, Sinh học… hoạt động hướng nghiệp, định hướng phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS học tiếp lên THPT hoặc đi học nghề. Trong 5 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá 100% học sinh trong nhà trường được định hướng phân luồng sau tốt nghiệp THCS phù hợp với năng lực và điều kiện hoàn cảnh gia đình; nhà trường phân công GV có năng lực và kinh nghiệm hướng dẫn học sinh NCKH tham gia dự thi đạt giải, cụ thể: Năm học 2017-2018 có 01 dự án nghiên cứu KHXH hành vi, đạt giải khuyến khích cấp thành phố theo Thông báo số 190/TB-PGD&ĐT ngày 11/12/2018; Năm học 2019-2020 có 01 dự án “Thiết bị lau vỏ trứng” đạt giải Ba cấp thành phố theo thông báo số 31/TB-PGD&ĐT ngày 9/11/2019; Năm học 2020-2021 có 01 dự án “Chế tạo tủ sấy quần áo tự động” đạt giải Tư cấp thành phố theo Quyết định số 145/QĐ-PGD&ĐT, ngày 29/12/2020. Năm 2021-2022 có 01 dự án Ám ảnh ngoại hình và giải pháp nâng cao sự tự tin cho những người mắc hội chứng Ám ảnh ngoại hình” đạt giải Ba cấp thành phố theo quyết định số 228/QĐ-PGD&ĐT, ngày 16/12/2021 [H14-2.4-01], [H14-2.4-02]. Trong 5 năm liên tiếp đến thời điểm đánh giá 100% giáo viên thực hiện nghiêm túc chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước, nội quy của ngành, cơ quan, địa phương không có GV nào bị kỷ luật từ hình thức nhỏ nhất là khiển trách.

Mức 3:

Trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá, nhà trường trên 80% giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức khá, trong đó có từ 40% trở lên xếp loại chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức Tốt.

Trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá nhà trường đều có CBGV viết sáng SKNN và làm báo cáo kết quả NCKH, cụ thể: hằng năm nhà trường đều có ít nhất 01 báo cáo NCKH, đặc biệt năm học 2020-2021 nhà trường có 01 báo cáo nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng đạt cấp thành phố theo Quyết định số 643/QĐ-UBND ngày 18/6/2021; năm học 2021-2022 nhà trường có 01 báo cáo nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng đạt cấp thành phố theo Quyết định số 653/QĐ-UBND ngày 15/6/2022 [H14-2.4-01]. Đội ngũ giáo viên nhà trường có năng lực tương đối đồng đều, có kinh nghiệm, có uy tín với học sinh và nhân dân địa phương. Hằng năm, giáo viên trong nhà trường đã tích cực tham gia nghiên cứu đổi mới phương pháp dạy học được thể hiện rõ qua các báo cáo nghiên cứu khoa học. Giải pháp trong các báo cáo nghiên cứu khoa học được vận dụng rộng rãi có hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường [H12-2.2-03], [H14-2.4-01].

2. Điểm mạnh

Nhà trường có đủ về số lượng, cơ cấu GV bộ môn hợp lý theo Thông tư số 16/2017/TT-BGDĐT ngày 12/7/2017. Hằng năm, GV được cử đi đào tạo bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn. Nhà trường có GV phụ trách Đoàn, Đội trẻ, có năng lực, năng động, đáp ứng yêu cầu theo quy định của Điều lệ trường trung học. Giáo viên trong nhà trường có sự thống nhất cao, đoàn kết nội bộ, có khả năng tổ chức các hoạt động giáo dục theo định hướng đổi mới như dạy học lớp học đảo ngược; dạy học theo định hướng giáo dục STEM; hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp; phân luồng học sinh, hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học; 100% GV đạt chuẩn về trình độ đào tạo trở lên theo quy định.

Trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá, 100% GV đạt chuẩn nghề nghiệp GV ở mức Đạt trở lên, trong đó có trên 80% đạt chuẩn nghề nghiệp GV ở mức khá, cơ cấu bộ môn tương đối hợp lý. Nhà trường làm tốt công tác hướng nghiệp, định hướng phân luồng HS. Giáo viên thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, có tinh thần trách nhiệm cao, không có GV vi phạm kỷ luật. GV có năng lực và kinh nghiệm hướng dẫn NCKH cho HS hằng năm nhà trường đều có dự án NCKH kỹ thuật dự thi, năm học 2021-2022 có dự án nghiên cứu khoa học đạt giải khuyến khích cấp thành phố.

3. Điểm yếu

Số lượng dự án HS tham gia nghiên cứu khoa học ít, chất lượng đạt giải của các dự án tham gia chưa cao.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Năm học 2022 – 2023 và những năm học tiếp theo nhà trường tiếp tục duy trì điểm mạnh đã đạt được, thực hiện tốt công tác bồi dưỡng đội ngũ với nhiều hình thức khác nhau (bồi dưỡng tập trung, tại trường). Đặc biệt, lãnh đạo nhà trường tăng cường chỉ đạo các tổ chuyên môn và giáo viên thực hiện tốt công tác tự bồi dưỡng, nhất là ngoại ngữ để đáp ứng được yêu cầu của đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay.

Tiếp tục bồi dưỡng phương pháp dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học cho GV nhằm nâng cao chất lượng dạy học. Tập huấn cho giáo viên tổ chức các hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp, định hướng phân luồng HS; nói không với vi phạm nhà giáo.

Trong năm học 2022-2023 và các năm học tiếp theo nhà trường tiếp tục bồi dưỡng GV đạt chuẩn nghề nghiệp từ khá trở lên; nâng cao số lượng và chất lượng báo cáo nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng của GV.

Nhà trường quan tâm chỉ đạo các tổ chuyên môn phân công GV hướng dẫn, giúp đỡ GV còn gặp khó khăn (nếu có). Trong các cuộc họp sinh hoạt chuyên môn của tổ đều có đánh giá ưu điểm, tồn tại và rút kinh nghiệm kịp thời. Động viên GV tiếp tục đăng ký tham gia học Thạc sỹ để đáp ứng với Luật giáo dục 2019 theo đúng lộ trình.

Năm học 2022-2023, thành lập câu lạc bộ nghiên cứu khoa học trong nhà trường. Phấn đấu có dự án NCKH của HS dự thi và đạt giải từ cấp thành phố trở lên; 01 nghiên cứu khoa học của GV được báo cáo, công nhận.

5. Tự đánh giá: đạt Mức 3

Tiêu chí 2.3: Đối với nhân viên

Mức 1:

a) Có nhân viên hoặc giáo viên kiêm nhiệm để đảm nhiệm các nhiệm vụ do hiệu trưởng phân công;

b) Được phân công công việc phù hợp, hợp lý theo năng lực;

c) Hoàn thành các nhiệm vụ được giao.

Mức 2:

a) Số lượng và cơ cấu nhân viên đảm bảo theo quy định;

b) Trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá, không có nhân viên bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên.

Mức 3:

a) Có trình độ đào tạo đáp ứng được vị trí việc làm;

b) Hằng năm được tham gia đầy đủ các khóa, lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ theo vị trí việc làm.

1. Mô tả hiện trạng

Mức 1:

Năm học 2022-2023 nhà trường có đủ nhân viên theo biên chế, tăng cường và hợp đồng đảm nhiệm tốt các nhiệm vụ do hiệu trưởng phân công cụ thể: nhà trường có 07 nhân viên, trong đó có 01 nhân viên Kế toán, 01 nhân viên Thư viện, 01 nhân viên thiết bị, 01 nhân viên Y tế, 01 nhân viên Văn thư kiêm Thủ quỹ, 02 nhân viên Bảo vệ.[H7-1.7-02]; [H10-1.10-03]; [H13-2.3-01];

Nhân viên nhà trường được hiệu trưởng phân công đáp ứng các nhiệm vụ được giao theo quy định tại Thông tư liên tịch số 16/2017/TT-BGDĐT ngày 12/7/2017 về việc hướng dẫn danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục phổ thông công lập, cụ thể: nhân viên Văn thư trình độ đào tạo trung cấp hành chính, thực hiện công việc tiếp nhận vào sổ công văn đi, đến và xử lý các văn bản được hiệu trưởng phê chuẩn, quản lý hệ thống hồ sơ lớp học, làm công tác tổng hợp, trực trống các buổi học; theo dõi chuyên cần học sinh hàng ngày báo cáo trực tuyến UBND phường, phòng GD&ĐT và sở GD&ĐT theo quy định; thực hiện tiếp và hướng dẫn nhân dân khi đến trường liên hệ công việc đúng theo quy định. Nhân viên thiết bị trình độ đào tạo Cao đẳng thiết bị được phân công phụ trách Thiết bị, tài sản, quản lý, bảo quản, sử dụng thiết bị; lưu giữ, sử dụng hồ sơ thiết bị; lập kế hoạch sử dụng, mua sắm, sửa chữa thiết bị của nhà trường; thanh lý, tiêu hủy thiết bị, hóa chất hỏng, hết hạn sử dụng; chuẩn bị các thiết bị, hóa chất và vật liệu cần thiết theo yêu cầu của từng môn học, bài học có sử dụng thiết bị, hướng dẫn sử dụng thiết bị cho GV và HS trong các bài thực hành, thí nghiệm, phối hợp với giáo viên hướng dẫn học sinh thực hành, thí nghiệm, thực hiện công tác đảm bảo an toàn, phòng chống cháy nổ trong quá trình thực hành, thí nghiệm. Nhân viên thư viện trình độ đào tạo Đại học, có trách nhiệm xây dựng kế hoạch hoạt động hằng năm của Thư viện; chịu trách nhiệm chính trong việc tổ chức điều hành toàn bộ hoạt động của Thư viện và hệ thống tư liệu của thư viện điện tử; hằng năm, tham mưu bổ sung, phát triển kho sách và các nguồn lực thông tin đáp ứng nhu cầu giảng dạy, học tập, nghiên cứu cho GV và HS trong nhà trường. Tổ chức xử lý, sắp xếp, lưu trữ, bảo quản, quản lý tài liệu và thông tin; tổ chức phục vụ, hướng dẫn cho bạn đọc sử dụng hiệu quả các nguồn thông tin, tài liệu có trong thư viện; bảo quản, kiểm kê định kỳ vốn tài liệu, cơ sở vật chất kỹ thuật và các tài sản khác của Thư viện; tiến hành thanh lý các tài liệu lạc hậu, hư nát theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước và của nhà trường;  phối hợp với các tổ chuyên môn trong việc lựa chọn, bổ sung tài liệu cho phù hợp với nhu cầu dạy và học trong nhà trường đạt hiệu quả. Nhân viên Kế toán chịu trách nhiệm tham mưu dự toán ngân sách năm và chi tiêu hằng năm đúng theo quy định; theo dõi tài sản nhà trường, thanh toán kịp thời chế độ tiền lương cho CBGV, nhân viên  hằng tháng và các chế độ khác (nếu có); chế độ của HS, công tác thu chi ngoài ngân sách (thu chi thỏa thuận, xã hội hóa trong năm học). Nhân viên bảo vệ thực hiện nhiệm vụ bảo vệ theo hợp đồng về việc bảo vệ cơ sở vật chất và đảm bảo an ninh trật tự trong khu vực trường học, hàng ngày trực trường giải quyết những công việc của bảo vệ theo phân công của hiệu trưởng [H4-1.4-02]; [H4-1.4-03].

Hằng năm, nhân viên nhà trường được đánh giá xếp loại theo luật viên chức đạt mức hoàn thành nhiệm vụ trở lên [H12-2.2-03]; [H12-2.2-05].

Mức 2:

Nhà trường có đầy đủ số lượng và cơ cấu nhân viên theo quy định tại Thông tư số 16/2017/TT-BGDĐT, ngày 12/7/2017 của BGD&ĐT, cụ thể: có 01 01 nhân viên văn thư, 01 nhân viên kế toán theo biên chế; 01 nhân viên thiết bị, 01 nhân viên thư viện, 01 nhân viên Y tế, hằng năm nhà trường còn hợp đồng thêm 02 nhân viên làm công tác bảo vệ.

Trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá, đội ngũ nhân viên của nhà trường luôn hoàn thành nhiệm vụ trở lên thực hiện tốt các quy định đạo đức nghề nghiệp, tham gia đầy đủ các hoạt động, phong trào của nhà trường, chấp hành nghiêm chỉnh quy định của ngành, Pháp luật của nhà nước. Trong 5 năm liên tiếp nhà trường không có trường hợp nhân viên nào bị kỉ luật từ hình thức khiển trách trở lên [H1-1.1-02]; [H3-1.2-07].

Mức 3:

Nhân viên nhà trường có trình độ đào tạo đáp ứng vị trí việc làm, cụ thể: nhân viên Thư viện có trình độ Đại học khoa học Thư viện; nhân viên Thiết bị có trình độ Cao đẳng thiết bị; nhân viên Văn thư có trình độ Trung cấp hành chính; nhân viên Y tế có trình độ Trung cấp Y sỹ; nhân viên Kế toán có trình độ Đại học kế toán; nhân viên Bảo vệ là người địa phương có khả năng tự bồi dưỡng về nghiệp vụ đáp ứng đảm bảo yêu cầu công việc được giao.

Hằng năm, nhà trường luôn tạo điều kiện cho nhân viên tham gia các lớp, khoá bồi dưỡng, tập huấn, nghiệp vụ theo chuyên ngành và vị trí việc làm do các cấp tổ chức, cụ thể: nhân viên Kế toán được đi tập huấn nghiệp vụ theo yêu cầu của phòng Tài chính – Kế hoạch thành phố; nhân viên Y tế được bồi dưỡng kiến thức chăm sóc sức khỏe học sinh và công tác y tế học đường; nhân viên Thiết bị, Thư viện, Bảo vệ được tập huấn theo kế hoạch của phòng GD&ĐT hằng năm. Có 01 nhân viên mới h

2. Điểm mạnh

Năm học 2022 – 2023 nhà trường có đủ số lượng và cơ cấu nhân viên đảm bảo đáp ứng yêu cầu của công việc. Lãnh đạo nhà trường phân công nhiệm vụ cho nhân viên phù hợp với chuyên môn đào tạo và điều kiện thực tế của nhà trường.

Hằng năm, nhân viên nhà trường đều được đánh giá xếp loại từ mức hoàn thành nhiệm vụ trở lên, được tham gia bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ để đáp ứng yêu cầu công việc.

Trong 5 năm trở lại đây không có nhân viên nào bị xử lý kỷ luật từ hình thức khiển trách trở lên.

3. Điểm yếu

Một số nhân viên của nhà trường thực hiện nhiệm phân công là kiêm nhiệm nên nghiệp vụ của cán bộ nhân viên trong nhà trường vào thực tế công việc được giao chưa cao. Nhân viên nhà trường hằng năm được tham gia các lớp bồi dưỡng thường xuyên, nhưng chưa được tham gia các lớp bồi dưỡng chuyên sâu theo chức năng nghiệp vụ.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Năm học 2022-2023 và các năm học tiếp theo, nhà trường tiếp tục phát huy năng lực, sở trường của nhân viên để có phân công và hỗ trợ phù hợp cho nhân viên trong việc thực hiện, tham gia các hoạt động của nhà trường.

Hằng năm nhà trường tạo điều kiện để nhân viên được tham gia đầy đủ các khóa học ngắn hạn, các lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho nhân viên theo vị trí việc làm. Khuyến khích nhân viên đăng ký học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với vị trí việc làm và tích cực tự học, tự bồi dưỡng để không ngừng nâng cao chât lượng công việc được giao.

5. Tự đánh giá: Đạt mức 3

Tiêu chí 2.4: Đối với học sinh

Mức 1: 

a) Đảm bảo về tuổi học sinh trung học theo quy định;

b) Thực hiện các nhiệm vụ theo quy định;

c) Được đảm bảo các quyền theo quy định.

Mức 2: 

Học sinh vi phạm các hành vi không được làm được phát hiện kịp thời, được áp dụng các biện pháp giáo dục phù hợp và có chuyển biến tích cực.

Mức 3: 

Học sinh có thành tích trong học tập, rèn luyện có ảnh hưởng tích cực đến các hoạt động của lớp và nhà trường.

1. Mô tả hiện trạng

Mức 1:

Học sinh tuyển sinh vào học lớp 6 có độ tuổi là 11; trong các khóa học không có trường hợp một HS lưu ban quá 02 lần, đảm bảo về độ tuổi của HS được quy định tại Điều 33 – Điều lệ trường trung học, cụ thể: Năm học 2022 – 2023 khối lớp 6 có 97/99 HS đúng độ tuổi, 02 HS cao hơn 2 tuổi so với tuổi qui định; khối lớp 7 có 79/79 HS đúng độ tuổi; khối lớp 8 có 113/113 HS đúng độ tuổi; Khối lớp 9 có 110/114 HS đúng độ tuổi, 01 HS cao hơn 2 tuổi so với tuổi qui định, 03 HS cao hơn 1 tuổi so với tuổi quy định [H5-1.5-01]; [H5-1.5-05].

Học sinh của nhà trường thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ theo quy định tại Điều 34 – Điều lệ trường trung học; Điều 41 văn bản hợp nhất số 03/VBHN-BGD&ĐT ngày 22/1/2014 cụ thể các nhiệm vụ là: học tập theo kế hoạch giáo dục của nhà trường; tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu rèn kỹ năng sống; HS ngoan, lễ phép, biết kính trọng các thầy cô giáo, nhân viên nhà trường và những người lớn tuổi; đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, rèn luyện; thực hiện các nội quy của nhà trường và lớp học đề ra; tích cực rèn luyện thân thể, vệ sinh cá nhân; tích cực tham gia các hoạt động phong trào của lớp và của Đội thiếu niên nhà trường tổ chức; biết giúp đỡ gia đình và tham gia các công tác xã hội như hoạt động bảo vệ môi trường, thực hiện trật tự an toàn giao thông; giữ gìn, bảo vệ tài sản của nhà trường, nơi công cộng; góp phần xây dựng, bảo vệ và phát huy truyền thống của nhà trường [H1-1.1-02]; [H3-1.3-10]; [H3-1.3-12]; [H3-1.3-13].

Học sinh của nhà trường được đảm bảo các quyền theo quy định tại Điều 35 – Điều lệ trường trung học, Điều 44 văn bản hợp nhất số 03/VBHN-BGD&ĐT ngày 22/01/2014, Luật trẻ em số 102/2016/QH13 ngày 05/4/2016, đó : Được bình đẳng trong việc hưởng thụ giáo dục toàn diện; được bảo đảm những điều kiện về thời gian, cơ sở vật chất, vệ sinh, an toàn để học tập ở lớp và tự học ở nhà; được cung cấp thông tin về việc học tập của mình; được sử dụng trang thiết bị, phương tiện phục vụ các hoạt động học tập, văn hoá, thể thao của nhà trường theo quy định; được tôn trọng và bảo vệ, được đối xử bình đẳng, dân chủ; được quyền khiếu nại với nhà trường và các cấp quản lý giáo dục về những quyết định đối với bản thân mình; được quyền học, chuyển trường khi có lý do chính đáng theo quy định hiện hành; được tham gia các hoạt động nhằm phát triển năng khiếu về các môn học, thể thao, nghệ thuật do nhà trường tổ chức; được xét nhận học bổng hoặc trợ cấp khác theo quy định đối với những HS được hưởng chính sách xã hội, những HS có khó khăn về đời sống và những HS có năng lực đặc biệt. Học sinh còn được giáo dục kĩ năng sống và được tham gia các câu lạc bộ theo sở thích [H1-1.1-02]; [H5-1.5-01]; [H25-5.2-02];

Mức 2:

Hằng năm, nhà trường thực hiện tốt công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật, tổ chức cho HS xây dựng nội quy lớp học, HS học tập quyền, nhiệm vụ của HS và những hành vi không được làm; phối hợp tốt với công an phường Bắc lệnh trong tuyên truyền giáo dục pháp luật; đẩy mạnh các hoạt động ngoại khóa. Tuy nhiên Trong các năm học, nhà trường vẫn còn có một số ít HS thực hiện chưa thật tốt các nội quy trường, lớp như: chưa học bài, làm bài đầy đủ, trong lớp còn mất trật tự. Những hiện tượng vi phạm trên của HS đã được nhà trường có biện pháp kiểm tra, giám sát, khắc phục ngay và kịp thời. Vì vậy trong 5 năm học liền kề nhà trường không có HS mắc tệ nạn xã hội, vi phạm Pháp luật [H1-1.1-02]; [H5-1.5-02]; [H10-1.10-01]; [H10-1.10-02].

Mức 3:

Hng năm, nhà trường có học sinh giỏi, học sinh tiên tiến được tuyên dương khen thưởng vào cuối học kỳ, cuối năm học. Từ năm học 2017-2018 đến thời điểm kiểm tra, nhà trường đều có các đội tuyển học sinh giỏi các cấp thành phố, tỉnh. Nhiều HS đạt giải trong cuộc thi chọn học sinh giỏi cấp thành phố, cấp tỉnh các môn văn hóa, trong các cuộc thi, giao lưu văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao các năm học. Kết quả thi học sinh giỏi các cấp cụ thể như sau: Năm học 2017 – 2018 có 24 giải các cấp, trong đó cấp thành phố đạt 18 giải học sinh giỏi các môn văn hóa, 01 giải khuyến khích NCKH; cấp tỉnh đạt 05 giải học sinh giỏi các môn văn hóa. Năm học 2018 – 2019 có 15 giải các cấp, trong đó cấp thành phố đạt 11 giải các môn văn hóa, 01 giải khuyến khích thi NCKH; 01 giải nhất, 02 giải Ba môn Bơi. Năm học 2019-2020, do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID – 19 nên phòng GD&ĐT thành phố không tổ chức thi học sinh giỏi các môn văn hóa cho học sinh giỏi các khối lớp 6,7,8 chỉ thi với khối 9 tổng số học sinh đạt giải các môn văn hóa lớp 9 có: 03 giải cấp thành phố, 01 giải cấp tỉnh. Năm học 2020-2021 có 36 giải các cấp trong đó cấp thành phố đạt: 12 giải văn hóa, 01 giải khuyến khích thi NCKH, 01 giải khuyến khích thi STEM; cấp tỉnh đạt: 01 giải văn hóa, 13 giải TDTT, các cuộc thi cấp Quốc gia đạt: 04 giải Khuyến khích cuộc thi AMC V1, 02 giải Khuyến khích Toán Tiếng anh SEAMO, 02 giải khuyến khích ASMO V1, 02 giải đồng TIMO V2; 02 giải khuyến khích An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai. Năm học 2021 – 2022 có 35 giải các cấp trong đó cấp thành phố đạt: 12 giải văn hóa, 01 giải khuyến khích thi vẽ, 01 giải Ba thi NCKH, 01 giải Tư cuộc thi khởi nghiệp, 02 giải nhất bơi; cấp tỉnh đạt: 01 giải vàng Violympic Toán-TA; 01 giải bạc Violympic Toán-TA, 02 giải nhì, 2 giải ba bóng bàn, cầu lông; các cuộc thi cấp Quốc gia đạt: 01 giải đồng Violympic Toán-TA, 08 giải đồng và 03 giải khuyến khích ASMO V1, 02 giải đồng TIMO V2 [H1-1.1-02]; [H2-1.2-03]; [H5-1.5-02]; [H14-2.4-02]. Kết quả thi học sinh giỏi cấp trường, cấp thành phố, cấp tỉnh hằng năm đã có sức lan tỏa lớn thúc đẩy phong trào học tập của học sinh toàn trường. Những học sinh có thành tích trong học tập, rèn luyện luôn được nhà trường có các hình thức động viên, khích lệ, khen thưởng kịp thời như khen trước lớp, trước trường; khen thưởng cho học sinh tiên tiến, học sinh giỏi; đề nghị cấp giấy chứng nhận, giấy khen, bằng khen khi đạt thành tích trong các kỳ thi, Hội thi theo quy định của BGD&ĐT. Các thành tích học sinh đạt được có sức lan tỏa lớn và có ảnh hưởng tích cực thúc đẩy phong trào học tập, rèn luyện của học sinh, thúc đẩy các hoạt động của lớp và nhà trường.

2. Điểm mạnh

Học sinh của nhà trường đều đảm bảo đúng độ tuổi theo quy định và thực hiện tốt các nhiệm vụ của HS.

Học sinh được đảm bảo các quyền theo quy định như: được học tập bình đẳng, được hưởng các chế độ chính sách theo quy định của HS ở vùng đặc biệt khó khăn; các chế độ của HS được hưởng đầy đủ theo quy định, được tham gia các câu lạc bộ theo sở thích.

Hằng năm, nhà trường có đội tuyển học sinh giỏi đạt giải cấp thành phố, cấp tỉnh. Những thành tích học tập và rèn luyện của HS đạt được đã có sự lan tỏa và ảnh hưởng tích cực tới các hoạt động giáo dục của nhà trường.

3. Điểm yếu

Trong năm học vẫn còn có một số ít HS thực hiện chưa tốt nội quy của nhà trường chưa chăm học, trong giờ học còn mất trật tự.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Trong năm học 2022-2023 và các năm tiếp theo, nhà trường tiếp tục huy động số lớp, số học sinh đảm bảo theo kế hoạch, tuyển sinh vào lớp 6 đảm bảo quy định về tuổi học sinh; sát sao đôn đốc HS thực hiện đầy đủ nhiệm vụ, quan tâm đảm bảo các quyền theo quy định cho HS, các quy định về hành vi học sinh không được làm đảm bảo các quyền cho học sinh theo quy định.

Tham mưu với cấp ủy chính quyền địa phương làm tốt công tác duy trì số lượng và đảm bảo tỷ lệ chuyên cần, đồng thời làm tốt công tác phối hợp với các tổ chức, ban, ngành, đoàn thể trên địa bàn phường, Cha mẹ học sinh về công tác quản lý giáo dục HS để hạn chế tối đa các vi phạm của HS.

Phát huy vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong việc phối hợp với giáo viên bộ môn, Cha mẹ học sinh để quản lý, kiểm tra, giám sát đôn đốc HS học tập chăm chỉ, có ý thức cao trong các giờ học.

5. Tự đánh giá: Đạt mức 3

Kết luận về Tiêu chuẩn 2

Nhà trường có hiệu trưởng, 01 phó hiệu trưởng có trình độ chuẩn về chuyên môn nghiệp vụ. Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng nhà trường có trưởng đảm bảo về trình độ chuyên môn, quản lý, có bằng trung cấp lí luận chính trị. Hằng năm, được GV, nhân viên trong nhà trường bỏ phiếu tín nhiệm. Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng đều được xếp loại chuẩn hiệu trưởng loại Tốt. Nhà trường có đủ số lượng, cơ cấu GV theo quy định. Cơ cấu GV đảm bảo thực hiện chương trình giáo dục và tổ chức các hoạt động giáo dục của nhà trường, 100% GV nhà trường có trình độ đào tạo đạt chuẩn là đại học. Nhân viên thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ, phục vụ công tác Thư viện, Thiết bị, Văn thư, Thủ quỹ, Y tế, Kế toán được hiệu trưởng phân công đáp ứng các nhiệm vụ được giao theo quy định tại Thông tư số 16/2017/TT-BGDĐT ngày 12/7/2017 hằng năm đều được đánh giá xếp loại viên chức cuối năm đạt mức hoàn thành nhiệm vụ trở lên. HS được tuyển sinh đảm bảo đúng độ tuổi, thực hiện tốt nhiệm vụ và được đảm bảo các quyền lợi theo quy định; nhà trường làm tốt công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho HS, có biện pháp kiểm tra, giám sát, khắc phục ngay những biểu hiện vi phạm nội quy trường, lớp nên hằng năm không có HS mắc tệ nạn xã hội, vi phạm Pháp luật; từ năm học 2017-2018 đến nay, nhà trường đều có đội tuyển HS giỏi cấp thành phố và cấp tỉnh.

           Tuy nhiên, hiệu trưởng, phó hiệu trưởng về ngoại ngữ khả năng sử dụng còn hạn chế nên còn khó khăn trong 1 số hoạt động chuyên môn. Số lượng dự án HS tham gia NCKH hằng năm còn ít, chất lượng đạt giải chưa cao. Công tác bồi dưỡng của nhân viên Bảo vệ chưa có nội dung chuyên sâu. Vẫn còn một số ít HS chưa thực hiện tốt nội quy trường lớp còn mất trật tự trong giờ học, chưa tự giác chăm chỉ học bài làm bài.

Kết quả tự đánh giá các tiêu chí như sau:

Tổng số tiêu chí đánh giá: 04. Trong đó:

Mức 1:

Tổng tiêu chí đạt 4/4 bằng 100%

Tổng tiêu chí không đạt 0/4 bằng 0%

Mức 2:

Tổng tiêu chí đạt 4/4 bằng 100%

Tổng Tiêu chí không đạt 0/4 bằng 0 %

Mức 3:

Tổng tiêu chí đạt 4/4 bằng 100%

Tổng tiêu chí không đạt 0/4 bằng 0%

Tiêu chuẩn 3: Cơ sở vật chất và thiết bị dạy học

Mở đầu

Trường THCS Bắc Lệnh được xây dựng trên tổng số diện tích là 6873,7m2. Với sự đầu tư của nhà nước và từ nhiều nguồn vốn khác nhau, tại thời điểm đánh giá nhà trường có hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học cơ bản đảm bảo đáp ứng cho công tác dạy và học. Năm học 2022 – 2023, nhà trường có khối phòng hành chính quản trị gồm: 01 phòng hiệu trưởng, 01 phòng phó hiệu trưởng, 01 phòng văn phòng, 01 phòng bảo vệ, 01 nhà vệ sinh cho CBGV-NV, 01 nhà để xe GV. Khối phòng học tập gồm: 11 phòng học, 08 phòng bộ môn (gồm 01 phòng Tin học, 01 phòng Ngoại ngữ (Tiếng anh), 01 phòng Công nghệ, 01 phòng Âm nhạc, 01 phòng Mĩ thuật, 02 phòng KHTN, 01 phòng KHXH). Khối phòng hỗ trợ học tập gồm: 01 phòng Thư viện, 01 phòng Thiết bị giáo dục, 01 phòng Tư vấn học đường, 01 phòng truyền thống-Đoàn Đội. Khối phòng phụ trợ gồm: 01 phòng họp hội đồng sư phạm, 03 phòng các tổ chuyên môn (gồm các tổ chuyên môn KHXH, KHTN, BMC), 01 phòng Y tế, 01 nhà kho, 02 khu vệ sinh cho HS (trong đó có 02 phòng riêng cho nam, 02 phòng riêng cho nữ), 01 nhà để xe cho HS, hệ thống cổng tường rào kiên cố. Khu sân chơi, thể dục thể thao gồm: có đủ đảm bảo sân hoạt động chung và khu vực sân, nhà đa năng có dụng cụ, thiết bị vận động phục dạy học môn Giáo dục thể chất và các hoạt động thể dục thể thao. Hạ tầng kỹ thuật nhà trường có: hệ thống cấp nước, cấp điện, thu gom rác thải và hệ thống phòng cháy, chữa cháy đầy đủ. Thiết bị dạy học nhà trường được trang cấp, mua sắm theo chương trình giáo dục phổ thông năm 2018. Các phòng khối hành chính, quản trị được sắp xếp gọn gàng, trang bị tương đối đầy đủ đồ dùng phục vụ cho công việc. Thiết bị dạy học được nhà trường quan tâm mua sắm, bổ sung hàng năm; thư viện đã được công nhận là thư viện tiên tiến tháng 06/2020; trường có hệ thống cây xanh bóng mát, cảnh quan trường lớp đảm bảo xanh – sạch – đẹp – an toàn; khu sân chơi bãi tập được bố trí hợp lý, các công trình như nhà để xe, nhà vệ sinh được đầu tư nâng cấp hàng năm. Các yếu tố trên đủ điều kiện thuận lợi cho các hoạt động dạy học của giáo viên và hoạt động học tập của học sinh trong nhà trường.

Tiêu chí 3.1: Khuôn viên, khu sân chơi, bãi tập

Mức 1:

a) Khuôn viên đảm bảo xanh, sạch, đẹp, an toàn để tổ chức các hoạt động giáo dục;

b) Có cổng trường, biển tên trường và tường hoặc hàng rào bao quanh;

c) Khu sân chơi, bãi tập có đủ thiết bị tối thiểu, đảm bảo an toàn để luyện tập thể dục, thể thao và các hoạt động giáo dục của nhà trường.

Mức 2:

Khu sân chơi, bãi tập đáp ứng yêu cầu tổ chức các hoạt động giáo dục.

Mức 3:

Các trường nội thành, nội thị có diện tích ít nhất 6m2/học sinh; các trường khu vực nông thôn có diện tích ít nhất 10m2/HS; đối với trường trung học được thành lập sau năm 2001 đảm bảo có diện tích mặt bằng theo quy định. Khu sân chơi, bãi tập có diện tích ít nhất bằng 25% tổng diện tích sử dụng của trường.

1. Mô tả hiện trạng 

Mức 1:

Năm học 2022-2023, khuôn viên nhà trường có hệ thống cây bóng mát, bồn hoa, cây cảnh, vườn rau xanh của công đoàn viên và HS; hệ thống các công trình trong khuôn viên trường được sắp xếp, bố trí hợp lý đảm bảo xanh, sạch, đẹp, an toàn, thân thiện và thuận lợi cho việc tổ chức các hoạt động giáo dục và các hoạt động vui chơi của HS; có các khẩu hiệu, pa-nô tuyên truyền phù hợp với mục tiêu, chiến lược của nhà trường [H15-3.1-02].

Nhà trường có cổng trường được xây dựng kiên cố; có biển tên trường, đơn vị chủ quản và có địa chỉ nhà trường đảm bảo theo quy định tại Điều 5 – Điều lệ trường trung học; có hệ thống tường rào bao quanh đảm bảo an toàn cho các hoạt động giáo dục và bảo vệ sở vật chất  nhà trường

Khu sân chơi, bãi tập của nhà trường có diện tích 2.257,7m2. Khu sân chơi có chậu hoa, cây cảnh đảm bảo vệ sinh và thẩm mỹ để phục vụ cho việc học tập. Khu bãi tập có 01 bộ xà đơn, 01 bộ xà kép, có sân bóng chuyền, sân cầu lông, đá cầu. Các thiết bị được trang bị tại khu sân chơi, bãi tập đều được thiết kế đảm bảo an toàn. Tuy nhiên các thiết bị phục vụ cho luyện tập thể dục thể thao cho HS trong nhà trường còn chưa được đồng bộ, phong phú và hiện đại  [H15-3.1-02].

Mức 2:

Khu sân chơi và bãi tập của nhà trường có tổng diện tích là 2.257,7 m2/6873,7m2=32,8% tổng diện tích toàn trường; sân trường bằng phẳng, có cây xanh bóng mát đảm bảo vệ sinh, đáp ứng yêu cầu tổ chức các hoạt động giáo dục. Nhà trường đã bố trí sân chơi, bãi tập phù hợp để học sinh tham gia học tập và thi đấu các bộ môn thể thao như thi đấu bóng chuyền, cầu lông, đá cầu, đẩy gậy, chạy ngắn, nhảy xa, nhảy cao, hoạt động tập thể, trò chơi dân gian, trò chơi truyền thống gắn liền với bản sắc địa phương.

Mức 3:

Nhà trường có tổng diện tích là 6873,7m2 trong đó diện tích dành cho khu sân chơi, bãi tập là 2257,7m2­/6873/7m2 chiếm 32,8%. Trường có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo giấy chứng nhận số BU 623961 do UBND tỉnh Lào Cai cấp ngày 12/02/2015, bình quân 16,9 m2/1HS [H15-3.1-01].

2. Điểm mạnh

Nhà trường có khuôn viên riêng biệt đảm bảo theo tiêu chuẩn các trường khu vực nội thành, nội thị. Khuôn viên nhà trường có hệ thống cây bóng mát, bồn hoa, cây cảnh được bố trí hợp lý đảm bảo xanh, sạch, đẹp, an toàn và thân thiện để tổ chức các hoạt động giáo dục; nhà trường có cổng trường, biển trường đảm bảo theo quy định của Điều 5 Điều lệ trường trung học; có hệ thống tường rào bao quanh đảm bảo an ninh, an toàn.

Khu sân chơi, bãi tập có diện tích 2257,7m2­/6873/7m2 chiếm 32,8% tổng diện tích sử dụng, đáp ứng yêu cầu tổ chức các hoạt động giáo dục; khu sân chơi bãi tập có 01 sân bóng chuyền, 01 sân cầu lông, sân đá cầu, thiết bị tập kết hợp, các thiết bị luyện tập đều theo tiêu chuẩn và đảm bảo an toàn đáp ứng được nhu cầu hoạt động vui chơi, luyện tập thể dục thể thao cho HS và GV.

Nhà trường có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được UBND tỉnh Lào Cai cấp năm 2015 với diện tích sử dụng là 6873,7m2, đảm bảo diện tích bình quân 15,9 m2/1HS.

3. Điểm yếu

Các thiết bị phục vụ cho luyện tập thể dục thể thao của HS trong nhà trường còn chưa được đồng bộ, phong phú, thiếu các thiết bị luyện tập hiện đại.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Trong năm học 2022-2023 và những năm học tiếp theo, nhà trường tiếp tục tham mưu và trình lên cấp trên xin kinh phí, tăng cường công tác xã hội hóa để mua bổ sung đồ dùng, thiết bị hiện đại phục vụ rèn luyện thể lực HS. Tiếp tục giáo dục cho HS ý thức tự giác bảo vệ môi trường, tôn tạo cảnh quan trường lớp theo tiêu chí Sáng – Xanh – sạch – đẹp và an toàn.

Tiếp tục tham mưu, đề xuất mở rộng diện tích nhà trường để nâng cấp khu sân thể dục thể thao giai đoạn 2025-2030

5. Tự đánh giá: Đạt mức 3

Tiêu chí 3.2: Phòng học, phòng học bộ môn và khối phục vụ học tập

Mức 1:

a) Phòng học có đủ bàn ghế phù hợp với tầm vóc HS, có bàn ghế của giáo viên, có bảng viết, đủ điều kiện về ánh sáng, thoáng mát; đảm bảo học nhiều nhất là hai ca trong một ngày;

b) Có đủ phòng học bộ môn theo quy định;

c) Có phòng hoạt động Đoàn – Đội, thư viện và phòng truyền thống.

Mức 2:

a) Phòng học, phòng học bộ môn được xây dựng đạt tiêu chuẩn theo quy định, đảm bảo điều kiện thuận lợi cho HS khuyết tật học hòa nhập;

b) Khối phục vụ học tập, đáp ứng yêu cầu các hoạt động của nhà trường và theo quy định.

Mức 3:

Phòng học, phòng học bộ môn có đủ các thiết bị dạy học theo quy định. Có phòng để tổ chức các hoạt động giáo dục cho HS hoàn cảnh đặc biệt (nếu có).

1. Mô tả hiện trạng

Mức 1:

Năm học 2022-2023 nhà trường có đủ phòng học cho 11 lớp học 02 buổi/ngày, có đủ bàn ghế HS, bàn ghế gồm các loại hai chỗ ngồi, bàn và ghế rời nhau độc lập, đảm bảo tính thẩm mỹ và phù hợp với môi trường học tập, phù hợp với lứa tuổi HS theo quy định tại Thông tư số 26/2011/TTLT-BGDĐT-BKHCN-BYT ngày 16/6/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Y tế; có 11 bộ bàn ghế của giáo viên, 11 bảng viết, các phòng học đảm bảo ánh sáng, thoáng mát. Trong lớp được bố trí biểu bảng, khẩu hiệu học tập, nội quy lớp học, đặc biệt 11/11 phòng đều có máy chiếu hoặc ti vi phục vụ cho việc dạy và học [H16-3.2-01]; [H17-3.2-02].

Nhà trường có 08 phòng học bộ môn đảm bảo theo quy định gồm: 01 phòng học bộ môn Âm nhạc, 01 phòng bộ môn Mĩ thuật, 01 phòng bộ môn Công nghệ, 02 phòng bộ môn KHTN, 01 phòng bộ môn KHXH, 01 phòng bộ môn Tin học, 01 phòng bộ môn Ngoại ngữ (Tiếng anh) đều được kết nối mạng Internet và thiết bị dạy học tương đối đầy đủ. Số lượng phòng học bộ môn đảm bảo đủ theo Thông tư 13/2020/TT-BGD&ĐT ngày 26/5/2020 của BGD&ĐT về tiêu chuẩn cơ sở vật chất trường mầm non, tiểu học và trung học.

Nhà trường có 01 phòng truyền thống – Đoàn Đội lưu giữ những hình ảnh, thành tích về các hoạt động của nhà trường, của Đội với diện tích 74m2; 01 phòng Thư viện phục vụ hoạt động đọc, tra cứu dữ liệu thư viện điện tử và lưu trữ sách vở, tài liệu với diện tích 70,4m2; 01 thư viện ngoài trời với diện tích 92,82m2.

Mức 2:

Nhà trường có 11 phòng học, 08 phòng học bộ môn có diện tích được xây dựng tương đối đảm bảo theo quy định tại Thông tư 14/2020/TT-BGD&ĐT ngày 26/05/2020. Phòng học, phòng học bộ môn đảm bảo điều kiện thuận lợi cho học sinh khuyết tật học hòa nhập. Các phòng học đều có hệ thống cửa chính, cửa sổ đảm bảo thoáng mát, được trang bị bàn ghế, hệ thống chiếu sáng, bảng chống lóa phục vụ tốt cho hoạt động dạy và học [H16-3.2-01].

Khối phòng hỗ trợ học tập của nhà trường có 04 phòng, đáp ứng yêu cầu hoạt động của nhà trường, đảm bảo theo quy định tại Thông tư 13/2020/TT-BGDĐT;14/2020/TT-BGDĐT ngày 26/5/2020 gồm: 01 phòng Đoàn, Đội – Truyền thống, 01 phòng Thư viện, 01 phòng Y tế – Tư vấn học đường và hỗ trợ giáo dục HS khuyết tật, 01 phòng thiết bị giáo dục. Tuy nhiên diện tích 1 số phòng hỗ trợ học tập như phòng Y tế, Tư vấn học đường chưa thật sự đảm bảo.

Mức 3:

Các phòng học, phòng học bộ môn của nhà trường cơ bản có đủ các thiết bị dạy học theo quy định tại Thông tư 14/2020/TT-BGD&ĐT ngày 26/05/2020. Phòng học bộ môn có các trang thiết bị phù hợp với đặc trưng bộ môn; được sắp xếp hợp lý, thuận tiện cho việc sử dụng và bảo quản.  Phòng học bộ môn Tin học được trang bị máy chủ, hệ thống máy tính kết nối mạng, đảm bảo điều kiện thuận lợi cho HS khuyết tật học hòa nhập [H20-3.5-01]

2. Điểm mạnh

Nhà trường đã có đủ phòng học, phòng học bộ môn, khối phòng hỗ trợ học tập. Các phòng học, phòng bộ môn đảm bảo đủ ánh sáng, có bảng chống loá, lớp học thoáng mát, đủ bàn ghế phù hợp với các đối tượng HS, có bàn ghế của giáo viên, bảng viết và nội quy niêm yết trong mỗi phòng học.

Các phòng học bộ môn có diện tích cơ bản đảm bảo theo Điều 4 – Thông tư 14/2020/TT-BGDĐT, được trang bị các thiết bị tối thiểu, máy tính kết nối internet, máy chiếu phục vụ cho hoạt động dạy và học.

           Khối hỗ trợ học tập của nhà trường có đủ các phòng theo quy định tại khoản 2 Điều 14 thông tư 13/2020/TT-BGDĐT, diện tích đảm bảo, được bố trí phù hợp với điều kiện của nhà trường.

3. Điểm yếu

Diện tích 1 số phòng hỗ trợ học tập như phòng Y tế, Tư vấn học đường… chưa thật sự đảm bảo còn nhỏ hẹp.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Năm học 2022-2023 và các năm tiếp theo Ban giám hiệu cho rà soát, kiểm tra, thống kê đồ dùng, thiết bị hư hỏng, xuống cấp của phòng học bộ môn, thiết bị, bàn ghế, máy tính… để có kế hoạch sửa chữa, nâng cấp kịp thời phục vụ cho công tác giảng dạy và học tập; hàng năm lập kế hoạch đề nghị mua sắm, bổ sung thêm các thiết bị, đồ dùng dạy học cho các phòng học bộ môn; có kế hoạch mua sắm, bổ sung một số thiết bị dạy học tối thiểu dành cho học sinh khuyết tật; cải tạo nâng cấp để tăng diện tích và công năng sử dụng của các phòng.

Tổ chức thi làm đồ dùng dạy học để tăng thêm nguồn đồ dùng dạy học trong các phòng học bộ môn.

5. Tự đánh giá: Mức 3

Tiêu chí 3.3: Khối phòng hành chính – quản trị

Mức 1:

a) Đáp ứng yêu cầu tối thiểu các hoạt động hành chính, quản trị của nhà trường;

b) Khu để xe được bố trí hợp lý, đảm bảo an toàn, trật tự;

c) Định kì được sửa chữa, bổ sung các thiết bị hành chính – quản trị.

Mức 2

Khối hành chính – quản trị theo quy định; khu bếp, nhà ăn, nhà nghỉ (nếu có) phải đảm bảo sức khỏe, an toàn, vệ sinh cho giáo viên, nhân viên và HS.

Mức 3

Khối hành chính – quản trị có đầy đủ các thiết bị được sắp xếp hợp lý, khoa học và hỗ trợ hiệu quả các hoạt động của nhà trường.

  1. Mô tả hiện trạng

Mức 1:

Nhà trường có khối phòng hành chính – quản trị đáp ứng yêu cầu tối thiểu các hoạt động hành chính, quản trị theo Thông tư 13/2020/TT-BGDĐT ngày 26/5/2020 gồm: 01 phòng Hiệu trưởng, 01 phòng Phó hiệu trưởng; 01 phòng Đảng – Đoàn thể; 01 phòng Văn phòng; 01 phòng Y tế; 01 phòng Tư vấn học đường; 03 phòng tổ Chuyên môn; 01 phòng Bảo vệ; 01 khu để xe cho CBGVNV, HS; 01 nhà kho [H18-3.3-02].

Nhà trường có 01 nhà để xe với diện tích 374,4 m2 dành cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và HS. Nhà xe được bố trí trong khuôn viên nhà trường, có tường rào bao quanh, đảm bảo an toàn, nhà xe được phân thành từng khu, mỗi khu là một lớp riêng biệt đảm bảo trật tự, an toàn [H16-3.2-01].

Hằng năm, nhà trường đều có kế hoạch kiểm kê cơ sở vật chất, mua bổ sung các thiết bị và sửa chữa các thiết bị hư hỏng cho các phòng khối hành chính – quản trị và được theo dõi thường xuyên [H18-3.3-01].

Mức 2:

Các phòng khối hành chính – quản trị đủ theo quy định gồm: 01 phòng làm việc của hiệu trưởng với diện tích 15,95 m2; 01 phòng làm việc của phó hiệu trưởng với diện tích 31,9 m2; 01 phòng hội đồng sư phạm với diện tích 82,65 m2; 03 phòng tổ chuyên môn; 01 phòng y tế trường học diện tích 17,57 m2 được trang bị các dụng cụ khám bệnh tối thiểu; 01 nhà kho; 01 phòng thường trực bảo vệ diện tích 22,4 m2; các phòng khối hành chính – quản trị có đủ theo quy định đáp ứng yêu cầu tối thiểu các hoạt động giáo dục trong nhà trường.

Mức 3:

Các phòng trong khối hành chính – quản trị của nhà trường được trang bị đầy đủ trang thiết bị cần thiết như: bàn làm việc, bàn tiếp khách, máy tính, tủ lưu trữ hồ sơ, đồ dùng thiết bị được sắp xếp tương đối khoa học, gọn gàng, phòng thiết bị được trang bị đầy đủ đồ dùng đã hỗ trợ tương đối hiệu quả cho các hoạt động giáo dục của nhà trường [H6-1.6-02]; [H18-3.3-02].

2. Điểm mạnh

Nhà trường đã có đủ các phòng khối hành chính – quản trị theo đúng quy định, được trang bị máy tính, máy in, các trang thiết bị, máy tính được kết nối Internet đáp ứng được các hoạt động của nhà trường. Các phòng hành chính – quản trị được sắp xếp gọn gàng, khoa học.

Nhà trường có diện tích khu nhà để xe cho giáo viên và học sinh rộng rãi có phân khu rõ ràng. Hằng năm, nhà trường đã tổ chức kiểm kê, có kế hoạch sửa chữa, mua sắm bổ sung các thiết bị cho các phòng khối hành chính – quản trị.

3. Điểm yếu

Một số phòng trong khối Hành chính Quản trị diện tích còn hẹp so với quy định.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Năm học 2022-2023 và các năm học tiếp theo nhà trường tiếp tục xây dựng kế hoạch tiết kiệm nguồn kinh phí để sửa chữa, bảo dưỡng, nâng cấp, bổ sung các thiết bị cho khối Hành chính – Quản trị phục vụ các hoạt động dạy học.

5. Tự đánh giá: Đạt mức 3

Tiêu chí 3.4: Khu vệ sinh, hệ thống cấp thoát nước

  Mức 1:

a) Khu vệ sinh riêng cho nam, nữ, giáo viên, nhân viên, học sinh đảm bảo không ô nhiễm môi trường; khu vệ sinh đảm bảo sử dụng thuận lợi cho học sinh khuyết tật học hòa nhập;

b) Có hệ thống thoát nước đảm bảo vệ sinh môi trường; hệ thống cấp nước sạch đảm bảo nước uống và nước sinh hoạt cho giáo viên, nhân viên và học sinh;

c) Thu gom rác và xử lý chất thải đảm bảo vệ sinh môi trường.

  Mức 2:

a) Khu vệ sinh đảm bảo thuận tiện, được xây dựng phù hợp với cảnh quan và theo quy định;

b) Hệ thống cấp nước sạch, hệ thống thoát nước, thu gom và xử lý chất thải đáp ứng quy định của Bộ GD&ĐT và Bộ Y tế.

1. Mô tả hiện trạng

Mức:

Nhà trường có 04 nhà vệ sinh (02 nhà vệ sinh giáo viên; 02 nhà vệ sinh học sinh) với tổng diện tích là 78,97 m2. Ngoài ra còn có 02 nhà vệ sinh (01 phòng nữ, 01 phòng nam) được xây dựng khép kín tại khu dãy nhà Đa năng. Nhà trường có các nhà vệ sinh dành riêng cho CBGV, NV và học sinh. Các khu vệ sinh được bố trí nam, nữ riêng biệt, có đủ nước, ánh sáng, được vệ sinh sạch sẽ thường xuyên thân thiện với môi trường. Nhà trường có khu rửa tay với nước sạch và có xà phòng sát khuẩn [H19-3.4-01].

Trường có hệ thống thoát nước đảm bảo vệ sinh môi trường; có hệ thống cấp nước sạch, đảm bảo nước uống và nước sinh hoạt cho giáo viên, nhân viên, học sinh [H19-3.4-03].

Trường có hợp đồng với công ty môi trường, hằng ngày CBGV, NV và HS thu gom, phân loại rác thải hữu cơ, vô cơ để nhân viên đến thu gom xử lý rác đảm bảo an toàn không gây ô nhiễm môi trường [H19-3.4-02].

          Mức 2:

Các khu nhà vệ sinh của nhà trường được bố trí hợp lý, phù hợp với cảnh quan trường học, an toàn, thuận tiện, sạch sẽ. Các khu vệ sinh của nhà trường đều được thiết kế, đầu tư xây dựng đảm bảo vệ sinh môi trường theo quy định tại Thông tư liên tịch 13/2016TTLT-BGD&ĐT-BYT, mỗi khu có nhà vệ sinh nam, nữ tách riêng, có hệ thống bể phốt, hệ thống thoát nước khép kín đảm bảo vệ sinh không gây ô nhiễm môi trường.

Hệ thống cấp nước sạch của nhà trường đảm bảo đủ nước uống và nước sinh hoạt cho GV, nhân viên, HS được thể hiện trong hợp đồng cung cấp nước uống (Hợp đồng số: 6800/CN2/2016) và hợp đồng cung cấp nước sạch với Công ty cấp nước tỉnh Lào Cai – chi nhánh cấp nước số 2. Hệ thống cung cấp nước sạch, thoát nước; các phương tiện, dụng cụ để đựng và phân loại rác thải có nắp đậy, các dụng cụ này thuận tiện cho việc thu gom rác của nhân viên môi trường đảm bảo vệ sinh. Tuy nhiên những ngày mưa lớn kéo dài hệ thống thoát nước khu vực cổng trường thường bị quá tải do toàn bộ lượng nước lớn trên đường đổ về.

2. Điểm mạnh

Nhà trường có khu nhà vệ sinh riêng cho GV và HS. Các nhà vệ sinh thường xuyên đảm bảo sạch sẽ, xây dựng đúng quy chuẩn, phù hợp cho mọi đối tượng sử dụng, nhà vệ sinh có biển cho nam và nữ rõ ràng; các nhà vệ sinh đảm bảo kín đáo, hệ thống thoát nước tốt không gây ô nhiễm môi trường. Trường có khu rửa tay với nước sạch và xà phòng sát khuẩn dành cho HS.

Nhà trường có hệ thống cung cấp nước sạch đảm bảo theo quy định của Bộ GD&ĐT và Bộ Y tế  đáp ứng đủ nước uống và nước sinh hoạt cho giáo viên, nhân viên và HShọc sinh nhà trường. Có hệ thống thoát nước, thu gom và xử lý nước thải tương đối tốt, hợp vệ sinh môi trường.

3. Điểm yếu

          Những ngày mưa lớn kéo dài hệ thống thoát nước khu vực cổng trường bị quá tải do toàn bộ nước lớp trên đường đổ về (đường dốc về phía cổng và cao hơn mặt bằng cổng trường)

          4. Kế hoạch cải tiến chất lượng

   Trong năm học 2022-2023, nhà trường huy động CMHS cùng CBGVNV trong nhà trưởng tổ chức cải tạo, nâng cấp hệ thống thoát nước khu vực cổng trường đảm bảo không bị đọng nước khi có mưa to kéo dài.

5. Tự đánh giá: Đạt mức 2

Tiêu chí 3.5: Thiết bị

Mức 1:

a) Có đủ thiết bị văn phòng và các thiết bị khác phục vụ các hoạt động của nhà trường;

b) Có đủ thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu tối thiểu theo quy định;

c) Hằng năm các thiết bị được kiểm kê, sửa chữa.

Mức 2

a) Hệ thống máy tính được kết nối Internet phục vụ công tác quản lý, hoạt động dạy học;

b) Có đủ thiết bị dạy học theo quy định;

c) Hằng năm, được bổ sung các thiết bị dạy học và thiết bị dạy học tự làm.

Mức 3

Thiết bị dạy học, thiết bị dạy học tự làm được khai thác, sử dụng hiệu quả đáp ứng yêu cầu đổi mới nội dung phương pháp dạy học và nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.

1. Mô tả hiện trạng

Mức 1:

Nhà trường có đủ các thiết bị văn phòng phục vụ các hoạt động của nhà trường, cụ thể: các phòng hiệu trưởng, phó hiệu trưởng đều được trang bị 01 Laptop, 01 máy in, 01 tủ đựng tài liệu, 01 bộ bàn ghế làm việc và 01 bộ bàn ghế uống nước; bộ phận văn phòng nhà trường được trang bị 01 máy tính, 01 máy in,  01 máy phô tô. Văn phòng hội đồng sư phạm nhà trường có quạt trần, điều hòa điện thắp sáng và đủ bàn ghế cho CBGV, NV làm việc; phòng thiết bị được trang bị giá để thiết bị, được sắp xếp ngăn nắp, gọn gàng, thuận lợi cho việc mượn và sử dụng thiết bị của cán bộ, giáo viên [H6-1.6-02]; [H18-3.3-02].

Nhà trường có đủ thiết bị dạy học tối thiểu phục vụ giảng dạy và học tập đảm bảo theo quy định tại Thông tư 15/2009/TT BGD&ĐT ngày 16/7/2009 và Thông tư số 19/TT BGD&ĐT ngày 11/8/2009, về việc ban hành danh mục thiết bị dạy học tối thiểu dùng cho giáo dục THCS như: Tranh ảnh, dụng cụ, mô hình của tất cả các môn học, máy chiếu và các đồ dùng khác. Các lớp học có đủ bàn ghế ngồi cho HS và 01 bộ bàn ghế giáo viên, các lớp học đã được lắp đặt máy chiếu hoặc tivi để phục vụ hoạt động giảng dạy và học tập [H20-3.5-01].

Hằng năm nhà trường tổ chức kiểm kê các thiết bị 01 lần/năm học để xây dựng kế hoạch bảo quản, sửa chữa, thay thế các đồ dùng thiết bị không còn sử dụng được. Đồng thời xây dựng Kế hoạch bổ sung các thiết bị phục vụ cho các hoạt động giáo dục của nhà trường [H18-3.3-01]; [H20-3.5-02].

Mức 2:

Toàn bộ hệ thống máy tính của nhà trường đều được kết nối Internet; hệ thống máy tính phòng tin học được kết nối mạng với máy chủ phục vụ cho việc học tập trao đổi của HS và quản lý tiết dạy của GV. Nhà trường đã sử dụng phần mềm cơ sở dữ liệu ngành, trường học kết nối, phần mềm Edu trong công tác quản lý các hoạt động giáo dục. Bên cạnh đó CBQL, GV nhân viên đều sử dụng gmail để nhận thư điện tử của cấp trên triển khai và trong trao đổi sinh hoạt chuyên môn trên trường học kết nối. Từ năm học 2021-2022 thực hiện chuyển đổi số nhà trường quản lý hồ điện tử của nhà trường và GV trên phần mềm Edu [H20-3.5-03].

Nhà trường có các thiết bị dạy học, theo quy định Thông tư 15/2009/TT-BGD&ĐT ngày 16/7/2009 và Thông tư 19/2009/TT-BGD&ĐT ngày 11/8/2009; Thông tư 38/2021/TT-BGD&ĐT ngày 30/12/2021 của BGD&ĐT về việc Ban hành danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp trung học cơ sở gồm: Tủ đựng thiết bị, máy chiếu, quả địa cầu, tranh ảnh, có phòng tin đáp ứng cho việc học tin học, có máy chiếu, ti vi phục vụ cho hoạt động dạy học, có thiết bị phục vụ cho môn âm nhạc; ngoài ra còn có các đồ dùng khác như tranh ảnh, bản đồ, lược đồ, mô hình, đồ dùng phục vụ cho các môn Toán, KHTN, Lịch sử, Địa lý [H6-1.6-02].

Hằng năm, nhà trường có kế hoạch kiểm kê tài sản, đồ dùng thiết bị để mua bổ sung thêm các thiết bị dạy học cần thiết và sửa chữa các thiết bị hỏng. Đồng thời, nhà trường cũng phát động cán bộ, giáo viên tự làm các đồ dùng để phục vụ công tác dạy và học [H18-3.5-01]; [H20-3.5-04].

Mức 3:

Hằng năm, nhà trường phát động cho giáo viên tự làm đồ dùng, thiết bị dạy học, đáp ứng việc đổi mới phương pháp dạy học; từ đó thúc đầy giáo viên tích cực khai thác, sử dụng hiệu quả các trang thiết bị, đồ dùng dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học, tạo hứng thú học tập cho HS và nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. Tuy nhiên, đồ dùng dạy học do giáo viên tự làm còn ít, chất lượng chưa cao; một số thiết bị có sẵn đã cũ nên hiệu quả sử dụng còn có khó khăn hạn chế [H4-1.4-03]; [H7-1.7-06].    

2. Điểm mạnh

Nhà trường có đủ các thiết bị văn phòng và các thiết bị khác phục vụ cho các hoạt động của nhà trường. Hằng năm, nhà trường đều tổ chức kiểm kê đồ dùng, thiết bị và có kế hoạch mua sắm bổ sung. Hệ thống máy tính nhà trường đều được kết nối Internet phục vụ cho công tác quản lý, hoạt động dạy học và đem lại hiệu quả cao,

Hằng năm, nhà trường phát động cho giáo viên tự làm đồ dùng, thiết bị dạy học; khai thác, sử dụng có hiệu quả đồ dùng tự làm và các thiết bị có sẵn đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học và nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.

3. Điểm yếu

Đồ dùng dạy học do giáo viên tự làm còn ít, chất lượng chưa cao; một số thiết bị có sẵn đã cũ nên hiệu quả sử dụng còn có khó khăn hạn chế.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Hằng năm, sau rà soát, kiểm kê các thiết bị đồ dùng, lập kế hoạch sửa chữa các thiết bị xuống cấp và mua bổ sung đồ dùng, thiết bị, hóa chất phục vụ dạy và học môn khoa học tự nhiên...vào đầu năm học từ nguồn chi thường xuyên cho hoạt động chuyên môn của nhà trường và từ các nguồn kinh phí vận động tài trợ.

Thường xuyên phát động làm đồ dùng dạy học đến toàn thể CBGV để bổ sung vào kho thiết bị chung của nhà trường.

5. Tự đánh giá: Đạt mức 3

Tiêu chí 3.6: Thư viện

Mức 1:

a) Được trang bị sách, báo, tạp chí, bản đồ, tranh ảnh giáo dục, băng đĩa giáo khoa và các xuất bản phẩm tham khảo tối thiểu phục vụ hoạt động nghiên cứu, hoạt động dạy học, các hoạt động khác của nhà trường;

b) Hoạt động của Thư viện đáp ứng yêu cầu tối thiểu về nghiên cứu, hoạt động dạy học, các hoạt động khác của CBQL, giáo viên, nhân viên, HS;

c) Hằng năm thư viện được kiểm kê, bổ sung sách, báo, tạp chí, bản đồ, tranh ảnh giáo dục, băng đĩa giáo khoa và các xuất bản phẩm tham khảo.

Mức 2:

Thư viện của nhà trường đạt Thư viện trường học đạt chuẩn trở lên.

Mức 3:

 Thư viện của nhà trường đạt thư viện trường học tiên tiến trở lên. Hệ thống máy tính của Thư viện được kết nối internet đáp ứng nhu cầu nghiên cứu hoạt động dạy học, các hoạt động khác của CBQL, giáo viên, nhân viên và HS.

1. Mô tả hiện trạng

Mức 1:

Nhà trường có phòng Thư viện gồm phòng đọc, Thư viện ngoài trời đảm bảo đủ diện tích, ánh sáng với diện tích 163,20.m2, được sắp xếp, bố trí an toàn, khoa học, thân thiện, sinh động và phù hợp với tâm sinh lí lứa tuổi học sinh trung học. Thư viện nhà trường có bàn làm việc của cô thủ thư, bàn ghế, phương tiện thiết yếu để phục vụ cho các hoạt động nghiên cứu, học tập và giảng dạy; số lượng sách báo đáp ứng nhu cầu dạy và học của giáo viên, học sinh; trong đó sách giáo khoa có 957 bản, sách thiếu nhi 354 bản, sách tham khảo 2627 bản, sách nghiệp vụ 1390 bản, sách báo tạp chí 402; Từ năm học 2021-2022 nhà trường có thêm thư viện điện tử số với số lượt truy cập là 320 lượt [H21-3.6-03]; [H21-3.6-04]; đường link vào thư viện điện tử https://thcs-baclenh-laocai.violet.vn. Hệ thống sổ sách Thư viện có đủ theo quy định tại Quyết định số 01/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 02/01/2003 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT gồm: Nội quy; danh mục các đầu sách để tra cứu, sách tham khảo, sách nghiệp vụ. Hằng năm, có kiểm kê số lượng cán bộ, giáo viên nhân viên, HS mượn trả sách.

Thư viện có lịch hoạt động từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần. Hoạt động của Thư viện nhà trường đã đáp ứng được yêu cầu tối thiểu về nghiên cứu, hoạt động dạy học, các hoạt động khác của CBQL, GVNV và HS. Tuy nhiên, việc khai thác tài nguyên thư viện phục vụ cho hoạt động học tập của một số GV và HS còn chưa được thường xuyên [H21-3.6-03].

Hằng năm, Thư viện được kiểm kê, bổ sung sách, báo, tạp chí, bản đồ, tranh ảnh giáo dục, tài liệu sách tham khảo và các văn bản quy phạm pháp luật [H21-3.6-04].

Mức 2:

Thư viện nhà trường đảm bảo các điều kiện về diện tích, các trang thiết bị, tài liệu đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, truy cập phục vụ các hoạt động dạy – học và các hoạt động khác của CBQL, GV và HS nhà trường đạt chuẩn theo các tiêu chí trường đạt chuẩn Quốc gia [H21-3.6-04].

 Mức 3:

 Thư viện nhà trường được sở GD&ĐT Lào Cai công nhận đạt Thư viện trường học tiên tiến theo Quyết định số 449/QĐ-SGD&ĐT ngày 02 tháng 6 năm 2020. Thư viện có 04 máy tính được kết nối Internet đáp ứng yêu cầu đọc, truy cập các hoạt động khác của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh trên thư viện điện tử. Hằng năm, nhà trường có báo cáo sơ kết, tổng kết về công tác thư viện [H21-3.6-05].

2. Điểm mạnh

Thư viện nhà trường đã đạt Thư viện trường học tiên tiến, hoạt động của Thư viện đáp ứng yêu cầu tối thiểu về nghiên cứu, hoạt động dạy học, các hoạt động khác của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, HS.

Thư viện được trang bị máy tính kết nối Internet đáp ứng yêu truy cập nguồn học liệu trên thư viện điện tử.

3. Điểm yếu

Việc khai thác tài nguyên Thư viện phục vụ cho hoạt động học tập, bồi dưỡng của một số giáo viên và HS còn chưa được thường xuyên.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Năm học 2022-2023 và những năm tiếp theo nhà trường tiếp tục phát huy điểm mạnh, động viên, khích lệ giáo viên, HS thường xuyên nghiên cứu sách báo, tài liệu tham khảo tại Thư viện. Xây dựng kế hoạch hoạt động Thư viện phong phú, hấp dẫn, thu hút bạn đọc, thuận lợi hơn cho giáo viên và HS nghiên cứu, học tập. Hằng năm kiểm kê, bổ sung sách, báo, tạp chí, bản đồ, tranh ảnh giáo dục để thư viện ngày càng phong phú hơn.

Duy trì các hoạt động của Thư viện trường học tiên tiến, lắp bổ sung máy tính để cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và HS có thêm thiết bị để tra cứu dữ liệu điện tử phục vụ giảng dạy và học tập.

  Trong năm học thường xuyên giới thiệu sách mới theo chủ đề; phối hợp với thư viện tỉnh hằng năm, tổ chức hoạt động giới thiệu sách, tài liệu và thi tìm hiểu về sách, truyện nhằm tăng cường văn hóa đọc đến từng học sinh.

5. Tự đánh giá: Đạt mức 3

Kết luận về Tiêu chuẩn 3

Nhà trường có cơ sở vật chất khang trang. Nhà trường có khuôn viên riêng biệt, có hàng rào bao quanh, có sân chơi, bãi tập phục vụ cho học tập và vui chơi của HS, đảm bảo diện tích/HS theo quy định. Khối phòng học, phòng học bộ môn và các phòng chức năng có đủ theo Thông tư 14/2020/TT-BGD&ĐT, được xây dựng đảm bảo theo quy định. Các phòng học bộ môn được trang bị máy tính kết nối internet, máy chiếu và các thiết bị tối thiểu phục vụ cho công tác giảng dạy và học tập của GV và HS đảm bảo chất lượng. Các phòng khối hành chính quản trị được trang bị máy tính kết nối internet, máy in đáp ứng phục vụ cho các hoạt động của nhà trường. Nhà trường có khu nhà vệ sinh riêng dành cho giáo viên và HS. Các khu vệ sinh đều bảo đảm sạch sẽ, thân thiện với môi trường; có hệ thống cung cấp nước sạch đảm bảo theo quy định của Bộ GD&ĐT và Bộ Y tế; có hệ thống phân loại, thu gom rác thải hợp vệ sinh môi trường. Nhà trường có đủ các thiết bị văn phòng, các thiết bị dạy học phục vụ công tác dạy học hệ thống máy tính đều được kết nối Internet phục vụ hiệu quả cho công tác quản lý, hoạt động dạy học. Thư viện nhà trường có đầy đủ sách báo, tài liệu, thiết bị dạy học, phục vụ tốt hoạt động giáo dục và được công nhận Thư viện trường học tiên tiến.

Nhà trường còn chưa có các thiết bị tập luyện thể dục thể thao hiện đại. Một số thiết bị, máy tính, máy chiếu đã cũ phải thường xuyên sửa chữa. Việc khai thác tài nguyên thư viện phục vụ cho hoạt động học tập, bồi dưỡng của một số giáo viên và HS còn chưa được thường xuyên.

Kết quả tự đánh giá các tiêu chí như sau:

Tổng số tiêu chí đánh giá: 06. Trong đó:

Mức 1:

Tổng tiêu chí đạt 6/6 bằng 100%

Tổng tiêu chí không đạt 0/6 bằng 0%

Mức 2:

Tổng tiêu chí đạt 6/6 bằng 100%

Tổng Tiêu chí không đạt 0/6 bằng 0%

  Mức 3:

Tổng tiêu chí đạt 5/5 bằng 100%

Tổng tiêu chí không đạt 0/5 bằng 0%

Tiêu chuẩn 4: Quan hệ giữa nhà trường gia đình và xã hội

Mở đầu

Trường THCS Bắc Lệnh luôn nhận được sự quan tâm của cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban ngành, đoàn thể, các tổ chức xã hội và cha mẹ học sinh trong việc quản lý và giáo dục học sinh. Hằng năm, xác định rõ công tác giáo dục học sinh không chỉ là nhiệm vụ của riêng nhà trường mà còn là trách nhiệm của toàn xã hội nên nhà trường đã xây dựng tốt mối quan hệ giữa gia đình – nhà trường – xã hội. Ban đại diện cha mẹ học sinh được thành lập và hoạt động theo đúng quy định tại Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh (Thông tư 55/2011/TT-BGDĐT ngày 22/11/2011). Nhà trường đã chủ động tham mưu với cấp ủy Đảng, chính quyền và phối hợp với các tổ chức đoàn thể, cá nhân ở địa phương để huy động nguồn lực phát triển nhà trường, xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thực hiện tốt mục tiêu, kế hoạch giáo dục.

Tiêu chí 4.1: Ban đại diện cha mẹ học sinh.

Mức 1:

a) Được thành lập và hoạt động theo quy định tại Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh;

b) Có kế hoạch hoạt động theo năm học;

c) Tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động đúng tiến độ.

Mức 2:

Phối hợp có hiệu quả với nhà trường trong việc tổ chứa thực hiện nhiệm vụ năm học và các hoạt động giáo dục: hướng dẫn, tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chủ trương chính sách về giáo dục đối với cha mẹ học sinh; huy động học sinh đến trường, vận động học sinh có nguy cơ bỏ học trở lại lớp.

Mức 3:

Phối hợp có hiệu quả với nhà trường, xã hội trong việc thưc hiện các nhiệm vụ theo quy định Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh.

1. Mô tả hiện trạng. 

Mức 1:

Vào đầu các năm học, Ban đại diện cha mẹ học sinh của lớp và Ban đại diện CMHS của trường được bầu và thành lập theo đúng quy định tại Điều 3 của Thông tư số 55/2011/TT-BGDĐT ngày 22/11/2011 của Bộ trưởng BGD&ĐT. Thành phần Ban đại diện cha mẹ học sinh của mỗi lớp gồm 03 thành viên (01 trưởng ban, 01 phó ban, 01 ủy viên); Ban đại diện cha mẹ học sinh được bầu ra để đại diện cho lớp thực hiện các hoạt động giáo dục trong năm học [H22-4.1-04]. Ban đại diện cha mẹ học sinh của nhà trường gồm 05 thành viên: 01 trưởng ban, 01 phó ban, 03 ủy viên. Các thành viên của Ban đại diện cha mẹ học sinh nhà trường là trưởng ban hoặc phó ban của Ban đại diện cha mẹ học sinh của các lớp [H22-4.1-01]. Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp, nhà trường hoạt động theo quy định tại Điều 9 Thông tư số 55/2011/TT-BGDĐT ngày 22/11/2011: tổ chức các cuộc họp; phối hợp với nhà trường thực hiện nhiệm vụ năm học và các hoạt động giáo dục theo nội dung được thống nhất tại cuộc họp đầu năm học của Ban đại diện cha mẹ học sinh; hướng dẫn, tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước về giáo dục đối với cha mẹ học sinh nhằm nâng cao trách nhiệm chăm sóc, bảo vệ, giáo dục HS [H22-4.1-02].

Hằng năm, Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp, nhà trường xây dựng kế hoạch hoạt động. Kế hoạch có sự tham gia đóng góp ý kiến của các thành viên trong Ban đại diện cha mẹ học sinh của các lớp và Ban giám hiệu nhà trường nhằm phát huy tốt công tác phối hợp giữa gia đình, nhà trường trong việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục học sinh [H22-4.1-04].

Ban đại diện cha mẹ HS của các lớp, nhà trường tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động đúng tiến độ. Hằng năm, nhà trường tổ chức họp cha mẹ học sinh tối thiểu ba cuộc họp: họp cha mẹ học sinh đầu năm học, họp cha mẹ học sinh cuối học kì I, họp cha mẹ học sinh cuối năm học để thông báo đến từng cha mẹ HS về các hoạt động giáo dục, kết quả hai mặt giáo dục và các khoản thu chi, các chế độ chính sách của HS, đồng thời thảo luận đưa ra các giải pháp để phối hợp giáo dục học sinh, xây dựng nhà trường ngày càng phát triển [H1-1.1-02]; [H1-1.1-06]; [H22-4.1-03];            

Mức 2:

Hằng năm, Ban đại diện cha mẹ học sinh đã phối hợp với nhà trường trong việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ năm học và các hoạt động giáo dục học sinh như: Vận động cha mẹ học sinh và các tổ chức cá nhân hỗ trợ xây dựng CSVC, tu sửa cảnh quan trường lớp; phối hợp giáo dục đạo đức lối sống cho học sinh; tham gia cùng tổ chức các hoạt động tập thể; hoạt động ngoài giờ lên lớp; các hoạt động trải nghiệm gắn với mô hình trường học thực tiễn…. Ban đại diện cha mẹ học sinh còn phối hợp tốt với nhà trường trong công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về giáo dục; tham gia nhiệt tình trong công tác vận động học sinh có nguy cơ bỏ học trở lại lớp. Tuy nhiên vẫn còn có thành viên Ban đại diện cha mẹ học sinh của các lớp phối hợp chưa được thường xuyên với nhà trường trong 1 số hoạt động giáo dục trong năm học [H1-1.1-06]; [H22-4.1-02]; [H22-4.1-04].

Mức 3:

Hằng năm Ban đại diện cha mẹ học sinh phối hợp có hiệu quả với nhà trường trong việc vận động cha mẹ học sinh tham gia lao động, ủng hộ nhà trường xây dựng CSVC và cảnh quan trường lớp học; phối hợp với trạm Y tế, Công an phường, Đoàn Thanh niên phường và các tổ chức khác trên địa bàn phường trong công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chủ trương chính sách về giáo dục. Tổ chức các hoạt động giáo dục học sinh trong các kỳ nghỉ hè, các hoạt động giao lưu với cộng đồng; phối hợp trong công tác định hướng nghề nghiệp, phân luồng sau tốt nghiệp Trung học cơ sở [H1-1.1-02]; [H6-1.6-05]; [H22-4.1-04].

2. Điểm mạnh

Hằng năm, Ban đại diện cha mẹ học sinh được kiện toàn và hoạt động theo đúng Điều lệ; có kế hoạch hoạt động và tổ chức thực hiện hiệu quả; phối hợp tốt với nhà trường, xã hội trong việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ năm học và các hoạt động giáo dục. Đa số cha mẹ học sinh phối hợp thường xuyên với giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn và các tổ chức đoàn thể trong nhà trường để giáo dục HS, tham gia các hoạt động của nhà trường.

3. Điểm yếu

Trong Ban đại diện cha mẹ học sinh còn có thành viên của các lớp phối hợp chưa được thường xuyên với nhà trường trong 1 số hoạt động giáo dục trong năm học

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Hằng năm, tổ chức họp và kiện toàn Ban đại diện cha mẹ học sinh nhà trường và các lớp, xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch tốt hơn nữa để xây dựng và phát triển nhà trường, nâng cao chất lượng dạy học.

Năm học 2022 – 2023 và các năm học tiếp theo, nhà trường tiếp tục tạo điều kiện cho Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp, trường thực hiện đảm bảo các nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm theo Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh. lựa chọn những cha mẹ học sinh có điều kiện về thời gian, nhiệt tình, tích cực tham gia vào Ban đại diện cha mẹ học sinh, đồng thời động viên những cha mẹ HS khác cần tích cực hơn trong các hoạt động của lớp, của trường. Kết hợp chặt chẽ hơn nữa với nhà trường trong việc tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục. Ban đại diện cha mẹ học sinh tiếp tục phối hợp với nhà trường để huy động thêm ngồn kinh phí hợp pháp từ các tổ chức xã hội để tiếp tục đầu tư xây dựng CSVC, cảnh quan nhà trường. Đổi mới các buổi họp cha mẹ học sinh, xây dựng lòng tin và sự đồng thuận của cha mẹ cùng phối hợp để xây dựng và phát triển nhà trường.

5. Tự đánh giá: Đạt mức 3

Tiêu chí 4.2: Công tác tham mưu cấp ủy Đảng, chính quyền và phối hợp với các tổ chức, cá nhân của nhà trường

Mức 1:

a) Tham mưu cấp ủy Đảng, chính quyền để thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường;

b) Tuyên truyền nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cộng đồng về chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, ngành Giáo dục về mục tiêu, nội dung và kế hoạch giáo dục của nhà trường;

c) Huy động và sử dụng các nguồn lực hợp pháp của các tổ chức, cá nhân đúng quy định.

Mức 2:

a) Tham mưu cấp ủy Đảng, chính quyền để tạo điều kiện cho nhà trường thực hiện phương hướng, chiến lược xây dựng và phát triển;

b) Phối hợp với các tổ chức, đoàn thể, cá nhân để giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức lối sống, pháp luật, nghệ thuật, TDTT và các nội dung giáo dục khác cho học sinh; chăm sóc di tích lịch sử, cách mạng, công trình văn hóa; chăm sóc gia đình thương binh, liệt sĩ, gia đình có công với cách mạng, Bà mẹ Việt Nam anh hùng ở địa phương.

Mức 3:

Tham mưu cấp ủy Đảng, chính quyền và phối hợp có hiệu quả với các tổ chức, cá nhân xây dựng nhà trường trở thành trung tâm văn hóa, giáo dục của địa phương.

1. Mô tả hiện trạng

Mức 1:

Hằng năm, nhà trường đã tích cực tham mưu với cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương về kế hoạch và các biện pháp cụ thể để phát triển nhà trường như: Nghị quyết chuyên đề về công tác giáo dục; xây dựng kế hoạch phát triển giáo dục; công tác phổ cập giáo dục; công tác khuyến học khuyến tài; xây dựng trường chuẩn quốc gia; tu sửa cảnh quan trường lớp; tuyên truyền vận động học sinh duy trì nâng cao tỷ lệ chuyên cần; định hướng phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS; tổ chức các hoạt động tập thể, các hoạt động giao lưu với cộng đồng [H1-1.1-02]; [H22-4.1-02]

Nhà trường thường xuyên thực hiện công tác phối hợp với các tổ chức, đoàn thể trong và ngoài nhà trường trong công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cộng đồng về chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, ngành Giáo dục, về mục tiêu, nội dung và kế hoạch giáo dục của nhà trường bằng nhiều hình thức: thông qua Hội nghị tiếp xúc, đối thoại với nhân dân, Hội nghị tuyên vận; các cuộc họp phụ huynh học sinh; đăng tải trên Website của nhà trường… [H9-1.9-02]; [H22-4.1-04];

Trong các năm học, nhà trường đã huy động và sử dụng hiệu quả, hợp pháp, công khai minh bạch các nguồn lực thông qua công tác xã hội hóa giáo dục; huy động ngày công, sách, vở, quần áo, thực phẩm, huy động tiền mặt từ các tổ chức, đoàn thể, cá nhân ủng hộ xây dựng cơ sở vật chất, trang sắm thiết bị dạy học, xây dựng cảnh quan trường lớp cụ thể: năm học 2017-2018: 87.024.000 đồng; năm học 2018-2019: 84.030.000 đồng; năm học 2019-2020: 219.544.000 đồng; năm học 2020-2021: 165.200.000 đồng; 2021-2022: 154.000.000 đồng [H6-1.6-05]. Tuy nhiên nguồn huy động ủng hộ từ các tổ chức xã hội ngoài nhà trường còn ít, hầu hết là sự ủng hộ từ cha mẹ học sinh của nhà trường.

Nhà trường đã huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực xã hội hóa, để mua bổ sung trang thiết bị dạy học, tu sửa cơ sở vật chất [H6-1.6-05].

Mức 2:         

Hằng năm, nhà trường tham mưu cấp ủy đảng, chính quyền để tạo điều kiện cho nhà trường thực hiện phương hướng, chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường được thể hiện qua việc tham mưu đầu tư CSVC xây dựng nhà trường, cảnh quan trường lớp, xây dựng trường chuẩn quốc gia mức độ 2, kiểm định chất lượng mức độ 3 giai đoạn 2020-2025; duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục THCS [H1-1.1-01].

Nhà trường đã làm tốt công tác phối hợp với các cơ quan, tổ chức, đoàn thể, cá nhân trên địa bàn phường để giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức lối sống, pháp luật, nghệ thuật và các nội dung giáo dục khác cho học sinh như: phối hợp với Hội cựu chiến binh phường trong tuyên truyền về lịch sử ngày 22/12 thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam; phối hợp với tổ chức Đoàn thanh niên phường tuyên truyền về ngày thành lập Đoàn thanh niên và truyền thống của Đoàn thanh niên, mở lớp học cảm tình đoàn cho thanh niên ưu tú, kết nạp đoàn viên mới; phối hợp với Hội phụ nữ của phường tuyên truyền cho học sinh về truyền thống văn hóa của địa phương; phối hợp với trung tâm y tế tuyên truyền vệ sinh và phòng chống dịch bệnh; phối hợp với công an tuyên truyền an ninh trường học. Ngoài ra hằng nam Đội TNTP Hồ Chí Minh nhà trường còn tổ chức cho HS tham gia chăm sóc nghĩa trang liệt sĩ; thăm hỏi, động viên gia đình thương binh, liệt sĩ, gia đình có công với cách mạng ở địa phương [H3-1.3-10], [[H3-1.3-13], [H23-4.2-02].  Tuy nhiên, một số nội dung trong công tác tuyên truyền giáo dục truyền thống nhà trường và địa phương chưa phong phú, tư liệu còn ít.

Mức 3:

Hằng năm nhà trường đã tham mưu cấp ủy Đảng, chính quyền phối hợp có hiệu quả với các cơ quan đoàn thể trong xã như Mặt trận Tổ quốc, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên xã, các cá nhân để xây dựng nhà trường trở thành trung tâm văn hóa, giáo dục của địa phương. Hằng năm, trường THCS Bắc Lệnh được UBND thành phố Lào Cai ban hành Quyết định công nhận là cơ quan, đơn vị đạt chuẩn văn hóa [H23-4.2-01].

2. Điểm mạnh

Nhà trường đã chủ động tham mưu với cấp ủy Đảng, chính quyền và phối hợp với các tổ chức đoàn thể, ban ngành ở địa phương để huy động các nguồn lực xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh. Tham mưu có hiệu quả trong việc huy động các nguồn vận động tài trợ để xây dựng, tu sửa cở sở vật chất nhà trường, tạo điều kiện tốt nhất phục vụ hoạt động dạy và học.

Hằng năm, đoàn thanh niên, Hội cựu giáo chức, Hội khuyến học, trạm y tế, công an phường Bắc Lệnh có nhiều hoạt động kết hợp cùng nhà trường tổ chức các hoạt động giáo dục có hiệu quả. Nhà trường làm tốt công tác phối hợp với các đoàn thể địa phương để giáo dục truyền thống lịch sử, văn hoá dân tộc, chăm sóc di tích lịch sử các di tích cách mạng, công trình văn hóa; chăm sóc gia đình thương binh, liệt sĩ, gia đình có công với cách mạng. Các hoạt động của nhà trường được chính quyền địa phương, hội cha mẹ học sinh ủng hộ. Đội ngũ giáo viên trong nhà trường trách nhiệm, nhiệt tình trong công tác tuyên truyền và vận động đến cha mẹ học sinh và cộng đồng từ đó có được sự nhất trí cao trong việc huy động các nguồn lực cho nhà trường. Công tác thu chi trong các năm học có hồ sơ lưu trữ theo quy định tài chính hiện hành. Ban đại diện cha mẹ học sinh luôn phối hợp cùng nhà trường trong các hoạt động giáo dục. Hằng năm, nhà trường được công nhận là cơ quan, đơn vị đạt chuẩn văn hóa

3. Điểm yếu

Công tác tuyên truyền, huy động ủng hộ từ các tổ chức xã hội ngoài nhà trường còn ít, hầu hết là sự ủng hộ từ cha mẹ học sinh của nhà trường.

Một số nội dung trong công tác tuyên truyền giáo dục truyền thống nhà trường và địa phương chưa được phong phú.

 4. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Trong năm học 2022 – 2023 và các năm học tiếp theo, nhà trường tiếp tục chủ động công tác tham mưu với cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và thường xuyên phối hợp với các tổ chức đoàn thể, ban ngành ở địa phương thực hiện tốt các nhiệm vụ giáo dục, xây dựng nhà trường trở thành trung tâm văn hóa, giáo dục của địa phương. Đẩy mạnh công tác vận động tài trợ để huy động được các lực lượng xã hội tham gia vào các hoạt động giáo dục của nhà trường. Phát huy vai trò phối hợp của tổ chức Đoàn – Đội; các tổ chuyên môn; tổ chủ nhiệm nghiên cứu và có kế hoạch cụ thể đến các nội dung tuyên truyền về truyền thống của nhà trường và địa phương theo từng chủ điểm trong năm học. Xây dựng kế hoạch công tác đội thường xuyên chăm sóc các di tích lịch sử, cách mạng, công trình văn hóa ở địa phương, thực hiện cơ sở giáo dục đạt chuẩn về văn hóa.

5. Tự đánh giá: Đạt mức 3

Kết luận về tiêu chuẩn 4:

Mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội có sự gắn bó rõ rệt và hiệu quả trong việc phối hợp thực hiện các nhiệm vụ giáo dục. Ban giám hiệu nhà trường thường xuyên kết hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh để nâng cao hiệu quả giáo dục toàn diện, tạo điều kiện để Ban đại diện cha mẹ học sinh làm việc theo đúng Điều lệ. Thường xuyên trao đổi thông tin giữa nhà trường với Ban đại diện cha mẹ học sinh để nắm bắt thông tin kịp thời nhằm có biện pháp để giáo dục HS. Nhà trường đã chủ động tham mưu với cấp ủy Đảng, chính quyền và phối hợp với các tổ chức đoàn thể ở địa phương để huy động nguồn lực, tăng cường cơ sở vật chất và xây dựng môi trường giáo dục và phát triển nhà trường; huy động sự tham gia của cộng đồng để giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa dân tộc cho học sinh và thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục. Trong năm học 2022-2023 và các năm học tiếp theo nhà trường tiếp tục chủ động tham mưu với cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương thường xuyên phối hợp với các tổ chức đoàn thể, ban ngành thực hiện tốt các nhiệm vụ giáo dục, xây dựng nhà trường trở thành trung tâm văn hóa, giáo dục của địa phương.

Trong công tác phối hợp vào một số thời điểm vẫn còn cha mẹ học sinh chưa thực sự nhiệt tình với giáo viên chủ nhiệm trong giáo dục đạo đức cho HS còn giao phó cho giáo viên chủ nhiệm nhà trường. Nội dung giáo dục truyền thống nhà trường và địa phương còn chưa được phong phú.

Kết quả tự đánh giá các tiêu chí như sau:

Tổng số tiêu chí đánh giá: 02. Trong đó:

Mức 1:

           Tổng tiêu chí đạt 2/2 bằng 100%

           Tổng tiêu chí không đạt 0/2 bằng 0 %

Mức 2:

Tổng tiêu chí đạt 2/2 bằng 100%

           Tổng Tiêu chí không đạt 0/2 bằng 0 %

Mức 3:

Tổng tiêu chí đạt 2/2 bằng 100%

          Tổng tiêu chí không đạt 0/2 bằng 0%

Tiêu chuẩn 5: Hoạt động giáo dục và kết quả giáo dục

Mở đầu

Hằng năm nhà trường căn cứ hệ thống văn bản hướng dẫn, chỉ đạo của các cấp tổ chức xây dựng kế hoạch giáo dục phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường và địa phương, đồng thời triển khai các nội dung hoạt động giáo dục tới toàn thể hội đồng sư phạm, Ban đại diện cha mẹ học sinh; chỉ đạo thực hiện nghiêm túc, đầy đủ chương trình giáo dục, kế hoạch dạy học, tổ chức chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; chú trọng bồi dưỡng HS giỏi, phụ đạo HS yếu kém, tổ chức các phong trào văn hóa văn nghệ, thể dục, thực hiện giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Kết quả rèn luyện và học tập của học sinh hằng năm đạt kế hoạch đề ra. Việc đánh giá, xếp loại học sinh đúng theo quy chế, đảm bảo tính chính xác, công bằng, khách quan, là động lực tốt thúc đẩy các hoạt động giáo dục và góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường.

Tiêu chí 5.1: Thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông

Mức 1:

a) Tổ chức dạy học đúng, đủ các môn học và các hoạt động giáo dục đảm bảo mục tiêu giáo dục;

b) Vận dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học, tổ chức hoạt động dạy học đảm bảo mục tiêu, nội dung giáo dục, phù hợp đối tượng học sinh và điều kiện nhà trường; bồi dưỡng phương pháp tự học, nâng cao khả năng làm việc theo nhóm và rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn;

c) Các hình thức kiểm tra đánh giá học sinh đa dạng đảm bảo khách quan và hiệu quả.

Mức 2:

a) Thực hiện đúng chương trình, kế hoạch giáo dục; lựa chọn nội dung thời lượng, phương pháp, hình thức dạy học phù hợp với từng đối tượng và đáp ứng yêu cầu, khả năng nhận thức của học sinh;

b) Phát hiện và bồi dưỡng học sinh có năng khiếu, phụ đạo học sinh gặp khó khăn trong học tập và rèn luyện.

Mức 3:

Hàng năm rà soát phân tích, đánh giá hiệu quả và tác động của biện pháp, giải pháp tổ chức các hoạt động giáo dục các hoạt động giáo dục nhằm nâng cao chất lượng dạy học của giáo viên, học sinh.

1. Mô tả hiện trạng

Mức 1:

Kế hoạch giáo dục của nhà trường đảm bảo mục tiêu giáo dục toàn diện, từ năm học 2017-2018 đến năm học 2020-2021 thực hiện kế hoạch giáo dục trường học mới; từ năm học 2021-2022 đến thời điểm kiểm tra nhà trường tổ chức thực hiện dạy và học song song hai chương trình giáo dục, đối với khối lớp 6, 7 dạy và học theo chương trình GDPT năm 2018; đối với các khối lớp 8, 9 học theo mô hình trường học mới. Việc thực hiện chương trình giáo dục hằng năm đầy đủ, đúng với các văn bản hướng dẫn chỉ đạo của sở GD&ĐT Lào Cai, phòng GD&ĐT thành phố Lào Cai. Ngay từ đầu các năm học, nhà trường đã chỉ đạo xây dựng Kế hoạch giáo dục nhà trường và Kế hoạch giáo dục các môn học theo văn bản hướng dẫn của SGD&ĐT Lào Cai, phòng GD&ĐT thành phố bao gồm các môn: Khoa học tự nhiên, Khoa học xã hội (Lịch sử và Địa lý), Toán, Ngữ Văn, Tin học, Hoạt động giáo dục, Giáo dục công dân, Tự chọn, Hướng nghiệp dạy nghề. [H1-1.1-06]; [H4-1.4-03]; [H7-1.7-04]; Nhà trường đã tổ chức dạy học đúng, đủ các môn học và các hoạt động giáo dục đảm bảo mục tiêu giáo dục. Năm học 2017-2018 đến năm học 2019-2020 tổ chức dạy học 37 tuần, trong đó học kì I thực học 19 tuần, học kì II thực học 18 tuần còn lại dành cho nghỉ tết nguyên đán và các hoạt động khác; năm học 2020-2021 tổ chức dạy học 35 tuần, trong đó học kì I thực học 18 tuần, học kì II thực học 17 tuần còn lại dành cho nghỉ tết nguyên đán và các hoạt động khác theo Quyết định của Uỷ ban nhân dân tỉnh Lào Cai về việc ban hành kế hoạch thời gian năm học đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh Lào Cai hằng năm [H7-1.7-06].

Nhà trường quan tâm sát sao trong chỉ đạo các tổ Chuyên môn, giáo viên vận dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực và tổ chức hoạt động dạy học đảm bảo mục tiêu, nội dung giáo dục phù hợp với đối tượng học sinh. 100% GV trong nhà trường đã tích cực đổi mới và vận dụng linh hoạt các phương pháp, kỹ thuật dạy học (lớp học đảo ngược, hoạt động nhóm, trải nghiệm và giải quyết vấn đề, giáo dục STEM). Đặc biệt chuyên môn nhà trường sát sao trong chỉ đạo các hoạt động dạy và học phải gắn với việc tích cực hướng dẫn HS thực hành, làm thí nghiệm, rèn luyện các kỹ năng, giúp các em biết vận dụng kiến thức vào giải quyết các vấn đề, các tình huống trong thực tiễn. HS của nhà trường đã có kĩ năng tự học, kĩ năng hoạt động nhóm, tích cực, tự tin chia sẻ và phản biện [H1-1.1-06]; [H4-1.4-03]; [H4-1.4-04].

Hằng năm, nhà trường quan tâm chỉ đạo công tác đổi mới kiểm tra, đánh giá HS theo định hướng phát triển năng lực HS. Các lớp học theo mô hình trường học mới thực hiện kiểm tra đánh giá học sinh theo văn bản số 4669/BGDĐT-GDTrH và văn bản số 1472/SGDĐT-GDTrH, quy đổi đánh giá học sinh theo Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT; đối với các khối lớp 6,7 học theo chương trình GDPT năm 2018, thực hiện kiểm tra đánh giá học sinh theo Thông tư 22/2021//TT-BGDĐT ngày 20/10/2021 của BGD&ĐT, Thông tư quy định về đánh giá học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông. Hình thức kiểm tra, đánh giá học sinh được thực hiện đa dạng và linh hoạt đảm bảo tính khách quan, công bằng và hiệu quả như tổ chức coi, chấm chéo, nhận xét, trả bài, chữa bài, lưu trữ bài kiểm tra đúng quy định [H4-1.4-03]. Nội dung kiểm tra theo chuẩn kiến thức kỹ năng, tăng nội dung đọc hiểu và vận dụng kiến thức, hạn chế học thuộc lòng, ghi nhớ máy móc, phù hợp với đối tượng học sinh. HS đã biết TĐG kết quả học tập của bản thân, biết tham gia đánh giá kết quả học tập của các bạn trong các hoạt động học tập tại lớp. Tuy nhiên việc phối hợp với PHHS và cộng đồng tham gia đánh giá đạo đức học sinh hiệu quả còn chưa cao.

Mức 2:

Hằng năm, nhà trường sát sao chỉ đạo thực hiện đảm bảo đúng, đủ chương trình, kế hoạch giáo dục theo quy định của BGD&ĐT và Quyết định ban hành thời gian nhiệm vụ năm học của UBND tỉnh Lào Cai. Phát huy năng lực của GV trong việc lựa chọn nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học phù hợp với khả năng nhận thức của HS trong từng khối lớp, đảm bảo đúng thời lượng, đủ nội dung theo chuẩn kiến thức – kĩ năng của môn học, xây dựng được phương án lên lớp có hệ thống câu hỏi phù hợp với việc dạy học theo phân hóa đối tượng HS [H7-1.7-06]; [H7-1.7-04].

Hằng năm, vào thời điểm đầu năm học nhà trường đã tổ chức cho HS làm bài kiểm tra chất lượng để phân loại đối tượng học sinh. Lập danh sách HS có năng khiếu, HS còn gặp khó khăn trong học tập và rèn luyện. Căn cứ thực trạng chuyên môn nhà trường tổ chức họp, sinh hoạt chuyên môn để thống nhất nội dung chương trình bồi dưỡng học sinh giỏi, năng khiếu, phụ đạo giúp đỡ HS chưa đạt chuẩn kiến thức kỹ năng và bàn giải pháp nâng cao chất lượng. Căn cứ điều kiện CSVC, năng lực đội ngũ GV, năng lực nhận thức của HS nhà trường đã xây dựng kế hoạch và tổ chức bồi dưỡng, giúp đỡ các đối tượng HS [H1-1.1-02]; [H4-1.4-03]; [H7-1.7-06]; [H24-5.1-04]

Mức 3:

Hằng năm, nhà trường tổ chức sơ kết học kỳ I, tổng kết năm học đánh giá hiệu quả và tác động của các biện pháp, giải pháp tổ chức các hoạt động giáo dục để nâng cao chất lượng dạy học của GV, HS; đồng thời đánh giá công tác bồi dưỡng chuyên môn của GV, công tác bồi dưỡng học sinh năng khiếu, phụ đạo học sinh gặp khó khăn trong học tập và rèn luyện, tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp, thực hiện chương trình kế hoạch giáo dục, từ đó rút kinh nghiệm tìm ra các giải pháp hữu hiệu hơn trong bồi dưỡng học sinh trong học kỳ II và các năm học tiếp theo; công tác rà soát phân tích, đánh giá hiệu quả bồi dưỡng, phụ đạo học sinh thực sự có những tác động tích cực đến các hoạt động giáo dục nâng cao chất lượng dạy học của giáo viên và học sinh trong nhà trường [H1-1.1-02]; [H7-1.7-04]

2. Điểm mạnh

Nhà trường tổ chức dạy học đúng chương trình, kế hoạch giáo dục, đủ các môn học theo quy định. Lựa chọn và vận dụng có hiệu quả nội dung, thời lượng, phương pháp, hình thức dạy học, tổ chức kiểm tra, đánh giá phù hợp với đối tượng, đảm bảo khách quan, công bằng và đáp ứng yêu cầu, khả năng nhận thức của HS. Hằng năm nhà trường tổ chức cho học sinh làm bài kiểm tra chất lượng vào đầu năm học để phân loại đối tượng học sinh từ đó xây kế hoạch bồi dưỡng HS năng khiếu, phụ đạo HS gặp khó khăn trong học tập, rèn luyện. Cuối học kỳ I, cuối năm học tổ chức rà soát, phân tích, đánh giá hiệu quả, tác động của các biện pháp chức các hoạt động giáo dục nhằm nâng cao chất lượng dạy học của giáo viên và HS từ đó đề ra các giải pháp cho những năm tiếp theo.

3. Điểm yếu

Việc phối hợp với PHHS và cộng đồng tham gia đánh giá đạo đức học sinh hiệu quả còn chưa cao.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Năm học 2022 2023 và các năm học tiếp theo nhà trường tiếp tục phát huy điểm mạnh đã đạt được, chỉ đạo chuyên môn thực hiện kế hoạch dạy học, thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018 có hiệu quả; thường xuyên đổi mới phương pháp, kỹ thuật dạy học; đổi mới hình thức kiểm tra đánh giá để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện HS. Phát huy vai trò nòng cốt chuyên môn đối với những giáo viên có năng lực ở tất cả các bộ môn; động viên, khuyến khích giáo viên tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn; vận dụng linh hoạt các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, ứng dụng CNTT vào giảng dạy để nâng cao chất lượng và đáp ứng mục tiêu giáo dục.

Tích cực tuyên truyền và phối hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh và cộng đồng để nâng cao nhận thức về trách nhiệm trong việc phối hợp với nhà trường để quản lý và giáo dục học sinh. Tạo điều kiện cho đội ngũ giáo viên tham gia các lớp tập huấn đề nâng cao năng lực hướng dẫn học sinh vận dụng kiến thức vào thực tiễn như: NCKHKT, giáo dục STEM, sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng….

5. Tự đánh giá: Đạt mức 3

Tiêu chí 5.2: Tổ chức hoạt động giáo dục cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh có năng khiếu, học sinh gặp khó khăn trong học tập rèn luyện.

Mức 1:

a) Có kế hoạch giáo dục cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh có năng khiếu, học sinh gặp khó khăn trong học tập rèn luyện;

b) Tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh có năng khiếu, học sinh gặp khó khăn trong học tập rèn luyện;

c) Hằng năm rà soát, đánh giá các hoạt động giáo dục học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh có năng khiếu, học sinh gặp khó khăn trong học tập rèn luyện.

Mức 2:

Học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh có năng khiếu, học sinh gặp khó khăn trong học tập rèn luyện đáp ứng được mục tiêu giáo dục theo kế hoạch giáo dục.

Mức 3:

Nhà trường có học sinh năng khiếu về các môn học, thể thao, nghệ thuật được cấp có thẩm quyền ghi nhận.

1. Mô tả hiện trạng

1. Mô tả hiện trạng

Mức 1:

Hằng năm, nhà trường có kế hoạch giáo dục cho học sinh có hoàn khó khăn, học sinh năng khiếu, thể dục thể thao, nghiên cứu khoa học và học sinh giỏi các môn văn hóa, học sinh gặp khó khăn trong học tập và rèn luyện (chưa đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng các môn học) [H24-5.1-04]; [H25-5.2-01]

Nhà trường đã tổ chức giúp đỡ những HS có hoàn cảnh khó khăn bằng các hình thức như động viên, thăm hỏi, tặng quà, huy động cán bộ giáo viên, nhân viên hỗ trợ kinh phí mua đồ dụng học tập, quần áo; đối với HS năng khiếu nhà trường tổ chức cho giáo viên Đoàn – Đội, giáo viên giáo dục thể chất cùng phối hợp với giáo viên chủ nhiệm luyện tập vào các buổi chiều trong tuần; đối với học sinh giỏi các môn văn hóa, HS chưa đạt chuẩn kiến thức kỹ năng, học sinh khuyết tật lựa chọn giáo viên có kinh nghiệm giảng dạy và tổ chức bồi dưỡng, giúp đỡ vào buổi chiều trong tuần. Hằng tháng tổ chức khảo sát để kiểm soát chất lượng. Riêng đối với học sinh giỏi các môn văn hóa ngoài việc tổ chức khảo sát hàng tháng nhà trường còn tổ chức kì thi chọn học sinh giỏi cấp trường đảm bảo đúng kế hoạch, quy chế thi chọn HSG [H1-1.1-06]; [H7-1.7-06].

Hằng năm, vào cuối học kỳ I và cuối năm học nhà trường tổ chức rà soát, đánh giá các hoạt động giáo dục HS có hoàn cảnh khó khăn, học sinh có năng khiếu, học sinh gặp khó khăn trong học tập rèn luyện để cải tiến các biện pháp giảng dạy phù hợp, xác định các giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho HS trong học kỳ II và các năm học tiếp theo [H1-1.1-02];  [H1-1.1-06]; [H4-1.4-03]; [H5-1.5-02].

Mức 2:

Các giải pháp chỉ đạo và tổ chức thực hiện kế hoạch của nhà trường về công tác giáo dục học sinh năng khiếu, học sinh giỏi cấp trường, học sinh giỏi cấp thành phố, học sinh có hoàn cảnh khó khăn, HS thi lại phù hợp với các điều kiện thực tế, phù hợp với đối tượng HS, tổ chức thực hiện các kế hoạch đều đạt chỉ tiêu mức độ đề ra. Kết quả chỉ tiêu học sinh giỏi cấp thành phố, cấp tỉnh hàng năm đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra [H7-1.7-06]; [H14-2.4-02]. Kết quả tổ chức rèn luyện trong hè cho HS hàng năm của nhà trường thấp hơn hoặc bằng chỉ tiêu kế hoạch đầu năm, cụ thể tỷ lệ HS lưu ban hàng năm cao nhất là 1,39% (năm học 2021- 2022), nhiều năm không có HS lưu ban (năm học 2019-2020, 2020- 2021) [H1-1.1-02].

Mức 3:

Hằng năm, nhà trường tổ chức có hiệu quả công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh năng khiếu về các môn học, thể thao, nghệ thuật được cấp có thẩm quyền ghi nhận. Cụ thể: năm học 2017 – 201820 học sinh giỏi các môn văn hóa cấp trường, có 23 học sinh giỏi các môn văn hóa cấp thành phố, cấp tỉnh; năm học 2018 – 201912 học sinh giỏi các môn văn hóa cấp trường, có 11 học sinh giỏi các môn văn hóa cấp thành phố, cấp tỉnh; năm học 2019 – 202009 học sinh giỏi các môn văn hóa cấp trường, có 04 học sinh giỏi các môn văn hóa cấp thành phố, cấp tỉnh; năm học 2020 – 202115 học sinh giỏi các môn văn hóa cấp trường, có 13 học sinh giỏi các môn văn hóa cấp thành phố, cấp tỉnh; năm học 2021 – 202215 học sinh giỏi các môn văn hóa cấp trường, có 12 học sinh giỏi các môn văn hóa cấp thành phố, cấp tỉnh. Ngoài các giải văn hóa là các giải nghiên cứu KHKT (năm học 2017 – 2018 có: 01 giải Khuyến khích cấp thành phố; năm học 2018 – 2019 có: 01 giải Khuyến khích cấp thành phố; năm học 2019 – 2020 có: 01 giải Ba cấp thành phố; năm học 2020 – 2021 có: 01 giải Tư cấp thành phố; năm học 2021 – 2022 có: 01 giải Ba cấp thành phố). Các giải thể dục thể thao cấp thành phố, tỉnh (năm học 2018 – 2019 có 02 giải Ba và 01 giải nhất giải bơi thành phố; năm học 2019 – 2020 có: 01 giải nhất Bơi, 02 giải Nhì bóng bàn, 01 giải Ba cầu lông; năm học 2020 – 2021 có: 13 giải, trong đó có: 02 giải Nhất, 02 giải Nhì, 09 giải Ba; năm học 2021 – 2022 có: 02 giải Nhì, 02 giải Ba). Ngoài ra, năm 2020 – 2021 có 02 giải Khuyến khích cuộc thi An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai cấp Quốc gia; năm học 2021 – 2022 có 01 giải Khuyến khích cuộc thi vẽ tranh 30 năm GD tỉnh Lào Cai cấp thành phố [H1-1.1-02]; [H14-2.4-01]. Từ năm học 2019-2020 đến năm học 2021-2022 do ảnh hưởng dịch bệnh covid – 19 nên gặp nhiều khó khăn trong công tác nâng cao mũi nhọn.

        2. Điểm mạnh

Nhà trường có kế hoạch và tổ chức thực hiện hiệu quả kế hoạch giáo dục cho HS có hoàn cảnh khó khăn, HS năng khiếu, HS gặp khó khăn trong học tập và rèn luyện. Định kì hằng năm vào cuối học kỳ I và cuối năm học nhà trường tổ chức rà soát, đánh giá các hoạt động giáo dục học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh có năng khiếu, học sinh gặp khó khăn trong học tập rèn luyện để có kế hoạch cải tiến cho học kỳ II và các năm học tiếp theo.

3. Điểm yếu

Từ năm học 2019-2020 đến năm học 2021-2022 do ảnh hưởng của dịch bệnh covid – 19 nên nhà trường gặp khó khăn trong công tác nâng cao mũi nhọn.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Năm học 2022 2023 và các năm học tiếp theo nhà trường chỉ đạo các tổ chuyên môn căn cứ vào điều kiện thực tế về cơ sở vật chất, năng lực của đội ngũ, năng khiếu của học sinh để tổ chức rà soát xây dựng kế hoạch giáo dục học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh năng khiếu, học sinh gặp khó khăn trong học tập và rèn luyện phù hợp. Kịp thời động viên, khuyến khích giáo viên và học sinh trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém và giúp đỡ học sinh gặp khó khăn trong học tập để nâng cao chất lượng giáo dục.

Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho đội ngũ và HS; tổ chức các hoạt động dạy học phong phú đa dạng phù hợp với đối tượng HS, đặc biệt là những HS chưa đạt chuẩn kiến thức kĩ năng. Kiểm soát chất lượng giáo dục HS một cách thường xuyên. Phối kết hợp với phụ huynh trong tuyên truyền giáo dục HS.

5. Tự đánh giá: Đạt Mức 3

Tiêu chí 5.3: Thực hiện  nội  dung giáo dục địa phương

Mức 1:

a) Nội dung giáo dục địa phương cho học sinh được thực hiện theo kế hoạch;

b) Các hình thức kiểm tra, đánh giá học sinh về nội dung giáo dục địa phương đảm bảo khách quan và hiệu quả;

c) Hằng năm, rà soát, đánh giá, cập nhật tài liệu, đề xuất điều chỉnh nội dung giáo dục địa phương.

Mức 2:

Nội dung giáo dục địa phương phù hợp với mục tiêu môn học và gắn lý luận với thực tiễn.

1. Mô tả hiện trạng

Mức 1:

Nhà trường tổ chức thực hiện đầy đủ nội dung giáo dục địa phương đối với các môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý… theo quy định tại công văn số 5977/BGD&ĐT-GDTrH ngày 07/7/2008 của BGD&ĐT về việc hướng dẫn thực hiện nội dung giáo dục địa phương ở cấp THCS và trung học phổ thông; Chương trình đảm bảo phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương và theo quy định của sở GD&ĐT, BGD&ĐT đối với các khối lớp 6, 7 tổ chức dạy hoạt động giáo dục địa phương theo chương trình giáo dục phổ thông 2018; các khối lớp 8,9 theo chương trình mô hình THM [H1-1.1-02]; [H7-1.7-04]; [H7-1.7-06]; [H26-5.3-01].

Nhà trường thực hiện đa dạng các hình thức kiểm tra, đánh giá HS về nội dung giáo dục địa phương, đảm bảo trung thực, khách quan, hiệu quả như: Kiểm tra thường xuyên trong giờ học (vấn đáp, báo cáo sản phẩm được giao về nhà làm, lồng ghép trong các bài kiểm tra định kỳ (kiểm tra giữa kỳ, học kỳ), viết bài thu hoạch sau khi đi trải nghiệm thực tế hoặc sau mỗi một nội dung kiến thức. Các nội dung kiểm tra thường là gắn lý thuyết với thực tiễn, trải nghiệm của HS. Qua kiểm tra đánh giá, HS đã có nhận thức tốt về việc học tìm hiểu truyền thống địa phương, có thái độ tôn trọng truyền thống của cha ông, có ý thức bảo vệ, giữ gìn các di tích lịch sử ở địa phương [H5-1.5-05].

Mức 2:

Nội dung giáo dục địa phương nhà trường tổ chức thực hiện phù hợp với mục tiêu môn học, phù hợp với đối tượng HS của nhà trường và đảm bảo gắn lý luận với thực tiễn [H26-5.3-01]. Cụ thể như khi học Lịch sử của Lào Cai HS thấy được truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm, bản sắc văn hóa dân tộc từ đó có lòng biết ơn những vị anh hùng có công bảo vệ quê hương đất nước qua các nội dung tìm hiểu về khu di tích Đền Thượng; tìm hiểu tinh thần chống giặc ngoại xâm của nhân dân các dân tộc Lào Cai; tìm hiểu qua các bài thơ: Chiều Lào Cai của tác giả Lò Ngân Sủn, bài thơ Cây hai ngàn lá của tác giả Pờ Sảo Mìn. HS cảm nhận được vẻ đẹp hùng vĩ của quê hương biết được đường biên, cột mốc, một số thế mạnh của các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên đối với phát triển kinh tế Lào Cai, biết được đặc điểm của dân cư trong tỉnh (số dân, tỷ lệ gia tăng dân số, kết cấu dân số, sự phân bố dân cư), tình hình phát triển và phân bố các ngành kinh tế của tỉnh Lào Cai qua các tiết học trải nghiệm phân môn Địa lí, từ đó giáo dục HS có tình yêu quê hương, có ý thức trách nhiệm với vấn đề bảo vệ biên giới, bảo vệ tài nguyên môi trường [H26-5.3-01]; Tuy nhiên trong quá trình thực hiện các hoạt động trải nghiệm về chương trình địa phương nhà trường chưa tổ chức cho HS đi tham quan được nhiều các điểm di tích, danh thắng của tỉnh Lào Cai do hạn chế về kinh phí tổ chức.

2. Điểm mạnh

Nội dung giáo dục địa phương trong dạy học phù hợp với HS, mục tiêu môn học và gắn lý luận với thực tiễn. Các hình thức kiểm tra, đánh giá được giáo viên và HS thực hiện đảm bảo theo quy định, với nhiều hình thức linh hoạt theo quỹ thời gian của giờ học. Định kì, nhà trường đều tiến hành rà soát, đánh giá và cập nhật, điều chỉnh nội dung tài liệu giáo dục địa phương chính xác, phù hợp với tình hình thực tế, theo yêu cầu của phòng GD&ĐT thành phố.

3. Điểm yếu

Tài liệu giáo dục địa phương còn ít, chưa phong phú.

Các hoạt động trải nghiệm về chương trình địa phương nhà trường chưa tổ chức cho HS đi tham quan được nhiều các điểm di tích, danh thắng của tỉnh Lào Cai do kinh phí tổ chức còn hạn chế.         

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:

Trong năm học 2022-2023 và những năm tiếp theo nhà trường tiếp tục triển khai đầy đủ các văn bản của ngành về hướng dẫn học chương trình địa phương tới cán bộ, giáo viên nhà trường. Hướng dẫn giáo viên rà soát, đánh giá, sưu tầm, đề xuất điều chỉnh nội dung giáo dục địa phương cho phù hợp với từng giai đoạn; xây dựng bộ tài liệu giáo dục địa phương của nhà trường đầy đủ, phong phú hơn.

Tiếp tục làm tốt công tác tham mưu, huy động các nguồn xã hội hóa thông qua vận động tài trợ từ cá nhân, nhà tài trợ, doanh nghiệp để tổ chức cho HS được tham quan các di tích lịch sử, danh thắng nổi tiếng ở Lào Cai nhằm giáo dục tình yêu quê hương đất nước cho HS.

5. Tự đánh giá: Đạt mức 2

Tiêu chí 5.4. Các hoạt động trải nghiệm và hướng nghiệp

Mức 1

a) Có kế hoạch tổ chức các hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp theo quy định và phù hợp với điều kiện của nhà trường;

b) Tổ chức được các hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp theo kế hoạch;

c) Phân công, huy động giáo viên, nhân viên trong nhà trường tham gia các hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp.

Mức 2

a) Tổ chức được các hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp với các hình thức phong phú phù hợp HS và đạt kết quả thiết thực;

b) Định kỳ rà soát, đánh giá kế hoạch tổ chức các hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp.

1. Mô tả hiện trạng

Mức 1:

Hằng năm nhà trường chỉ đạo các tổ chuyên môn xây dựng các kế hoạch hoạt động giáo dục, trong đó có đưa nội dung hoạt động trải nghiệm vào các môn học ở các khối lớp, các hoạt động trải nghiệm được nhà trường xây dựng lồng ghép trong các môn học bao gồm môn: Khoa học tự nhiên, Khoa học xã hội (Lịch sử và Địa lý, Toán học, Ngữ Văn, Hoạt động giáo dục, Giáo dục công dân, Tự chọn. Nhà trường chỉ đạo các tổ chuyên môn, Đội thiếu niên, giáo viên xây dựng kế hoạch giáo dục, trong đó có đưa nội dung hoạt động trải nghiệm vào tất cả các môn học ở các khối lớp và tích hợp nội dung này trong các hoạt động ngoại khóa. Hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho HS khối 9 được xây dựng  đúng quy định (9 tiết/năm) phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường và nhu cầu sử dụng nguồn lao động của địa phương [H1-1.1-02]; [H7-1.7-04]; [H7-1.7-06]; [H27-5.4-01].

Nhà trường tổ chức được các hoạt động trải nghiệm, phân luồng theo đúng kế hoạch giáo dục đã xây dựng như tổ chức cho HS tham quan, trải nghiệm tại các gia đình chính sách xã hội, các gia đình văn hóa, bảo tàng Tỉnh, thư viện Tỉnh. Đối với hoạt động giáo dục hướng nghiệp nhà trường phân công giáo viên chủ nhiệm lớp 9 dạy hướng nghiệp cho HS đảm bảo đủ định mức 09 tiết/năm, giới thiệu được một số ngành nghề phù hợp trên địa bàn phường và thành phố và huyện lân cận, các hướng đi, lựa chọn sau khi tốt nghiệp THCS [H27-5.4-01]. Ngoài ra, còn tích hợp nội dung này trong các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, nhằm mục tiêu giáo dục trẻ phát triển toàn diện, bao gồm các hoạt động ngoại khóa như: vui tết Trung thu, hoạt động vui chơi, văn nghệ, thể dục thể thao, diễn tập phòng chống thiên tai; trải nghiệm; tham gia vệ sinh môi trường khu vực xung quanh nhà trường, hoạt động STEM …

Hằng năm, nhà trường phân công CBGV, NV tham gia tổ chức các hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp trong và ngoài nhà trường đầy đủ, cụ thể: Đối với các hoạt động trải nghiệm phân công CBQL, GV trực tiếp giảng dạy các môn học phối hợp với giáo viên chủ nhiệm, tổng phụ trách Đội, nhân viên tổ chức thực hiện [H27-5.4-01]. Đối với công tác hướng nghiệp phân công CBQL, giáo viên chủ nhiệm lớp 9 phối hợp với giáo viên bộ môn, Cha mẹ học sinh, các trường THPT, TTGDTX… tổ chức tuyên truyền định hướng nghề nghiệp cho HS sau khi tốt nghiệp THCS [H27-5.4-01];

Mức 2:         

Nhà trường có kế hoạch tổ chức được các hoạt động trải nghiệm phong phú, phù hợp với HS và mang lại hiệu quả thiết thực, có tính giáo dục cao. Ngoài ra, lãnh đạo nhà trường còn trực tiếp tổ chức hướng nghiệp cho HS, Cha mẹ học sinh thông qua các Hội nghị đối thoại trực tiếp với nhân dân, định hướng nghề nghiệp cho HS; phối hợp với các trường THPT, Trung tâm giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên thành phố, tỉnh tuyên truyền hướng nghiệp cho HS vì vậy tỷ lệ HS đi học THPT và đi học nghề đảm bảo đạt và vượt chỉ tiêu so với kế hoạch, cụ thể: trong 5 năm qua tỷ lệ HS tốt nghiệp THCS học lên phổ thông và học nghề đều đạt 100% [H29-5.6-03]. Trong đó tỷ lệ HS đỗ vào các trường THPT hàng năm có chuyển biến tương đối tích cực [H29-5.6-03]. Tuy nhiên trong quá trình tham gia các hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp một số HS còn nhút nhát, chưa tự tin.

Sau mỗi năm học nhà trường đều có đánh giá kết quả tổ chức các hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho HS, từ đó rút ra được bài học kinh nghiệm để cải tiến chất lượng các hoạt động được tốt hơn [H1-1.1-02]; [H14-1.4-04].

2. Điểm mạnh

Hằng năm nhà trường chỉ đạo các tổ chuyên môn xây dựng Kế hoạch tổ chức các hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp của nhà trường phù hợp với mục tiêu giáo dục, điều kiện thực tế của nhà trường, địa phương và được thực hiện đầy đủ. Nhà trường đã phân công giáo viên có kinh nghiệm tổ chức các hoạt động trải nghiệm, giáo dục STEM, hướng nghiệp cho HS tương đối hiệu quả. Các hình thức tổ chức đa dạng, HS hứng thú, có tác động tích cực đến HS. Hằng năm, tổ chức rà soát, đánh giá hiệu quả.

3. Điểm yếu

Trong quá trình tham gia các hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp một số HS còn nhút nhát, chưa tự tin.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Năm học 2022 – 2023 và những năm học tiếp theo nhà trường tiếp tục đổi mới hình thức, nội dung hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp để thu hút HS tham gia. Chỉ đạo GV bộ môn, GV chủ nhiệm, tổng phụ trách Đội tăng cường phối hợp tổ chức giáo dục kĩ năng giao tiếp cho HS thông qua các hoạt động giáo dục để giúp HS mạnh dạn, tự tin. Đồng thời giúp GV có kỹ năng chủ động hơn trong quản lý, tổ chức các hoạt động trải nhiệm cho HS trong năm học.

5. Tự đánh giá: Đạt mức 2

Tiêu chí 5.5: Hình thành, phát triển các kỹ năng sống cho học sinh

Mức 1:

a) Có kế hoạch định hướng giáo dục học sinh hình thành, phát triển các kỹ năng sống phù hợp với khả năng học tập của học sinh, điều kiện nhà trường và địa phương;

b) Quá trình rèn luyện, tích lũy kỹ năng sống, hiểu biết xã hội, thực hành pháp luật cho học sinh có chuyển biến tích cực thông qua các hoạt động giáo dục;

c) Đạo đức, lối sống của học sinh từng bước được hình thành, phát triển phù hợp với pháp luật, phong tục tập quán địa phương và tuyền thống văn hóa dân tộc Việt Nam.

Mức 2:

a) Hướng dẫn học sinh biết tự đánh giá kết quả học tập và rèn luyện;

b) Khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn của học sinh từng bước hình thành và phát triển.

Mức 3:

Bước đầu, học sinh có khả năng nghiên cứu khoa học, công nghệ theo người hướng dẫn, chuyên gia khoa học và người giám sát chỉ dẫn.

1. Mô tả hiện trạng

Mức 1:

Từ năm học 2017 – 2018 đến nay, nhà trường đã xây dựng kế hoạch định hướng giáo dục HS hình thành, phát triển các kĩ năng sống phù hợp với với khả học tập của HS, điều kiện nhà trường và địa phương. Đặc biệt, nhà trường chú trọng rèn luyện cho HS kĩ năng như: biết chào hỏi lễ phép, nói lời cảm ơn, xin lỗi đúng lúc; không nói tục, chửi bậy, đánh nhau; biết giữ gìn vệ sinh môi trường; giáo dục kỹ năng tự giảm căng thẳng biết kiềm chế cảm xúc, kỹ năng hợp tác trong học tập và các hoạt động chung (nhóm), các nội dung trên được hình thành và duy trì bằng nhận thức của HS thông qua các hoạt động ngoại khóa, giờ chào cờ đầu tuần, sinh hoạt lớp, các cuộc thi theo chủ đề trong năm học như thi Giai điệu Tuổi hồng, thi Hội khỏe Phù Đổng, thi văn nghệ trong các ngày lễ kỷ niệm…; tham gia vệ sinh môi trường khu vực trong và ngoài nhà trường [H1-1.1-02]; [H7-1.7-04]; [H27-5.4-01];  Đồng thời phối hợp với cơ quan, đơn vị chức năng có liên quan để tổ chức các buổi tuyên truyền cho HS về giáo dục buôn bán phụ nữ và trẻ em, phòng chống một số bệnh dịch… [H27-5.4-01];

Thông qua quá trình rèn luyện, tích lũy kĩ năng sống trong các hoạt động giáo dục cơ bản HS trong nhà trường đã có chuyển biến tương đối tích cực về kĩ năng giao tiếp với thầy cô, bạn bè giúp; biết tự bảo vệ bản thân, biết chấp hành Luật giao thông đường bộ, có kĩ năng phòng chống đuối nước… [H27-5.4-01]. Tuy nhiên trong quá trình giao tiếp một số HS vẫn còn nhút nhát.

 Trong 05 năm học trở lại đây tính đến thời điểm đánh giá, HS nhà trường luôn chấp hành tốt các nội quy do nhà trường đề ra, các quy định của pháp luật, không có HS nào bị xử lý kỉ luật. Đạo đức, lối sống của HS từng bước được hình thành, phát triển phù hợp với pháp luật, với phong tục tập quán địa phương và truyền thống văn hóa dân tộc Việt Nam [H1-1.1-02]; [H5-1.5-02]; Qua các tiết trải nghiệm, các tiết giáo dục địa phương tìm hiểu và chăm sóc đài tượng niệm các anh hùng liệt sĩ, tìm hiểu phong tục tập quán của các dân tộc HS tự hào hơn về quê hương, biết ơn các anh hùng và gia đình có công và có ý thức tốt trong việc bảo vệ của công, chăm sóc, giữ gìn vệ sinh môi trường [H27-5.4-01].

Mức 2:

Hằng năm, đội ngũ CBQL, GV nhà trường thực hiện tốt việc hướng dẫn HS biết tự đánh giá kết quả học tập và rèn luyện trong các giờ học trên lớp và trong các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Thông qua các hoạt động giáo dục giảng dạy trên lớp, GV đã hướng dẫn HS có kỹ năng hoạt động cá nhân, hoạt động cặp đôi, hoạt động nhóm; HS có kĩ năng trình bày, chia sẻ, phản biện ý kiến, biết TĐG bản thân mình và nhận xét, đánh giá bạn trong học tập, rèn luyện, kĩ năng nghiên cứu, kĩ năng tính toán các bài toán thực tế [H5-1.5-02]; [H7-1.7-04]; [H27-5.4-01]

Qua hướng dẫn của GV, HS từng bước biết vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống như: hầu hết các em HS có được kĩ năng tự phục vụ; kĩ năng tự bảo vệ, kĩ năng tự quản, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng vận dụng kiến thức vào giải quyết các tình huống thực tiễn trong cuộc sống như: có kỹ năng và biết phòng chống các tệ nạn xã hội như nạn mua bán phụ nữ và trẻ em, ma túy, biết ứng xử, phòng chống đuối nước, phòng cháy chữa cháy, phòng chống dịch bệnh Covid-19 [H27-5.4-01]

Mức 3:

Hoạt động nghiên cứu khoa học luôn được nhà trường quan tâm, từ năm học 2017-2018 đến thời điểm kiểm tra đánh giá nhà trường đã xây dựng kế hoạch tổ chức cuộc thi nghiên cứu khoa học kĩ thuật đến các tổ khối đoàn thể, giáo viên và HS toàn trường, tạo điều kiện để HS tham gia nghiên cứu dưới sự hướng dẫn của giáo viên, tổ chức khen thưởng HS và giáo viên hướng dẫn có thành tích trong công tác nghiên cứu khoa học kĩ thuật. Từ đó, nhà trường đã lựa chọn giáo viên có chuyên môn, có kinh nghiệm phụ trách và hướng dẫn HS nghiên cứu, đồng thời cũng lựa chọn những HS có kiến thức, có khả năng nghiên cứu khoa học công nghệ để thực hiện. Hằng năm nhà trường đều có Dự án tham gia dự thi và hầu hết đạt giải cấp thành phố [H14-2.4-01]. Tuy nhiên số dự án NCKH hàng năm tham gia còn ít, các ý tưởng nghiên cứu khoa học kĩ thuật chưa phong phú, chất lượng giải chưa cao.

2. Điểm mạnh

Hằng năm, nhà trường có kế hoạch định hướng giáo dục, phát triển các kĩ năng sống phù hợp với khả năng học tập của HS, điều kiện nhà trường và địa phương trong đó chú trọng rèn luyện cho HS các kỹ năng và thực hiện văn hóa ứng xử. Tổ chức và tham gia các cuộc thi theo chủ đề trong năm học như: thi Giai điệu Tuổi hồng, thi Hội khỏe Phù Đổng, thi văn nghệ trong các ngày lễ kỷ niệm. Tham gia vệ sinh môi trường khu vực trong và ngoài nhà trường.

Nhà trường đã triển khai và thực hiện có hiệu quả việc giáo dục, rèn luyện kĩ năng sống cho HS thông qua các hoạt động giáo dục như các hoạt động giáo dục giảng dạy trên lớp, giáo viên đã hướng dẫn HS có kỹ năng hoạt động cá nhân, hoạt động cặp đôi, hoạt động nhóm; HS có kỹ năng trình bày, chia sẻ. Đặc biệt, qua môn học kỹ năng sống HS biết vệ sinh trường lớp xanh sạch đẹp, biết phòng chống các tệ nạn xã hội như nạn mua bán phụ nữ và trẻ em, ma túy, biết ứng xử, phòng chống đuối nước, phòng chống dịch bệnh Covid-19.

Việc giáo dục, rèn luyện kỹ năng sống cho HS của nhà trường đã tạo được chuyển biến tích cực trong vận dụng kiến thức vào thực tiễn của HS. Tạo được môi trường giáo dục lành mạnh vì thế chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường được nâng lên. HS tích cực tham gia nghiên cứu khoa học kỹ thuật và đạt kết quả tương đối tốt.

3. Điểm yếu

Vẫn còn một số HS nhút nhát trong giao tiếp.

Số dự án NCKH của HS hàng năm tham gia còn ít, các ý tưởng nghiên cứu khoa học kĩ thuật chưa phong phú nên chất lượng giải chưa cao, có năm học còn chưa đạt giải

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Trong năm học 2022 – 2023 và các năm học tiếp theo nhà trường tiếp tục  nghiên cứu, xây dựng kế hoạch giáo dục, rèn luyện kỹ năng sống cho HS đáp ứng đầy đủ các yêu cầu, mục tiêu giáo dục hiện nay, phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường, địa phương và xã hội.

Tổ chức mở rộng các lĩnh vực trong nghiên cứu khoa học để thu hút nhiều HS tham gia nghiên cứu. Huy động kinh phí cho các dự án NCKH từ nguồn vận động tài trợ để hỗ trợ cho hoạt động NCKH, công nghệ đạt hiệu quả cao hơn.

Tạo điều kiện cho những HS còn nhút nhát tham gia vào các hoạt động tập thể của trường, lớp như tham gia các cuộc thi để HS mạnh dạn hơn trong các môi trường giao tiếp cụ thể.

5. Tự đánh giá: đạt Mức 3

Tiêu chí 5.6: Kết quả giáo dục

Mức 1:

a) Kết quả học lực, hạnh kiểm học sinh đạt yêu cầu theo kế hoạch của nhà trường;

b) Tỷ lệ học sinh lên lớp và tốt nghiệp đạt yêu cầu theo kế hoạch của nhà trường;

c) Định hướng phân luồng cho học sinh đạt yêu cầu theo kế hoạch của nhà trường.

Mức 2:

a) Kết quả học lực, hạnh kiểm của học sinh có chuyển biến tích cực trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá;

b) Tỷ lệ học sinh lên lớp và tốt nghiệp có chuyển biến tích cực trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá.

Mức 3:

a) Kết quả học lực, hạnh kiểm của học sinh:

– Tỷ lệ học sinh xếp loại giỏi của trường thuộc vùng khó khăn: Đạt ít nhất 05% đối với trường trung học cơ sở (hoặc cấp trung học cơ sở), trường trung học phổ thông (hoặc cấp trung học phổ thông) và 20% đối với trường chuyên;

– Tỷ lệ học sinh xếp loại giỏi của trường thuộc các vùng còn lại: Đạt ít nhất 10% đối với trường trung học cơ sở (hoặc cấp trung học cơ sở), trường trung học phổ thông (hoặc cấp trung học phổ thông) và 25% đối với trường chuyên;

– Tỷ lệ học sinh xếp loại khá của trường thuộc vùng khó khăn: Đạt ít nhất 30% đối với trường trung học cơ sở (hoặc cấp trung học cơ sở), 20% đối với trường trung học phổ thông (hoặc cấp trung học phổ thông) và 55% đối với trường chuyên;

– Tỷ lệ học sinh xếp loại khá của trường thuộc các vùng còn lại: Đạt ít nhất 35% đối với trường trung học cơ sở (hoặc cấp trung học cơ sở), 25% đối với trường trung học phổ thông (hoặc cấp trung học phổ thông) và 60% đối với trường chuyên;

– Tỷ lệ học sinh xếp loại yếu, kém của trường thuộc vùng khó khăn: không quá 10% đối với trường trung học cơ sở (hoặc cấp trung học cơ sở) và trường trung học phổ thông (hoặc cấp trung học phổ thông), trường chuyên không có học sinh yếu, kém;

– Tỷ lệ học sinh xếp loại yếu, kém của trường thuộc các vùng còn lại: không quá 05% đối với trường trung học cơ sở (hoặc cấp trung học cơ sở) và trường trung học phổ thông (hoặc cấp trung học phổ thông), trường chuyên không có học sinh yếu, kém;

– Đối với nhà trường có lớp tiểu học: Tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình lớp học đạt 95%; tỷ lệ trẻ em 11 tuổi hoàn thành chương trình tiểu học đạt ít nhất 90%, đối với trường thuộc xã có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn đạt ít nhất 80%; các trẻ em 11 tuổi còn lại đều đang học các lớp tiểu học;

– Tỷ lệ học sinh xếp loại hạnh kiểm khá, tốt đạt ít nhất 90% đối với trường trung học cơ sở (hoặc cấp trung học cơ sở), trường trung học phổ thông (hoặc cấp trung học phổ thông) và 98% đối với trường chuyên.

b) Tỷ lệ học sinh bỏ học và lưu ban:

– Vùng khó khăn: Không quá 03% học sinh bỏ học, không quá 05% học sinh lưu ban; trường chuyên không có học sinh lưu ban và học sinh bỏ học;

– Các vùng còn lại: Không quá 01% học sinh bỏ học, không quá 02% học sinh lưu ban; trường chuyên không có học sinh lưu ban và học sinh bỏ học.

1. Mô tả hiện trạng

Mức 1:

Xác định mục tiêu chất lượng giáo dục là nhiệm vụ trọng tâm, cốt lõi nên ngay từ đầu năm học nhà trường đã phân công nhiệm vụ, đặc biệt là phân công chuyên môn phù hợp với trình độ, khả năng và năng lực của từng giáo viên [H18-1.7-02]. Trong các năm học, nhà trường luôn quan tâm đến chất lượng các giải pháp để duy trì và nâng cao chất lượng dạy và học. Qua đó kết quả đánh giá, xếp loại 2 mặt giáo dục của học sinh nhà trường đã đáp ứng được chỉ tiêu kế hoach giáo dục đã đề ra. Hằng năm kết quả xếp loại học lực (năng lực), hạnh kiểm (phẩm chất) của học sinh đều đạt và vượt chỉ tiêu so với kế hoạch đề ra và được duy trì cơ bản ổn định [H1-1.1-02]; [H1-1.1-06]; [H24-5.1-03].

Từ năm học 2017-2018 đến nay nhà trường luôn nhà trường luôn chú trọng công tác nâng cao chất lượng giáo dục, quan tâm đến việc đổi mới phương pháp dạy học, thường xuyên kiểm tra đánh giá chất lượng giờ dạy của giáo viên ở các môn học vì vậy tỷ lệ HS chuyển lớp; tỷ lệ HS hoàn thành chương trình THCS, đảm bảo các điều kiện xét tốt nghiệp THCS luôn đảm bảo chỉ tiêu kế hoạch đề ra [H1-1.1-02]; [H29-5.6-01]; [H29-5.6-02]; [H29-5.6-04];

Căn cứ nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội của địa phương; kết quả học tập và điều kiện hoàn cảnh gia đình HS. Hằng năm, nhà trường đã thực hiện nhiều giải pháp để định hướng nghề nghiệp và phân luồng HS lớp 9 sau tốt nghiệp THCS học tiếp lên THPT hoặc đi học nghề. Tổ chức thi thử vào THPT, THPT Chuyên, căn cứ kết quả thi thử định hướng cho học sinh thi vào THPT Chuyên, các trường THPT, trung tâm GDTX&HNDN, các trường Cao đẳng Lào Cai, trường nghề… Ngoài ra nhà trường còn phối hợp với trung tâm GDTX&HNDN, các trường THPT, các trường nghề tổ chức tuyên truyền, hướng nghiệp cho học sinh lớp 9 góp phần nâng cao tỷ lệ phân luồng HS hàng năm đảm bảo yêu cầu theo chỉ tiêu kế hoạch [H1-1.1-02]; [H29-5.6-03];

Mức 2:

Trong 05 năm liên tiếp tính từ năm học 2017 – 2018 đến nay kết quả xếp loại học lực (năng lực), hạnh kiểm (phẩm chất) của HS có chuyển biến tích cực, số lượng HS xếp loại hạnh kiểm tốt, khá luôn được duy trì, số HS xếp loại hạnh kiểm trung bình tỉ lệ thấp, tỷ lệ HS có học lực khá giỏi cơ bản duy trì ổn định hằng năm. Kết quả 2 mặt giáo dục trong 5 năm học liền kề cụ thể: Kết quả xếp loại học lực (năng lực): Năm học 2017-2018 học lực (năng lực) Giỏi (HTT) 20/354 = 5,6%,  Khá(TT58): 64/194 = 33%, HT(THM): 137/160=85,6%, Trung bình (TT58) 75/194 = 38,7%, Yếu (TT58): 12/194 = 6,3%, CNDCHT(THM): 12/160=7,5%; Năm học 2018-2019 học lực (năng lực) Giỏi (HTT) 22/379 = 5,8%, Khá (TT58) 35/94=36,8%, HT(THM): 254/285=89,12%, Trung bình(TT58): 53/94 =55,8%, CNDCHT 15/285=5,26%; Năm học 2019-2020 học lực (năng lực) Giỏi (HHT): 45/399=11,3%; HT: 335/399=84%; CNDCHT: 19/399 = 4,7%; Năm học 2020-2021 học lực (năng lực) HTT: 43/429= 10,02%; HT: 363/429=84,6%; CNDCHT: 23/429 = 5,38%; Năm 2021-2022: Đánh giá theo THM: Học lực (năng lực) HHT: 9,8%; HT: 83,3%, CNDCHT: 6,9%; Đánh giá theo TT22: Tốt: 11,1%; Khá: 32,1%, Đạt: 49,4%, Chưa đạt: 7,4%. Kết quả xếp loại hạnh kiểm (phẩm chất): Tỷ lệ HS xếp loại hạnh kiểm khá, tốt hằng năm đạt 99% đến 100%. Trong 05 năm học vừa qua, nhà trường không có HS nào bị kỷ luật, buộc thôi học có thời hạn theo Điều lệ trường Trung học và không có HS nào bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Hằng năm, Ban giám hiệu nhà trường thực hiện tốt chu trình quản lý các hoạt động giáo dục. Đổi mới, sáng tạo trong quá trình tổ chức thực hiện kế hoạch nhiệm vụ năm học, có nhiều giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ, chất lượng HS, chất lượng HĐNGLL nên trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá, tỷ lệ HS lên lớp và tốt nghiệp THCS có nhiều chuyển biến tích cực. Cụ thể: Tỷ lệ HS chuyển lớp thấp nhất là 98,61% (năm học 2021-2022), cao nhất là 100% (năm học 2019-2020; 2020-2021); tỷ lệ HS tốt nghiệp THCS đều đạt 100% [H29-5.6-02]; [H29-5.6-04]; Tuy nhiên tỷ lệ học sinh xếp loại học lực khá, giỏi các năm chưa đồng đều.

Mức 3:

Trong 05 năm liên tiếp, tỷ lệ HS xếp loại hạnh kiểm khá, tốt, học lực giỏi, khá tăng dần; giảm tỷ lệ HS yếu cụ thể: tỷ lệ học sinh xếp loại học lực giỏi năm học 2017-2018 đạt 5,6%; năm 2018-2019 đạt 5,8%; năm 2019-2020 đạt 11,02%; năm học 2020-2021 đạt 10,02%, năm 2021-2022 đạt 10,02%; học sinh xếp loại học lực khá luôn đạt từ 39,94% đến 45,11%. Tỷ lệ học sinh xếp loại hạnh kiểm khá, tốt của nhà trường luôn đạt từ 99% đến 100% được thống kê, báo cáo trong tổng kết cuối năm học [H1-1.1-02].                     

Tỷ lệ HS đi học chuyên cần luôn duy trì từ 99,5% trở lên. Hằng năm tỷ lệ HS bỏ học cao nhất là 0,25%; tỷ lệ lưu ban cao nhất là 1,39%, có năm không có HS bỏ học và lưu ban [H29-5.6-01]; [H29-5.6-04].

2. Điểm mạnh

Trong 05 năm trở lại đây, chất lượng 2 mặt giáo dục của nhà trường có chuyển biến rõ rệt, tỷ lệ HS khá, giỏi tăng, tỷ lệ HS yếu, lưu ban giảm. Tỷ lệ tốt nghiệp THCS hằng năm đều đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch. Nhà trường làm tốt công tác phân luồng, định hướng phù hợp với năng lực HS. Kết quả giáo dục của nhà trường có tính ổn định và tăng dần theo lộ trình. Hằng năm nhà trường có HS đạt giải học sinh giỏi cấp thành phố, cấp tỉnh. Số lượng HS lớp 9 sau tốt nghiệp THCS học tiếp THPT và đi học nghề đảm bảo 100%. Tỷ lệ HS bỏ học, lưu ban của nhà trường hàng năm không quá 1%.

Năm học 2021-2022 kết quả chất lượng đạt mức độ 3 kiểm định chất lượng và mức độ 2 trường chuẩn Quốc gia theo Thông tư số 18/2018/TT-BGDĐT ngày 22/8/2018 của BGD&ĐT về Quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học.

3. Điểm yếu

Tỷ lệ HS xếp loại học lực khá, giỏi hằng năm chưa đồng đều. Hằng năm nhà trường vẫn còn HS lưu ban.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng.

Năm học 2022 – 2023 và các năm học tiếp theo nhà trường tiếp tục triển khai áp dụng các phương pháp dạy học tích cực, phù hợp với đối tượng HS; dạy học phân hóa đối tượng, chú trọng việc bồi dưỡng HS giỏi, phụ đạo HS yếu kém để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho HS, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên. Đặc biệt nâng cao tỷ lệ HS giỏi, giảm thiểu tỷ lệ học yếu, HS lưu ban. Đẩy mạnh hơn nữa công tác phân luồng, hướng nghiệp cho HS sau khi tốt nghiệp THCS để nâng cao tỷ lệ HS tham gia học THPT, học nghề góp phần thực hiện tốt kế hoạch phân luồng; Đề án “Xây dựng xã hội học tập trên địa bàn thành phố Lào Cai giai đoạn 2022 – 2030” của phường và của thành phố.

5. Tự đánh giá: Đạt mức 2

Kết luận về Tiêu chuẩn 5

Nhà trường đã tổ chức thực hiện đầy đủ, đảm bảo nội dung chương trình giáo dục phổ thông; giáo dục địa phương; giáo dục hướng nghiệp, giáo dục kỹ năng sống cho HS. Xây dựng và tổ chức tốt các hoạt động giáo dục cho HS có hoàn cảnh khó khăn, HS năng khiếu, HS gặp khó khăn trong học tập và rèn luyện. Đội ngũ giáo viên có nhiều giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục HS, tích cực tự bồi dưỡng chuyên môn và tham gia các hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp, bồi dưỡng HS năng khiếu, phụ đạo HS yếu, hướng dẫn HS nghiên cứu khoa học. HS được rèn luyện đạo đức, lối sống, kĩ năng sống, HS có khả năng vận dụng kiến thức đã học để giải quyết nhiệm vụ học tập và các tình huống trong thực tiễn, nhiều HS đã nỗ lực vươn lên trong học tập. Vì vậy kết quả về chất lượng giáo dục toàn diện HS cũng như chất lượng phân luồng hướng nghiệp trong 5 năm học liền kề luôn đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra và có chuyển biến tích cực.

Bên cạnh những ưu điểm nhà trường còn một số hạn chế như: khả năng vận dụng kiến thức của HS vào thực tiễn chưa cao (thi nghiên cứu khoa học kỹ thuật, sáng tạo thanh thiếu niên đạt giải chưa cao); tỷ lệ HS xếp loại học lực khá, giỏi hằng năm chưa đồng đều, trong các năm học nhà trường vẫn còn HS lưu ban. Việc tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho HS chưa đa dạng do hạn chế về kinh phí. Một số ít HS còn nhút nhát trong giao tiếp ứng xử.

Kết quả tự đánh giá các tiêu chí như sau:

Tổng số tiêu chí đánh giá: 06. Trong đó:

Mức 1:

Tổng tiêu chí đạt 6/6 bằng 100%

Tổng tiêu chí không đạt 0/6 bằng 0 %

Mức 2:

Tổng tiêu chí đạt 6/6 bằng 100%

Tổng Tiêu chí không đạt 0/6 bằng 0 %

Mức 3:

Tổng tiêu chí đạt 4/4 bằng 100%

Tổng tiêu chí không đạt 0/4 bằng 0%

II. TỰ ĐÁNH GIÁ TIÊU CHÍ MỨC 4

Tiêu chí 1: Kế hoạch giáo dục của nhà trường có những nội dung được tham khảo Chương trình giáo dục tiên tiến của các nước trong khu vực và thế giới đúng quy định, phù hợp, hiệu quả và góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.

1. Mô tả hiện trạng

Ngay từ đầu mỗi năm học căn cứ vào các văn bản chỉ đạo của cấp trên và biên bản rà soát kế hoạch giáo dục, nhà trường thực hiện xây dựng kế hoạch giáo dục phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường. Kế hoạch giáo dục của nhà trường chưa có những nội dung được tham khảo Chương trình giáo dục tiên tiến của các nước trong khu vực và thế giới [H20-1.7-04]; [H24-1.8-02].

2. Điểm mạnh

Kế hoạch giáo dục của nhà trường xây dựng đúng theo các văn bản chỉ đạo của cấp trên, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, của nhà trường.

3. Điểm yếu

Kế hoạch giáo dục của nhà trường chưa có những nội dung được tham khảo Chương trình giáo dục tiên tiến của các nước trong khu vực và thế giới.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Lãnh đạo nhà trường tích cực tìm hiểu chương trình giáo dục tiên tiến của các nước trong khu vực và thế giới. Từ năm học 2022-2023 và những năm học tiếp theo, khi xây dựng kế hoạch giáo dục, nhà trường sẽ học hỏi, vận dụng những nội dung tiên tiến có thể áp dụng phù hợp vào thực tế nhà trường.

5. Tự đánh giá tiêu chí: Không đạt

Tiêu chí 2: Đảm bảo 100% học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh năng khiếu hoàn thành mục tiêu giáo dục dành cho từng cá nhân với sự tham gia của nhà trường, các tổ chức, cá nhân liên quan.

1. Mô tả hiện trạng

Nhà trường quan tâm, giúp đỡ cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn, tạo điều kiện cho các em được hoàn thành mục tiêu giáo dục, thông qua việc ủng hộ quà trong các dịp lễ Tết, ủng hộ sách vở và đồ dùng học tập vào đầu năm học, kêu gọi các tổ chức và cá nhân ủng hộ cho các em một số suất học bổng, miễn giảm học phí để thu hút học sinh đến trường. Hằng năm, nhà trường có kế hoạch tuyển chọn học sinh có năng khiếu vào đội tuyển học sinh giỏi văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao,… để bồi dưỡng [H7-1.7-06]; [H24-5.1-04]. Nhà trường làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục, duy động sự tham gia đóng góp của các tổ chức, cá nhân, vì vậy nhà trường có hệ thống sân chơi, bãi tập với đầy đủ trang thiết bị, tạo điều kiện cho học sinh phát huy thể lực và năng khiếu thể thao nâng cao sức khỏe cho học sinh. Kết quả học sinh giỏi, học sinh năng khiếu của nhà trường đã tăng dần qua các năm, một số môn văn hóa và thể thao thường xuyên đạt giải ở các kỳ thi học sinh giỏi cấp thành phố và cấp tỉnh [H14-2.4-02].

2. Điểm mạnh

Được sự quan tâm của nhà trường, gia đình và xã hội. Các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn được học tập, hỗ trợ học bổng để các em học tập và rèn luyện. Tạo đều kiện để học sinh phát triển năng khiếu qua các cuộc thi các cấp và đạt kết quả tăng dần qua các năm. Nhà trường thường xuyên tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao và sinh hoạt tập thể cho học sinh phát huy năng lực của mình.

3Điểm yếu

Cơ sở vật chất nhà trường trong lĩnh vực nghệ thuật còn hạn chế, học sinh chưa phát huy hết năng khiếu của mình. Chất lượng học sinh giỏi, học sinh năng khiếu của nhà trường chưa đảm bảo tính bền vững và chưa xứng với tiềm năng của địa phương.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Trong năm học 2022-2023 và các năm học tiếp theo, nhà trường tiếp tục phối hợp cùng các tổ chức, cá nhân tạo điều kiện giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh khó khăn được nhận học bổng để nâng cao chất lượng học tập. Có kế hoạch xây dựng cơ sở vật chất đáp ứng với việc phát huy năng khiếu rèn luyện của học sinh. Xây dựng kế hoạch theo từng giai đoạn để có lộ trình nâng cao chất lượng học sinh giỏi, học sinh năng khiếu tiến bộ qua các năm.

5. Tự đánh giá tiêu chí: Đạt

Tiêu chí 3:

Nhà trường tại địa bàn vùng khó khăn có học sinh tham gia nghiên cứu khoa học, công nghệ và vận dụng kiến thức của các môn học vào giải quyết những vấn đề thực tiễn. Nhà trường các vùng còn lại có học sinh tham gia nghiên cứu khoa học, công nghệ và vận dụng kiến thức của các môn học  vào giải quyết những vấn đề thực tiễn được cấp thẩm quyền ghi nhận.

1. Mô tả hiện trạng

Hằng năm nhà trường đều tổ chức cho học sinh tham gia nghiên cứu khoa học kĩ thuật, công nghệ và vận dụng kiến thức liên môn vào giải quyết những vấn đề thực tiễn. Phân công giáo viên hưỡng dẫn HS tham gia cuộc thi khoa học kĩ thuật cấp thành phố và cấp tỉnh. Trong 5 năm gần đây (từ năm học 2017- 2018 đến năm học 2021-2022) nhà trường đều có sản phẩm đạt giải nghiên cứu khoa học kĩ thuật cấp thành phố [H14-2.4-01]. Học sinh nhà trường tích cực vận dụng kiến thức của các môn học vào giải quyết những vấn đề thực tiễn qua việc tham gia các hoạt động STEM, thi Robotic do phòng GD&ĐT thành phố Lào Cai tổ chức và đạt 02 giải cấp thành phố năm học 2020-2021.

2. Điểm mạnh

Nhà trường có học sinh tham gia nghiên cứu khoa học, công nghệ và vận dụng kiến thức của các môn học vào giải quyết những vấn đề thực tiễn, hàng năm đều có sản phẩm đạt giải cấp thành phố.

3. Điểm yếu

Chất lượng các cuộc thi nghiên cứu khoa học, công nghệ, vận dụng kiến thức của các môn học vào giải quyết những vấn đề thực tiễn của học sinh hiệu quả chưa cao, trong 5 năm gần đây chưa có sản phẩm đạt giải cấp tỉnh trở lên.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Trong năm học 2022-2023 và các năm tiếp theo nhà trường tiếp tục chỉ đạo quyết liệt tổ chức các hoạt động cho học sinh tham gia nghiên cứu khoa học, công nghệ và vận dụng kiến thức của các môn học vào giải quyết những vấn đề thực tiễn, phát huy sức mạnh của tập thể hướng dẫn học sinh tham gia nghiên cứu khoa học kỹ thuật, các sản phẩm nghiên cứu khoa học của học sinh tham gia dự thi các cấp đạt giải cao hơn.

5. Tự đánh giá tiêu chí: Đạt

Tiêu chí 4:

Thư viện có hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin hiện đại phù hợp với tiêu chuẩn trong khu vực và quốc tế, có kết nối Internet băng thông rộng, có mạng không dây, đáp ứng yêu cầu các hoạt động của nhà trường; có nguồn tài liệu truyền thống và tài liệu số phong phú đáp ứng yêu cầu các hoạt động của nhà trường.

1. Mô tả hiện trạng

Thư viện của nhà trường đạt thư viện tiên tiến. Hệ thống máy tính của thư viện được kết nối Internet, có mạng không dây đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, hoạt động dạy học, các hoạt động khác của CBQL, GVNV và HS.

Tuy nhiên, thư viện chưa phát triển thư viện điện tử, chưa có hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin hiện đại, nguồn tài liệu chưa thật sự phong phú [H42-3.6-01]; [H42-3.6-02].

2.  Điểm mạnh

Thư viện của nhà trường đạt thư viện tiên tiến có kết nối Internet, có mạng không dây đáp ứng yêu cầu các hoạt động của nhà trường.

3. Điểm yếu

Thư viện chưa có hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin hiện đại, chưa phát triển được là thư viện điện tử. Nguồn tài liệu trong thư viện chưa thật sự phong phú.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Từ năm học 2022-2023 và những năm tiếp theo, nhà trường tiếp tục cân đối nguồn ngân sách để mua bổ sung trang thiết bị, các đầu sách và tài liệu tham khảo cho thư viện nhà trường. Xây dựng cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin hiện đại phù hợp với tiêu chuẩn trong khu vực và quốc tế.

5. Tự đánh giá tiêu chí: Không đạt

Tiêu chí 5: Trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá, nhà trường hoàn thành tất cả các mục tiêu theo phương hướng chiến lược phát triển nhà trường.

1. Mô tả hiện trạng

Trong 05 năm liên tiếp, nhà trường đã bám sát vào mục tiêu phương hướng, chiến lược phát triển nhà trường trong quá trình thực hiện nhiệm vụ và rà soát, đánh giá kết quả thực hiện hàng năm, so sánh với mục tiêu đề ra để điều chỉnh phương hướng cho phù hợp với điều kiện nhà trường và địa phương. Tuy nhiên, trong 05 năm, nhà trường chưa hoàn thành tất cả các mục tiêu theo phương hướng, chiến lược phát triển mà hằng năm vẫn có sự điều chỉnh [H1-1.1-01]; [H4-1.1-06].

2. Điểm mạnh

Trong 05 năm liên tiếp, nhà trường đã bám sát vào mục tiêu phương hướng, chiến lược phát triển nhà trường trong quá trình thực hiện nhiệm vụ và rà soát, đánh giá kết quả thực hiện hàng năm, so sánh với mục tiêu đề ra để điều chỉnh phương hướng cho phù hợp với điều kiện nhà trường và địa phương.

3. Điểm yếu

Trong 05 năm, nhà trường chưa hoàn thành tất cả các mục tiêu theo phương hướng, chiến lược phát triển.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Nhà trường xây dựng phương hướng, chiến lược sát hơn với điều kiện thực tế để đảm bảo thực hiện hoàn thành tất cả các mục tiêu theo phương hướng chiến lược phát triển nhà trường.

5. Tự đánh giá tiêu chí: Không đạt

Tiêu chí 6:

 Trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá, nhà trường có ít nhất 2 năm có kết quả giáo dục, các hoạt động khác của nhà trường vượt trội so với các trường có điều kiện kinh tế, xã hội tương đồng, được các cấp có thẩm quyền và cộng đồng ghi nhận.

1. Mô tả hiện trạng

Trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá, nhà trường đã có những chuyển biến tích cực về chất lượng các hoạt động giáo dục. Trong các năm học nhà trường đạt tập thể Lao động tiên tiến được cấp có thẩm quyền ghi nhận. Tuy nhiên kết quả giáo dục và các hoạt động của nhà trường chưa có năm nào vượt trội so với các trường có điều kiện kinh tế-xã hội tương đồng, được các cấp thẩm quyền và cộng đồng ghi nhận[H4-1.1-05].

2. Điểm mạnh

Nhà trường đã có những chuyển biến tích cực về chất lượng các hoạt động giáo dục trong 5 năm gần đây. Trong các năm học nhà trường đạt tập thể Lao động tiên tiến được cấp có thẩm quyền ghi nhận.

3. Điểm yếu

Trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá, kết quả giáo dục và các hoạt động của nhà trường chưa có năm nào vượt trội so với các trường có điều kiện kinh tế – xã hội tương đồng, được các cấp thẩm quyền và cộng đồng ghi nhận.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Từ năm học 2022-2023 và các năm học tiếp theo, Hiệu trưởng nhà trường xây lĩnh vực tạo chuyển biến mang đặc thù riêng của nhà trường, đề ra các giải pháp cụ thể, phù hợp để chỉ đạo điều hành đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh nhà trường tích cực trong công tác dạy và học, có phương pháp tạo động lực cho đội ngũ tham gia tích cực hoạt động giáo dục để đạt được kết quả vượt trội so với các trường có điều kiện kinh tế – xã hội tương đồng, được các cấp thẩm quyền và cộng đồng ghi nhận.

5. Tự đánh giá tiêu chí: Không đạt

Kết luận chung về mức 4

Điểm mạnh

Trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá, nhà trường đã quan tâm giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập học sinh có năng khiếu được bồi dưỡng mở rộng, nâng cao và tạo cơ hội cho các em tham gia một số cuộc thi. Nhà trường đảm bảo 100% cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh có năng khiếu hoàn thành mục tiêu giáo dục dành cho từng cá nhân với sự tham gia của nhà trường, các tổ chức, cá nhân liên quan. Thư viện của nhà trường đạt thư viện tiên tiến, có kết nối Internet, có mạng không dây đáp ứng yêu cầu các hoạt động của nhà trường. Nhà trường đã bám sát vào mục tiêu phương hướng, chiến lược phát triển nhà trường trong quá trình thực hiện nhiệm vụ và rà soát, đánh giá kết quả thực hiện hàng năm, so sánh với mục tiêu đề ra để điều chỉnh phương hướng cho phù hợp với điều kiện nhà trường và địa phương. Hằng năm đều có sản phẩm nghiên cứu khoa học của học sinh tham gia thi cấp thành phố và cấp tỉnh được cấp có thẩm quyền công nhận. Trong 05 năm nhà trường có kết quả giáo dục và các hoạt động của nhà trường có tiến bộ, được các cấp thẩm quyền và cộng đồng ghi nhận.

Điểm yếu

Kế hoạch giáo dục của nhà trường chưa có những nội dung được tham khảo Chương trình giáo dục tiên tiến của các nước trong khu vực và thế giới. Thư viện chưa có hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin hiện đại, chưa phát triển thư viện điện tử, nguồn tài liệu chưa phong phú. Trong 05 năm, nhà trường chưa hoàn thành tất cả các mục tiêu theo phương hướng, chiến lược phát triển mà hằng năm vẫn có sự điều chỉnh mục tiêu phương hướng, chiến lược phát triển. Các hoạt động giáo dục của nhà trường chưa có kết quả vượt trội so với các trường có điều kiện kinh tế – xã hội tương đồng, được các cấp thẩm quyền và cộng đồng ghi nhận.

Số lượng tiêu chí đạt mức 4: 2/6 tiêu chí bằng 33,3%

Số lượng tiêu chí không đạt mức 4: 4/6 tiêu chí bằng 66,7%

Phần III

KẾT LUẬN CHUNG

Trên đây là toàn bộ quá trình TĐG kiểm định chất lượng của tập thể CBQL, GVNV trường THCS Bắc Lệnh. Báo cáo TĐG của trường được hoàn thành là thành quả của quá trình lao động sáng tạo không ngừng, là một công trình khoa học, thể hiện sự tập trung trí tuệ, sự đồng lòng chung sức của tập thể CBQL, GVNV trong nhà trường trong công tác TĐG chất lượng giáo dục. Đồng thời khẳng định những thành quả to lớn trong quản lý và trong hoạt động giáo dục toàn diện, khẳng định vị thế và uy tín, từng bước đưa nhà trường lên tầm cao mới.

Trong suốt quá trình TĐG theo 5 tiêu chuẩn được quy định tại Thông tư 18/2018/TTBGDĐT của BGD&ĐT đã ban hành, tập thể CBQL, GVNV, HS trường THCS Bắc Lệnh luôn tự hào bởi những thành quả mà nhà trường đã xây dựng và đạt được trong việc thực hiện chiến lược phát triển giáo dục, công tác quản lý và tổ chức thực hiện nhiệm vụ, thực hiện các chương trình và hoạt động giáo dục; công tác quản lý tài chính và CSVC; sự phối hợp giữa nhà trường với phụ huynh HS và kết quả giáo dục HS là tiêu chuẩn phản ánh chính xác, khách quan nhất chất lượng giáo dục của nhà trường.

Toàn bộ quá trình tự đánh giá một cách liên tục trong suốt quá trình làm việc, đầu tư công sức, trí tuệ một cách miệt mài của tập thể cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên của đơn vị trường tiêu biểu là các thành viên trong Hội đồng tự đánh giá. Báo cáo tự đánh giá của trường được hoàn thành là thành quả của quá trình lao động sáng tạo không ngừng, là một công trình khoa học, thể hiện sự đồng lòng hợp sức cao nhất của tập thể đơn vị, cùng quyết tâm vượt khó khăn hoàn thành nhiệm vụ tự đánh giá, để chứng tỏ những thành quả to lớn trong công tác quản lý, trong hoạt động giáo dục toàn diện.

Quá trình tự đánh giá theo 5 tiêu chuẩn, 28 tiêu chí được quy định tại Thông tư số 18/2018/TT-BGDĐT mà Bộ GD&ĐT ban hành. Tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh và phụ huynh nhà trường hết sức tự hào bởi những thành quả mà nhà trường đã xây dựng và đạt được trong những năm qua; về chiến lược phát triển nhà trường; công tác quản lý và tổ chức nhà trường; chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên nhà trường; việc thực hiện các chương trình và hoạt động giáo dục; sự phối hợp giữa nhà trường với cha mẹ học sinh; và kết quả giáo dục HS là tiêu chuẩn phản ánh chính xác, khách quan nhất chất lượng giáo dục của nhà trường. Đó thực sự là nguồn động viên, là niềm tự hào của của mỗi thầy, cô giáo và HS khi được giảng dạy và học tập ở mái trường này.

Nhà trường tự đánh giá kết quả đạt được như sau:

1. Số lượng và tỉ lệ phần trăm (% ) các chỉ số đạt và không đạt:

Mức 1:

Tổng tiêu chí đạt 28/28 bằng 100%

Tổng tiêu chí không đạt 0/28 bằng 0 %

Mức 2:

Tổng tiêu chí đạt 28/28 bằng 100%

Tổng Tiêu chí không đạt 0/28 bằng 0%

Mức 3:

Tổng tiêu chí đạt 20/20 bằng 100%

Tổng tiêu chí không đạt 0/20 bằng 0%

Mức tự đánh giá của cơ sở giáo dục: Mức 3

Căn cứ Thông tư số 18/2018/TT-BGDĐT ngày 22/8/2018 của Bộ GD&ĐT Ban hành Quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học, trường THCS Bắc Lệnh đề nghị các cấp có thẩm quyền công nhận nhà trường đạt kiểm định chất lượng giáo dục Mức 3 và công nhận trường học đạt chuẩn quốc gia Mức 2.

Trong quá trình TĐG, tập thể CBGV, NV nhà trường đã thấy được mặt mạnh, đồng thời cũng nhận ra những mặt yếu, thiếu sót, tồn tại ở mỗi tiêu chí.  Trong năm học 2022-2023 và những năm học tiếp theo, trường THCS Bắc Lệnh,  thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai tiếp tục rà soát, xây dựng kế hoạch cải tiến chất lượng để phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu đối với từng tiêu chí; không ngừng nỗ lực hơn nữa để duy trì và phát triển vững chắc kết quả giáo dục, phấn đấu đạt nhiều thành tích cao hơn để góp phần vào thành tích chung của ngành giáo dục thành phố Lào Cai.

Trên đây là báo cáo Tự đánh giá công tác kiểm định chất lượng giáo dục của trường THCS Bắc Lệnh. Kính mong các cấp, các ngành có liên quan xem xét, đánh giá, công nhận kết quả công tác kiểm định chất lượng và trường chuẩn Quốc gia của nhà trường theo đề nghị./.

                                                           Lào Cai, ngày 20 tháng 10 năm 2022

                         HIỆU TRƯỞNG

                                                                                    Vũ Thị Mỹ An

Phần IV:

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1: BIỂU TỔNG HỢP KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ CHUẨN NGHỀ NGHIỆP

STT

Năm học

Tổng số CBQL, GV

Xếp loại theo chuẩn

Ghi chú

Tốt

Khá

Đạt

1

2017-2018

22

12

8

02

2

2018-2019

22

10

7

5

3

2019-2020

22

9

11

2

4

2020-2021

24

20

3

1

5

2021-2022

24

21

2

1

PHỤ LỤC 2: BIỂU TỔNG HỢP CÁC CHUYÊN ĐỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC

STT

Năm học

Tổng số

                                   Tên các chuyên đề thực hiện

Ghi chú

01

2017-2018

12

Sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học môn Toán 6,7,8,9

Dạy học song ngữ trong môn Toán 6

Sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học môn Sinh học, Hóa học, Âm nhạc

Dạy học tích hợp tiếng Anh trong môn Toán

Giảng dạy ngoại ngữ và ngữ pháp mang tính liên thông giữa hai cấp học (Tiểu học và THCS) trong giảng dạy tiếng Anh THCS.

Phương pháp phát huy tính tích cực trong giảng dạy môn Âm nhạc THCS

Phương pháp phát huy tính tích cực của HS trong giảng dạy môn Thể dục

Phát huy tính tích cực trong học tập môn Hóa học THCS

Phát huy tính tích cực của HS trong giảng dạy Tiếng Anh THCS

Phát huy tính tích cực và tự chủ của HS trong giảng dạy Tiếng Anh THCS

Dạy học tinh giản, tích hợp nội dung ôn thi vào THPT môn Toán 9

Phát huy tính tích cực trong giờ dạy Ngữ văn 6,7,8,9

02

2018-2019

7

Phát huy tính tích cực trong giờ dạy Ngữ văn 7

Bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tin học 8 (Cụm 2)

Tăng cường đổi mới phương pháp trong giờ dạy Ngữ văn

Tích hợp dạy học ôn thi THPT trong tiết dạy chính khóa

Phát huy tính tích cực của HS trong môn T.Anh 7, văn 7

Dạy học theo mô hình lớp học đảo ngược môn Khoa học tự nhiên (Lí) 9

Sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học môn Khoa học tự nhiên; Môn Văn 6,7; Tiếng Anh.

03

2019-2020

8

Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học môn Lịch sử 7

Dạy học STEM tích hợp dạy học trường học năng động môn Hình 6

Phát huy tính tích cực của HS trong môn Giáo dục công dân 8

Tổ chức dạy học trực tuyến hiệu quả trong môn Ngữ văn

Bồi dưỡng HS thi vào THPT môn Ngữ văn

Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học môn Lịch sử 7

Tổ chức dạy học trực tuyến hiệu quả trong môn Toán 7

Sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học môn Ngữ văn 7

04

2020-2021

12

Dạy học tiếp cận chương trình Giáo dục phổ thông 2018- Môn Toán 6, môn Địa 6.

Sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học (Giáo dục STEM Hóa 8)

Dạy học theo mô hình lớp học đảo ngược môn Khoa học tự nhiên (Lí) 9; môn Lịch sử 7

Hoạt động trải nghiệm “Hạy học lập trình điều khiên robot dò line và điều khiển thông qua Blooth – Môn Tin học 8

Dạy học theo định hướng phát triển năng lực HS – môn Toán 6

Dạy học theo dự án môn Ngữ văn

Phát huy tính tích cực của HS trong dạy học Ngữ văn 7, 8

Sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học Môn Hóa

Sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học chủ đề: Giáo dục tính tích cực cho học sinh thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp

STEM: Làm đèn từ vật liệu phế thải

Dạy học theo mô hình lớp học đảo ngược – Sinh 8

Dạy học theo mô hình tường học sinh thái (Sinh 6)

05

2021-2022

2

Dạy học theo mô hình trường học sinh thái (Công nghệ 7)

Dạy học phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học Ngữ văn 6

              PHỤ LỤC 3: KẾT QUẢ CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC

          (Chất lượng được quy đổi theo Thông tư 58 của Bộ GD&ĐT)

   
                                         
STT

Năm học

TSHS

 

Học lực (%)

Hạnh kiểm (%)

HS lưu ban

 

Giỏi

Khá

TB

Yếu (sau thi lai)

Tốt

Khá

Trung bình

 

TS

TL

TS

TL

TS

TL

TS

TL

TS

TL

TS

TL

TS

TL

TS

TL

 

1

Năm học 2017-2018

354

18

5,08

141

39,83

193

54,52

2

0,56

289

81,64

65

18,36

0

0

2

0,56

 

2

Năm học 2018-2019

379

22

5,8

148

39.05

205

54.09

4

1,06

331

87,34

48

12,66

0

0

4

1,06

 

3

Năm học 2019-2020

399

45

11,28

184

46,12

165

41.35

5

1,25

337

84,46

58

14,54

4

1,0

5

1,25

 

4

Năm học 2020-2021

429

43

10,02

171

39,86

215

50,12

0

0

381

88,81

45

10,49

3

0,7

0

0

 

5

Năm học 2021-2022

428

43

10,05

175

40,89

204

47,66

6

1,4

375

87,62

51

11,92

2

0,47

6

1,4

 

PHỤ LỤC 4: BIỂU TỔNG HỢP KẾT QUẢ TỐT NGHIỆP THCS

STT

Năm học

Tổng số học sinh dự xét

Tổng số học sinh được công nhận

Kết quả xếp loại  tốt nghiệp

Ghi chú

Giỏi

Khá

Trung bình

1

2017-2018

97

97

3

46

48

2

2018-2019

94

94

06

35

53

3

2019-2020

79

78

11

33

34

4

2020-2021

85

84

06

33

45

5

2021-2022

123

123

5

52

66

PHỤ LỤC 5:  BIỂU TỔNG HỢP SỐ LƯỢNG HỌC SINH ĐI HỌC THPT, HỌC NGHỀ SAU TỐT NGHIỆP THCS

STT

Năm học

Tổng số học sinh tốt nghiệp THCS

Số học sinh đi học sau tốt nghiệp THCS

Tỉ lệ (%)

Ghi chú

THPT

TTGDN&GDTX

Học nghề

Tổng

1

2017-2018

97

92

4

1

97

100

2

2018-2019

94

89

4

1

94

100

3

2019-2020

78

66

9

1

76

100

4

2020-2021

84

80

3

1

84

100

5

2021-2022

123

107

10

6

123

100

PHỤ LỤC 6: DANH MỤC MÃ HÓA MINH CHỨNG

TT

Mã minh chứng

Tên minh chứng

Số ngày ban hành, hoặc thời điểm khảo sát, điều tra, phỏng vấn, quan sát

Nơi ban hành hoặc người thực hiện

Ghi chú

1

[H1-1.1-01]

– Kế hoạch chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường giai đoạn 2015-2020;

– Kế hoạch chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường giai đoạn 2020-2025;

– Kế hoạch số 16/KH-THCS ngày 25/9/2015

– Kế hoạch số 26/KH-THCS ngày 20/9/2020

– Trường THCS Bắc Lệnh

2

[H1-1.1-02]

– Báo cáo sơ kết năm học 2017-2018

– Báo cáo sơ kết năm học 2018-2019

– Báo cáo sơ kết năm học 2019-2020

– Báo cáo sơ kết năm học 2020-2021

– Báo cáo sơ kết năm học 2021-2022

– Báo cáo tổng kết năm học 2017-2018

– Báo cáo tổng kết năm học 2018-2019

– Báo cáo tổng kết năm học 2019-2020

– Báo cáo tổng kết năm học 2020-2021

– Báo cáo tổng kết năm học 2021-2022

– Báo cáo số 08/BC-THCS ngày 27/12/2017

– Báo cáo số 24/BC-THCS ngày 25/12/2018

– Báo cáo số 25/BC-THCS ngày 25/12/2019

– Báo cáo số 01/BC-THCS ngày 06/01/2021

– Báo cáo số 05/BC-THCS ngày 27/12/2021

– Báo cáo số 10/BC-THCS ngày 24/5/2018

– Báo cáo số 09/BC-THCS ngày 22/5/2019

– Báo cáo số 07/BC-THCS ngày 13/7/2020

– Báo cáo số 17/BC-THCS ngày 27/5/2021

– Báo cáo số 07/BC-THCS ngày 25/5/2022

– Trường THCS Bắc Lệnh

 

3

[H1-1.1-03]

– Nghị quyết Đại hội đảng bộ phường Bắc Lệnh lần thứ XII, Nhiệm kỳ 2015-2020

– Nghị quyết Đại hội đảng bộ phường Bắc Lệnh lần thứ XIII, Nhiệm kỳ 2020-2025

– Nghị quyết số 01/NQ-ĐU ngày 15/4/2015

– Nghị quyết số 01/NQ-ĐU ngày 02/06/2020

Đảng ủy phường Bắc Lệnh

 

4

[H1-1.1-04]

– Nghị quyết của hội đồng nhân dân phường nhiệm kỳ 2015-2020

– Nghị quyết của hội đồng nhân dân phường nhiệm kỳ 2020-2025

– Nghị quyết số 22/NQ- HĐND ngày 18/12/2015

– Nghị quyết số 20/NQ- HĐND ngày 21/12/2021

HĐND phường Bắc Lệnh

 

5

[H1-1.1-05]

– Biên bản rà soát chiến lược phát triển của nhà trường các năm.

– Hình ảnh tư liệu minh chứng nội dung KH chiến lược phát triển của nhà trường giai đoạn 2015-2020; 2020-2025

– Từ năm 2017, 2018, 2019, 2021.

Giai đoạn từ năm 2015-2020 và giai đoạn 2020-2025

– Truy cập trang web:

http://thcsbaclenh.pgdlaocai.edu.vn

Trường THCS  Bắc Lệnh

 

6

[H1-1.1-06]

Sổ nghị quyết của nhà trường.

– Từ năm 2017-2018 đến năm học 2021-2022

Trường THCS  Bắc Lệnh

 

7

[H1-1.1-07]

Đường dẫn truy cập vào cổng thông tin điện tử của nhà trường có đăng tải nội dung chiến lược phát triển.

– Truy cập trang web:

http://thcsbaclenh.pgdlaocai.edu.vn

Trường THCS  Bắc Lệnh

 

8

[H1-1.1-08]

Biên bản có nội dung rà soát bổ sung, điều chỉnh phương hướng chiến lược xây dựng và phát triển.

Năm 2017, 2018, 2019 và 2021

Trường THCS  Bắc Lệnh

 

9

[H2-1.2-01]

Hồ sơ của Hội đồng trường (Quyết định thành lập, kế hoạch hoạt động, nghị quyết, …)

Từ năm học 2017-2018 đến năm học 2021-2022

PGD&ĐT thành phố Lào Cai

 

10

[H2-1.2-02]

Hồ sơ hội đồng tư vấn.

Từ năm học 2017-2018 đến năm học 2021-2022

Trường THCS  Bắc Lệnh

 

11

[H2-1.2-03]

Hồ sơ Thi đua khen thưởng (Kế hoạch, quyết định thành lập, …).

Từ năm học 2017-2018 đến năm học 2021-2022

Trường THCS  Bắc Lệnh

[H2-1.2-04]

Biên bản rà soát hoạt động của Hội đồng trường và các hội đồng khác.

Từ năm học 2017-2018 đến năm học 2021-2022

Trường THCS  Bắc Lệnh

[H2-1.2-05]

– Báo cáo sơ kết Hội đồng trường và các hội đồng khác năm 2017-2018

– Báo cáo tổng kết Hội đồng trường và các hội đồng khác năm 2017-2018

– Báo cáo sơ kết Hội đồng trường và các hội đồng khác năm 2018-2019

– Báo cáo tổng kết Hội đồng trường và các hội đồng khác năm 2018-2019

– Báo cáo sơ kết Hội đồng trường và các hội đồng khác năm 2019-2020

– Báo cáo tổng kết Hội đồng trường và các hội đồng khác năm 2019-2020

– Báo cáo sơ kết Hội đồng trường và các hội đồng khác năm 2020-2021

– Báo cáo tổng kết Hội đồng trường và các hội đồng khác năm 2020-2021

– Báo cáo sơ kết Hội đồng trường và các hội đồng khác năm 2021-2022

– Báo cáo tổng kết Hội đồng trường và các hội đồng khác năm 2021-2022

– Báo cáo số 16/BC-THCSBL, ngày 29/12/2017

– Báo cáo số 11/BC-THCSBL, ngày 22/5/2018

– Báo cáo số 26/BC-THCSBL, ngày 28/12/2018

– Báo cáo số 16/BC-THCSBL, ngày 29/5/2019

– Báo cáo số 21/BC-THCSBL, ngày 27/12/2019

– Báo cáo số 07/BC-THCSBL, ngày 26/6/2020

– Báo cáo số 29/BC-THCSBL, ngày 29/12/2020

– Báo cáo số 18/BC-THCSBL, ngày 31/5/2021

– Báo cáo số 29/BC-THCSBL, ngày 28/12/2021

– Báo cáo số 05/BC-THCSBL, ngày 23/5/2022

Trường THCS  Bắc Lệnh

12

[H3-1.3-01]

– Quyết định về việc thành lập Công đoàn nhà trường nhiệm kỳ 2017-2022;

– Quyết định công nhận kết quả kiện toàn Ủy viên BCH và chức danh Chủ tịch Công đoàn cơ sở nhiệm kỳ 2017-2022

– Quyết định số 189/QĐ-LĐ ngày 07/11/2017;

– Quyết định số 72/QĐ-LĐ ngày 18/9/2019

LĐLĐ Tp Lào Cai

 

13

[H3-1.3-02]

– Kế hoạch hoạt động của tổ chức Công đoàn năm học 2017-2018

– Kế hoạch hoạt động của tổ chức Công đoàn năm học 2018-2019

– Kế hoạch hoạt động của tổ chức Công đoàn năm học 2019-2020

– Kế hoạch hoạt động của tổ chức Công đoàn năm học 2020-2021

– Kế hoạch hoạt động của tổ chức Công đoàn năm học 2021-2022

– Kế hoạch số 01/KH-CĐCS ngày 03/9/2017

– Kế hoạch số 03/KH-CĐCS ngày 08/9/2018

– Kế hoạch số 02/KH-CĐCS ngày 15/9/2019

– Kế hoạch số 05/KH-CĐCS ngày 09/9/2020

– Kế hoạch số 04/KH-CĐCS ngày 12/9/2021

CĐCS trường THCS Bắc Lệnh

14

[H3-1.3-03]

– Nghị quyết, biên bản đại hội tổ chức Công đoàn nhiệm kỳ 2017-2022.

– Sổ Nghị quyết Công đoàn.

Từ năm 2017-2018 đến năm 2021-2022

CĐCS trường THCS Bắc Lệnh

15

[H3-1.3-04]

Sổ lưu báo cáo sơ kết, tổng kết Công đoàn.

Từ năm 2017-2018 đến năm 2021-2022

CĐCS trường THCS Bắc Lệnh

16

[H3-1.3-05]

– Quyết định v/v chuẩn y kết quả bầu cử BCU, Bí thư, Phó Bí thư chi bộ trường THCS Bắc Lệnh, nhiệm kì 2017-2020

– Quyết định v/v chuẩn y kết quả bầu cử BCU, Bí thư, Phó Bí thư chi bộ trường THCS Bắc Lệnh, nhiệm kì 2020 -2022

– Quyết định v/v chuẩn y kết quả bầu cử BCU, Bí thư, Phó Bí thư chi bộ trường THCS Bắc Lệnh, nhiệm kì 2022-2025

– Quyết định số 29 QĐ/ĐU ngày 26/7/2017

– Quyết định số 65/QĐ-ĐU ngày 31/01/2020

– Quyết định số 54/QĐ-ĐU ngày 22/8/2022

Đảng ủy phường Bắc Lệnh

 

17

[H3-1.3-06]

– Kế hoạch chi bộ năm 2017

– Kế hoạch chi bộ năm 2018

– Kế hoạch chi bộ năm 2019

– Kế hoạch chi bộ năm 2020

– Kế hoạch chi bộ năm 2021

– Sổ Nghị quyết chi bộ nhiệm năm 2017

– Sổ Nghị quyết chi bộ nhiệm năm 2018

– Sổ Nghị quyết chi bộ nhiệm năm 2019

– Sổ Nghị quyết chi bộ nhiệm năm 2020

– Sổ Nghị quyết chi bộ nhiệm năm 2021

– Kế hoạch số 04/KH-CB ngày 07/01/2017

– Kế hoạch số 03/KH-CB ngày 09/01/2018

– Kế hoạch số 04/KH-CB ngày 10/01/2019

– Kế hoạch số 03/KH-CB ngày 08/01/2020

– Kế hoạch số 02/KH-CB ngày 07/01/2021

CB trường THCS Bắc Lệnh

 

18

[H3-1.3-07]

– Báo cáo tổng kết chi bộ năm 2017, phương hướng nhiệm vụ năm 2018.

– Báo cáo tổng kết chi bộ năm 2018, phương hướng nhiệm vụ năm 2019.

– Báo cáo tổng kết chi bộ năm 2019, phương hướng nhiệm vụ năm 2020

– Báo cáo tổng kết chi bộ năm 2020, phương hướng nhiệm vụ năm 2021.

– Báo cáo tổng kết chi bộ năm 2021, phương hướng nhiệm vụ năm 2022.

– Quyết định công nhận kết quả xếp loại chất lượng của chi bộ năm 2017

– Quyết định công nhận kết quả xếp loại chất lượng của chi bộ năm 2018

– Quyết định công nhận kết quả xếp loại chất lượng của chi bộ năm 2019

– Quyết định công nhận kết quả xếp loại chất lượng của chi bộ năm 2020

– Quyết định công nhận kết quả xếp loại chất chất lượng của chi bộ năm 2021

– Giấy khen Tập thể Chi bộ Trường THCS Bắc Lệnh đạt trong sạch vững mạnh năm 2017

– Giấy khen Tập thể Chi bộ Trường THCS Bắc Lệnh Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2020

– Báo cáo số 05/BC-CB ngày 22/12/2017

– Báo cáo số 06/BC-CB ngày 25/12/2018

– Báo cáo số 05/BC-CB ngày 23/12/2019

– Báo cáo số 06/BC-CB ngày 25/12/2020

– Báo cáo số 07/BC-CB ngày 30/12/2021

– Quyết định số 42/QĐ/ĐU ngày 27/12/2017

– Quyết định số 49/QĐ/ĐU ngày 29/12/2018

– Quyết định số 63/ QĐ/ĐU ngày 31/12/2019

– Quyết định số 15/ QĐ/ĐU ngày 23/12/2020

– Quyết định số 34/ QĐ/ĐU ngày 29/12/2021

– Giấy khen số 33/ QĐ/ĐU ngày 29/12/202017

– Giấy khen số 15/ QĐ/ĐU ngày 23/12/2020

 

19

[H3-1.3-08]

– Quyết định cử Tổng phụ trách đội TNTP HCM năm 2017 – 2018

– Quyết định cử Tổng phụ trách đội TNTP HCM năm 2018 – 2019

– Quyết định cử Tổng phụ trách đội TNTP HCM năm 2019 – 2020

– Quyết định cử Tổng phụ trách đội TNTP HCM năm 2020 – 2021

– Quyết định cử Tổng phụ trách đội TNTP HCM năm 2021-2022

– Quyết định số 111/QĐ/PGD&ĐT ngày 06/9/2017

– Quyết định số 121/QĐ/PGD&ĐT ngày 05/9/2018

– Quyết định số 346/QĐ/PGD&ĐT ngày 05/9/2019

– Quyết định số 342/QĐ/PGD&ĐT-TCCB ngày 08/9/2020

– Quyết định số 480/QĐ/PGD&ĐT  TCCB ngày 08/9/2020

Phòng GD&ĐT Lào Cai

 

20

[H3-1.3-09]

Nghị quyết, biên bản đại hội liên đội.

Từ năm học 2017-2018 đến năm học 2021-2022

Trường THCS  Bắc Lệnh

 

21

[H3-1.3-10]

Chương trình hoạt động của tổ chức Đội TNTP HCM.

Từ năm học 2017-2018 đến năm học 2021-2022

Trường THCS  Bắc Lệnh

 

22

[H3-1.3-11]

– Quyết định chuẩn y Bí thư đoàn trường năm học 2017-2018

– Quyết định chuẩn y Bí thư đoàn trường năm học 2018-2019

– Quyết định chuẩn y Bí thư đoàn trường năm học 2019-2020

– Quyết định chuẩn y Bí thư đoàn trường năm học 2020-2021

– Quyết định chuẩn y Bí thư đoàn trường năm học 2021-2022

– Quyết định số 10/QĐ/ĐTN ngày 28/9/2017

– Quyết định số 09/QĐ/ĐTN ngày 26/9/2018

– Quyết định số 08/QĐ/ĐTN ngày 26/9/2019

– Quyết định số 09/QĐ/ĐTN ngày 25/9/2020

– Quyết định số 10/QĐ/ĐTN ngày 26/11/2021

BCH Đoàn Phường Bắc Lệnh

 

23

[H3-1.3-12]

– Kế hoạch hoạt động của tổ chức Đoàn TNCS HCM năm học 2017-2018

– Kế hoạch hoạt động của tổ chức Đoàn TNCS HCM năm học 2018-2019

– Kế hoạch hoạt động của tổ chức Đoàn TNCS HCM năm học 2019-2020

– Kế hoạch hoạt động của tổ chức Đoàn TNCS HCM năm học 2020-2021

– Kế hoạch hoạt động của tổ chức Đoàn TNCS HCM năm học 2021-2022

– Sổ nghị quyết của tổ chức Đoàn TNCS HCM.

– Kế hoạch số 11/QĐ/ĐTN ngày 30/9/2017

– Kế hoạch số 10/QĐ/ĐTN ngày 27/9/2018

– Kế hoạch số 09/QĐ/ĐTN ngày 30/9/2019

– Kế hoạch số 10/QĐ/ĐTN ngày 26/9/2020

– Kế hoạch số 11/QĐ/ĐTN ngày 28/11/2021

Trường THCS  Bắc Lệnh

24

[H3-1.3-13]

– Báo cáo sơ kết công tác Đoàn năm học 2017-2018

– Báo cáo tổng kết công tác Đoàn năm học 2017-2018

– Báo cáo sơ kết công tác Đoàn năm học 2018-2019

– Báo cáo tổng kết công tác Đoàn năm học 2018-2019

– Báo cáo sơ kết công tác Đoàn năm học 2019-2020

– Báo cáo tổng kết công tác Đoàn năm học 2019-2020

– Báo cáo sơ kết công tác Đoàn năm học 2020-2021

– Báo cáo tổng kết công tác Đoàn năm học 2020-2021

– Báo cáo sơ kết công tác Đoàn năm học 2021-2022

– Báo cáo tổng kết công tác Đoàn năm học 2021-2022

– Báo cáo số 14/BC-CĐCS, ngày 26/12/2017

– Báo cáo số 09/BC-T CĐCS, ngày 20/5/2018

– Báo cáo số 24/BC- CĐCS, ngày 25/12/2018

– Báo cáo số 14/BC- CĐCS, ngày 26/5/2019

– Báo cáo số 17/BC- CĐCS, ngày 24/12/2019

– Báo cáo số 03/BC- CĐCS, ngày 29/5/2020

– Báo cáo số 26/BC- CĐCS, ngày 27/12/2020

– Báo cáo số 16/BC- CĐCS, ngày 29/5/2021

– Báo cáo số 27/BC- CĐCS, ngày 26/12/2021

– Báo cáo số 05/BC-THCSBL, ngày 23/5/2022

Trường THCS  Bắc Lệnh

 

25

[H3-1.3-14]

– Kế hoạch hoạt động của chi hội Chữ thập đỏ năm học 2017-2018

– Kế hoạch hoạt động của chi hội Chữ thập đỏ năm học 2018-2019

– Kế hoạch hoạt động của chi hội Chữ thập đỏ năm học 2019-2020

– Kế hoạch hoạt động của chi hội Chữ thập đỏ năm học 2020-2021

– Kế hoạch hoạt động của chi hội Chữ thập đỏ năm học 2021-2022

– Kế hoạch số 03/KH-CTĐ ngày 12/9/2017

– Kế hoạch số 05/KH-CTĐ ngày 18/9/2018

– Kế hoạch số 04/KH-CTĐ ngày 16/9/2019

– Kế hoạch số 07/KH-CTĐ ngày 19/9/2020

– Kế hoạch số 08/KH-CTĐ ngày 22/9/2021

Trường THCS  Bắc Lệnh

26

[H4-1.4-01]

– Quyết định bổ nhiệm Hiệu trưởng

– Quyết định bổ nhiệm Phó Hiệu trưởng

– Quyết định số 3833/QĐ- UBND ngày 27/7/2022.

– Quyết định số 2812/QĐ- UBND ngày 31/7/2019;

UBND TP Lào Cai.

 

27

[H4-1.4-02]

– Quyết định về việc thành lập tổ chuyên môn và tổ văn phòng năm học 2017-2018

– Quyết định về việc thành lập tổ chuyên môn và tổ văn phòng năm học 2018-2019

– Quyết định về việc thành lập tổ chuyên môn và tổ văn phòng năm học 2019-2020

– Quyết định về việc thành lập tổ chuyên môn và tổ văn phòng năm học 2020-2021

– Quyết định về việc thành lập tổ chuyên môn và tổ văn phòng năm học 2021-2022

– Quyết định số 07/QĐ-THCS ngày 15/9/2017;

– Quyết định số 07/QĐ-THCS ngày 05/9/2018;

– Quyết định số 17/QĐ-THCS ngày 22/8/2019;

– Quyết định số 17/QĐ-THCS ngày 01/9/2020;

– Quyết định số 38/QĐ-THCSBL ngày 01/9/2021.

Trường THCS Bắc lệnh.

28

[H4-1.4-03]

– Kế hoạch hoạt động của tổ Toán-Lý-CN-Tin năm học 2017-2018

– Kế hoạch hoạt động của tổ Văn-Sử-GDCD năm học 2017-2018

– Kế hoạch hoạt động của tổ Sinh-Hóa-Địa-NN-TD-AN-MT năm học 2017-2018

– Kế hoạch hoạt động của tổ văn phòng năm học 2017-2018

– Kế hoạch hoạt động của tổ Toán-Lý-CN-Tin năm học 2018-2019

– Kế hoạch hoạt động của tổ Văn-Sử-GDCD năm học 2018-2019

– Kế hoạch hoạt động của tổ Sinh-Hóa-Địa-NN-TD-AN-MT năm học 2018-2019

– Kế hoạch hoạt động của tổ văn phòng năm học 2018-2019

– Kế hoạch hoạt động của tổ Toán-Lý-CN-Tin năm học 2019-2020

– Kế hoạch hoạt động của tổ Văn-Sử-GDCD năm học 2019-2020

– Kế hoạch hoạt động của tổ Sinh-Hóa-Địa-NN-TD-AN-MT năm học 2019-2020

– Kế hoạch hoạt động của tổ văn phòng năm học 2019-2020

– Kế hoạch hoạt động của tổ Toán-Lý-CN-Tin năm học 2020-2021

– Kế hoạch hoạt động của tổ Văn-Sử-GDCD năm học 2020-2021

– Kế hoạch hoạt động của tổ Sinh-Hóa-Địa-NN-TD-AN-MT năm học 2020-2021

– Kế hoạch hoạt động của tổ văn phòng năm học 2020-2021

– Kế hoạch hoạt động của tổ Toán-Lý-CN-Tin năm học 2021-2022

– Kế hoạch hoạt động của tổ Văn-Sử-GDCD năm học 2021-2022

– Kế hoạch hoạt động của tổ Sinh-Hóa-Địa-NN-TD-AN-MT năm học 2021-2022

– Kế hoạch hoạt động của tổ văn phòng năm học 2021-2022

– Sổ nghị quyết/nội dung các cuộc họp chuyên môn, tổ văn phòng.

– Kế hoạch số 08/KH-TCM ngày 20/9/2017

– Kế hoạch số 09/KH-TCM ngày 20/9/2017

– Kế hoạch số 10/KH-TCM ngày 20/9/2017

– Kế hoạch số 11/KH-TCM ngày 20/9/2017

– Kế hoạch số 10/KH-TCM ngày 26/9/2018

– Kế hoạch số 11/KH-TCM ngày 26/9/2018

– Kế hoạch số 12/KH- TCM ngày 26/9/2018

– Kế hoạch số 13/KH- TCM ngày 26/9/2018

– Kế hoạch số 09/KH- TCM ngày 24/9/2019

– Kế hoạch số 10/KH- TCM ngày 24/9/2019

– Kế hoạch số 11/KH- TCM ngày 24/9/2019

– Kế hoạch số 12/KH- TCM ngày 24/9/2019

– Kế hoạch số 12/KH- TCM ngày 27/9/2020

– Kế hoạch số 13/KH- TCM ngày 27/9/2020

– Kế hoạch số 14/KH- TCM ngày 27/9/2020

– Kế hoạch số 15/KH- TCM ngày 27/9/2020

– Kế hoạch số 14/KH- TCM ngày 28/9/2021

– Kế hoạch số 15/KH- TCM ngày 28/9/2021

– Kế hoạch số 16/KH- TCM ngày 28/9/2021

– Kế hoạch số 17/KH- TCM ngày 28/9/2021

-Từ năm học 2017–2018 đến năm học 2021-2022.

Trường THCS Bắc lệnh.

29

[H4-1.4-04]

Các chuyên đề chuyên môn.

Từ năm học 2017 – 2018 đến năm học 2021-2022.

Trường THCS Bắc lệnh.

30

[H4-1.4-05]

Biên bản kiểm kê thiết bị dạy học.

Từ năm học 2017 – 2018 đến năm học 2021-2022.

Trường THCS Bắc lệnh.

31

[H5-1.5-01]

Sổ đăng bộ.

Từ năm học 2017- 2018 đến năm học 2021-2022

Trường THCS Bắc Lệnh

32

[H5-1.5-02]

Sổ chủ nhiệm.

Từ năm học 2017 – 2018 đến năm học 2020 – 2021 (41 quyển), năm học 2021 – 2022 (bản mềm)

Trường THCS Bắc Lệnh

33

[H5-1.5-03]

Bảng tổng hợp thông tin về các lớp theo từng năm học (họ và tên giáo viên chủ nhiệm, họ tên của lớp trưởng lớp phó, tổ trưởng tổ phó).

Từ năm học 2017 – 2018 đến năm học 2022 – 2023 (63 bảng tổng hợp)

Trường THCS Bắc Lệnh

34

[H5-1.5-04]

Biên bản bầu lớp trưởng, lớp phó, tổ trưởng của các lớp hoặc văn bản của giáo viên chủ nhiệm lớp chỉ định lớp trưởng của lớp phó luân phiên hàng năm.

Từ năm học 2017 – 2018 đến năm học 2022 – 2023 (63 biên bản)

Trường THCS Bắc Lệnh

35

[H5-1.5-05]

Sổ gọi tên ghi điểm/Sổ đánh giá, xếp loại HS.

Từ năm học 2017 – 2018 đến năm học 2021 – 2022 (52 quyển)

Trường THCS Bắc Lệnh

36

[H6-1.6-01]

Sổ công văn đi đến.

Từ năm học 2017 – 2018 đến năm học 2021 – 2022

Trường THCS Bắc Lệnh

37

[H6-1.6-02]

Sổ quản lý tài sản, thiết bị giáo dục.

Từ năm học 2017 – 2018 đến năm học 2021 – 2022

Trường THCS Bắc Lệnh

38

[H6-1.6-03]

Quy chế chi tiêu nội bộ của nhà trường.

Từ năm học 2017 – 2018 đến năm học 2021 – 2022

Trường THCS Bắc Lệnh

39

[H6-1.6-04]

Phần mềm quản lý hành chính, tài chính và tài sản của nhà trường.

40

[H6-1.6-05]

Báo cáo tài chính.

Từ năm học 2017 – 2018 đến năm học 2021 – 2022

Trường THCS Bắc Lệnh

T.Huệ

41

[H6-1.6-06]

Tập văn bản xã hội hóa giáo dục (các tờ trình, đề án, văn bản đề nghị của nhà trường với cấp có thẩm quyền tạo nguồn tài chính cho nhà trường)

 Từ năm học 2017 – 2018 đến năm học 2021 – 2022

Trường THCS Bắc Lệnh

42

[H6-1.6-07]

– Kế hoạch dự toán

– Kế hoạch trung hạn giai đoạn 2015 – 2020

– Kế hoạch dài hạn để tạo ra các nguồn tài chính hợp pháp giai đoạn 2020-2025-2030

– Kế hoạch số 28/ KH-THCS ngày 15/10/2015

– Kế hoạch số 39/ KH-THCS ngày 22/10/202020

Trường THCS Bắc Lệnh

 

43

[H6-1.6-08]

Hồ sơ Phổ cập giáo dục.

Năm 2017:

– Báo cáo số 236/BC-UBND ngày 11/10/2017;

– Quyết định số 65/QĐ- UBND ngày 22/8/2017;

– Quyết định số 175/QĐ- UBND ngày 12/10/2017;

– Tờ trình số 68/TTr- UBND ngày 25/10/2017

Ủy ban nhân dân phường Bắc Lệnh ban hành

Năm 2018:

– Quyết định số 4274/QĐ-UBND ngày 24/10/2018;

– Báo cáo số 180/BC- UBND ngày 28/9/2018;

– Quyết định số 15/QĐ- UBND ngày 3/10/2018;

– Tờ trình số 48/TTr- UBND ngày 5/10/2018;

UBND tỉnh Lào Cai

Năm 2019:

– Báo cáo số 206/BC- UBND ngày 18/10/2019;

– Quyết định số 47/QĐ- UBND ngày 18/10/2019;

– Tờ trình số 44/TTr- UBND ngày 21/10/2019;

UBND phường Bắc Lệnh

Năm 2020:

– Báo cáo số18/BC- UBND ngày 28/9/2020;

– Quyết định số 24/QĐ- UBND ngày 18/9/2020

UBND phường Bắc Lệnh

Năm 2021:

– Báo cáo số 15/BC- BCD ngày 02/10/2021;

– Quyết định số 32/QĐ- UBND ngày 02/10/2021;  

– Tờ trình số 25/TTr- UBND ngày 06/10/2021

UBND phường Bắc Lệnh

44

[H6-1.6-09]

Hồ sơ theo dõi sức khỏe học sinh.

Từ năm 2017 đến năm 2022

Trường THCS Bắc Lệnh; Trung tâm Y tế phường Bắc Lệnh

45

[H6-1.6-10]

– Sổ quản lí cấp phát văn bằng chứng chỉ.

– Học bạ học sinh.

– Từ năm học 2017-2018 đến năm học 2021-2022

– 11 lớp năm học 2022-2023

Trường THCS Bắc Lệnh

46

[H7-1.7-01]

– Kế hoạch bồi dưỡng, phát triển đội ngũ hàng năm 2017 – 2018.

– Kế hoạch bồi dưỡng, phát triển đội ngũ hàng năm 2018 – 2019

– Kế hoạch bồi dưỡng, phát triển đội ngũ hàng năm 2019 – 2020.

– Kế hoạch bồi dưỡng, phát triển đội ngũ hàng năm 2020 – 2021.

– Kế hoạch bồi dưỡng, phát triển đội ngũ hàng năm 2021 – 2022.

-Kế hoạch số 03/KHCM–THCSBL ngày 26/8/2017

– Kế hoạch số 03a/KH–THCSBL ngày 30/8/2018

– Kế hoạch số 11/KH–THCSBL ngày 18/8/2019

– Kế hoạch số 27/KH–THCSBL ngày 17/9/2020

– Kế hoạch số 08/KH–THCSBL ngày 31/8/2021

Trường THCS  Bắc Lệnh

– Quyết định công nhận kết quả bồi dưỡng hè năm 2018

– Quyết định công nhận kết quả bồi dưỡng hè năm 2019

– Quyết định công nhận kết quả bồi dưỡng hè năm 2020

– Quyết định công nhận kết quả bồi dưỡng hè năm 2021

– Quyết định công nhận kết quả bồi dưỡng hè năm 2022

– Quyết định số 24/QĐ-PGD&ĐT ngày 28/8/2018

– Quyết định số 17/QĐ-PGD&ĐT năm 2019

– Quyết định số 56/QĐ-PGD&ĐT ngày 07/7/2020

– Quyết định số 128/QĐ-PGD&ĐT ngày 14/6/2021

– Quyết định số 150/QĐ-PGD&ĐT ngày 30/5/2022

47

[H7-1.7-02]

– Quyết định, bảng phân công nhiệm vụ cho cán bộ giáo viên, nhân viên hàng năm 2017-2018

– Quyết định, bảng phân công nhiệm vụ cho cán bộ giáo viên, nhân viên hàng năm 2018-2019

– Quyết định, bảng phân công nhiệm vụ cho cán bộ giáo viên, nhân viên hàng năm 2019-2020

– Quyết định, bảng phân công nhiệm vụ cho cán bộ giáo viên, nhân viên hàng năm 2020-2021

– Quyết định, bảng phân công nhiệm vụ cho cán bộ giáo viên, nhân viên hàng năm 2021-2022

– Quyết định số 05/QĐ–THCSBL ngày 01/9/2017;

– Quyết định số 06/QĐ–THCSBL ngày 01/9/2018;

– Quyết định số 15/QĐ–THCSBL ngày 01/8/2019;

– Quyết định số 18/QĐ–THCSBL ngày 03/9/2020;

– Quyết định số 27/QĐ–THCSBL ngày 01/9/2021;

Trường THCS Bắc Lệnh

48

[H7-1.7-03]

– Quyết định, kế hoạch kiểm tra nội bộ năm học 2017-2018

– Quyết định, kế hoạch kiểm tra nội bộ năm học 2018-2019

– Kế hoạch kiểm tra nội bộ năm học 2019-2020

– Quyết định, kế hoạch kiểm tra nội bộ năm học 2020-2021

– Quyết định, kế hoạch kiểm tra nội bộ năm học 2021-2022

– Quyết định số 06/ QĐ-THCS ngày 22/9/2017; Kế hoạch số 05/ KH-THCS ngày 22/9/2017

– Quyết định số 24/ QĐ-THCS ngày 26/9/2018; Kế hoạch số 25/ KH-THCS ngày 26/9/2018

– Kế hoạch số 10/ KH-THCS ngày 10/10/2019

– Quyết định số 25/ QĐ-THCS ngày 30/9/2020; Kế hoạch số 29/ KH-THCS ngày 30/9/2020

– Quyết định số 22/ QĐ-THCS ngày 28/9/2021; Kế hoạch số 14/ KH-THCS ngày 14/9/2021

49

[H7-1.7-04]

– Quyết định ban hành KHGD năm học 2017 – 2018

– Quyết định ban hành KHGD năm học 2018 – 2019

 – Quyết định ban hành KHGD năm học 2019 – 2020

– Quyết định ban hành KHGD năm học 2020 – 2021

– Quyết định ban hành KHGD năm học 2021 – 2022

– Bộ kế hoạch giáo dục nhà trường.

Quyết định số 7/QĐ-THCS BL ngày 21/8/2017

Quyết định số 14/QĐ-THCS BL ngày 16/8/2018

Quyết định số 16/QĐ-THCS BL ngày 22/8/2019

Quyết định số 17/QĐ-THCS BL ngày 3/9/2020

Quyết định số 28/QĐ-THCS ngày 1/9/2021

– Từ năm học 2017-2018 đến năm học 2020-2021

Trường THCS Bắc Lệnh

50

[H7-1.7-05]

Bảng nhận chế độ lương và chế độ phụ cấp khác của GV hàng tháng.

Từ năm học 2017-2018 đến năm học 2021-2022

Trường THCS Bắc Lệnh

 

51

[H7-1.7-06]

– Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2017 – 2018

– Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2018 – 2019

– Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2019 – 2020

– Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2020 – 2021

Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2021 – 2022

– Kế hoạch số 04/KH-THCS ngày 16/9/2017

– Kế hoạch số 15/KH-THCS ngày 20/9/2018

– Kế hoạch số 08/KH-THCS ngày 26/9/2019

– Kế hoạch số 25/KH-THCS ngày 17/9/2020

– Kế hoạch số 09/KH-THCS ngày 17/9/2021

Trường THCS Bắc Lệnh

 

52

[H8-1.8-01]

Thời khóa biểu, TKB dạy bù chương trình (Nếu có).

Từ năm học 2017-2018 đến năm học 2021-2022

Trường THCS Bắc Lệnh

 

53

[H8-1.8-02]

Sổ ghi đầu bài.

Từ năm học 2017-2018 đến năm học 2021-2022

Trường THCS Bắc Lệnh

 

54

[H8-1.8-03]

– Thông báo kết quả kiểm tra công tác các hoạt động giáo dục 2017- 2018

–  Tập văn bản thanh tra, kiểm tra của cấp trên về quản lý các hoạt động giáo dục; công tác tài chính năm 2019- 2020

– Thông báo, biên bản kiểm tra của cấp trên về quản lý các hoạt động giáo dục; công tác tài chính năm 2020- 2021

– Thông báo số 09/TB-PGD&ĐT ngày 22/3/2018

– Thông báo số 07/TB-PGD&ĐT ngày 16/3/2021.

Phòng GD&ĐT TP LC

 

Phòng GD&ĐT TP LC

 

55

[H8-1.8-04]

– Giấy cấp phép, hồ sơ quản lý dạy thêm học thêm năm 2017-2018

– Giấy cấp phép, hồ sơ quản lý dạy thêm học thêm năm 2018-2019

– Kế hoạch đã được phê duyệt, hồ sơ quản lý dạy thêm học thêm năm 2019-2020

– Kế hoạch đã được phê duyệt, hồ sơ quản lý dạy thêm học thêm năm 2020-2021

– Kế hoạch đã được phê duyệt, hồ sơ quản lý dạy thêm học thêm năm 2021-2022

– Kế hoạch đã được phê duyệt dạy thêm học thêm năm 2020-2021

– Giấy cấp phép DTHT năm 2017-2018 ngày14/9/2017

– Giấy cấp phép DTHT năm 2018-2019 ngày14/9/2018

– Kế hoạch số 09/KH-THCS DTHT năm 2019-2020 ngày14/9/2019 – Được Phòng GD phê duyệt 27/9/2019

– Kế hoạch số 23/KH-THCS DTHT năm 2020-2021 ngày14/9/2020- Được Phòng GD phê duyệt 18/9/2020

– Kế hoạch số 17/KH-THCS DTHT năm 2021-2022 ngày 4/10/2021- Được Phòng GD phê duyệt 6/10/2021

– Kế hoạch số 17/KH-THCS DTHT năm 2022-2023 ngày 4/10/2021- Được Phòng GD phê duyệt 6/10/2023

Phòng GD&ĐT TP LC

PhòngGD&ĐT TP LC 

Trường THCS Bắc Lệnh

Trường THCS Bắc Lệnh

Trường THCS Bắc Lệnh

Trường THCS Bắc Lệnh

 

56

[H9-1.9-01]

Hồ sơ Hội nghị cán bộ viên chức hằng năm (Nghị quyết hội nghị cán bộ viên chức;  báo cáo của ban thanh tra nhân dân …)

Từ năm học 2017-2018 đến năm học 2021-2022

Trường THCS Bắc Lệnh

57

[H9-1.9-02]

Hồ sơ tiếp xúc đối thoại, sổ tiếp dân

Từ năm học 2017-2018 đến năm học 2021-2022

Trường THCS Bắc Lệnh

58

[H9-1.9-03]

– Quyết định ban hành quy chế dân chủ của nhà trường năm học 2017-2018

– Quyết định ban hành quy chế dân chủ của nhà trường năm học 2018-2019

– Quyết định ban hành quy chế dân chủ của nhà trường năm học 2019-2020

– Quyết định ban hành quy chế dân chủ của nhà trường năm học 2020-2021

– Quyết định ban hành quy chế dân chủ của nhà trường năm học 2021-2022

– Quyết định số 82/QĐ-THCS ngày 20/10/2017

– Quyết định số 18/QĐ-THCS ngày 10/10/2018

– Quyết định số 18/QĐ-THCS ngày 18/10/2019

– Quyết định số 49/QĐ-THCS ngày 27/10/2020

– Quyết định số 67/QĐ-THCS ngày 22/10/2021

Trường THCS Bắc Lệnh

59

[H10-1.10-01]

– Kế hoạch đảm bảo an ninh trật tự, an toàn trường học năm học 2017 – 2018

– Kế hoạch đảm bảo an ninh trật tự, an toàn trường học năm học 2018 – 2019

– Kế hoạch đảm bảo an ninh trật tự, an toàn trường học năm học 2019 – 2020

– Kế hoạch đảm bảo an ninh trật tự, an toàn trường học năm học 2020 – 2021

– Kế hoạch đảm bảo an ninh trật tự, an toàn trường học năm học 2021 – 2022

– Kế hoạch số 12/KH-THCS, ngày 15/9/2017

– Kế hoạch số 20/KH-THCS, ngày 10/10/2018

– Kế hoạch số 10/KH-THCS, ngày 26/9/2019

– Kế hoạch số 32/KH-THCS, ngày 09/10/2020

– Kế hoạch số 20/KH-THCS, ngày 12/10/2021

Trường THCS Bắc Lệnh

 

60

[H10-1.10-02]

Quy chế phối hợp với cơ quan công an có nội dung liên quan đảm bảo an ninh trật tự, an toàn trường học.

Từ năm học 2017-2018 đến năm học 2021-2022

Trường THCS Bắc Lệnh

 

61

[H10-1.10-03]

Hợp đồng với nhân viên bảo vệ.

Trường THCS Bắc Lệnh

62

[H10-1.10-04]

Hộp thư góp ý của nhà trường.

Trường THCS Bắc Lệnh

63

[H10-1.10-05]

Số điện thoại đường dây nóng của nhà trường.

Trường THCS Bắc Lệnh

64

[H11-2.1-01]

Hồ sơ cán bộ quản lý (Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng) gồm:

 – Bằng tốt nghiệp đào tạo chuyên môn của Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng

– Các văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận về lý luận chính trị.

– Văn bản triệu tập Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng tham dự các lớp tập huấn, bồi dưỡng về chuyên môn và lí luận chính trị.

 – Các chứng chỉ, chứng nhận, các văn bản kết quả các lớp tập huấn.

– Quyết định về đánh giá, xếp loại Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng năm học 2017-2018

– Thông báo về đánh giá, xếp loại Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng năm học 2018-2019

– Quyết định về đánh giá, xếp loại Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng năm học 2019-2020

– Quyết định về đánh giá, xếp loại Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng năm học 2020-2021

– Quyết định về đánh giá, xếp loại Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng năm học 2021-2022

– Quyết định khen thưởng Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng năm 2017-2018

– Quyết định khen thưởng Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng năm 2018-2019

– Quyết định khen thưởng Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng năm 2019-2020

– Quyết định khen thưởng Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng năm 2020-2021

– Quyết định khen thưởng Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng năm 2021-2022

 

– Quyết định số 2249/QĐ-UBND ngày 13/6/2018.

 

– Thông báo số 17/TB-PGD&ĐT ngày 07/6/2019

– Quyết định số 2630/QĐ- UBND/ ngày 20/7/2020

– Quyết định số 2697/QĐ- UBND/ ngày 23/6/2021

– Quyết định số 165/QĐ- UBND ngày 22/6/2022 ;

– Quyết định số 3210/QĐ-UBND ngày 12/10/2018

–  Quyết định số 2517/QĐ-UBND ngày 27/6/2019

– Quyết định số 2517/QĐ-UBND ngày 06/8/2020

– Quyết định số 3295/QĐ-UBND ngày 06/8/2021

– Quyết định số 3427/QĐ-UBND ngày 8/7/2022

UBND thành phố Lào Cai

PGD&ĐT thành phố Lào Cai

UBND thành phố Lào Cai

UBND thành phố Lào Cai

UBND thành phố Lào Cai

PGD&ĐT thành phố Lào Cai

UBND tỉnh Lào Cai

UBND thành phố Lào Cai; UBND thành phố Lào Cai;

65

[H12-2.2-01]

Sổ quản lý nhân sự.

Giai đoạn 2017-2018 đến 2021-2022

Trường THCS Bắc Lệnh

 

66

[H12-2.2-02]

Hồ sơ cá nhân giáo viên.

Giai đoạn 2021-2022

 Trường THCS Bắc Lệnh

 

67

[H12-2.2-03]

Hồ sơ đánh giá xếp loại chuẩn:

 – Bảng tổng hợp kết quả đánh giá, xếp loại chuẩn nghề nghiệp GV hàng năm.

 – Kết quả đánh giá, xếp loại GV, nhân viên hàng năm của nhà trường theo quy định chuẩn nghề nghiệp GV.

Giai đoạn 2017-2018 đến 2021-2022

Trường THCS Bắc Lệnh

 

68

[H12-2.2-04]

– Quyết định công nhận đề tài, sáng kiến cấp cơ sở năm 2017-2018

– Quyết định công nhận đề tài, sáng kiến cấp cơ sở năm 2018-2019

– Quyết định công nhận đề tài, sáng kiến cấp cơ sở năm 2019-2020

– Quyết định công nhận đề tài, sáng kiến cấp cơ sở năm 2020-2021

– Quyết định công nhận đề tài, sáng kiến cấp cơ sở năm 2021-2022

– Quyết định số 2067/QĐ-UBND ngày 4/6/2018

– Quyết định số 2324/QĐ-UBND  ngày 14/6/2019

– Quyết định số 2592/QĐ-UBND  ngày 15/7/2020

– Quyết định số 643/QĐ-UBND  ngày 18/6/2021

– Quyết định số 653/QĐ-UBND  ngày 15/6/2022

UBND Thành phố.

UBND Thành phố.

UBND Thành phố.

UBND Thành phố.

UBND Thành phố.

 

69

[H12-2.2-05]

Hồ sơ xếp loại viên chức hàng năm.

Giai đoạn:  2017-2018 đến 2021-2022

Trường THCS Bắc Lệnh

 

70

[H12-2.2-06]

Sổ ghi chép sinh hoạt chuyên môn và dự giờ của giáo viên.

Giai đoạn:  2017-2018 đến 2021-2022

Trường THCS Bắc Lệnh

 

71

[H13-2.3-01]

Hồ sơ cá nhân của nhân viên (Văn bản triệu tập nhân viên tham dự các lớp bồi dưỡng, tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ).

Giai đoạn:  2017-2018 đến 2021-2022

Trường THCS Bắc Lệnh

72

[H14-2.4-01]

– Quyết định về việc công nhận học sinh đạt giải cuộc thi NCKH THCS cấp thành phố năm học 2017-2018

– Quyết định công nhận học sinh đạt giải cuộc thi KHKT dành cho học sinh THCS cấp thành phố năm học 2018-2019

– Thông báo kết quả tổ chức cuộc thi KHKT dành cho học sinh THCS cấp thành phố năm học 2019-2020

– Quyết định công nhận học sinh đạt giải cuộc thi KHKT dành cho học sinh THCS cấp thành phố năm học 2020-2021

– Quyết định công nhận giải tại cuộc thi KHKT cấp thành phố năm học 2021-2022

– Các sản phẩm nghiên cứu khoa học (đủ 5 năm)

Quyết định số 181/QĐ- PGD&ĐT ngày 14/12/2017

Quyết định số 190/ QĐ- PGD&ĐT ngày 11/12/2018

– Thông báo số 31/TB-PGD&ĐT ngày 09/11/2019

– Quyết định số 145/QĐ- PGD&ĐT ngày 29/12/2020

– Quyết định số 288/ QĐ- PGD&ĐT ngày 16/12/2021

– PGD&ĐT thành phố Lào Cai.

– PGD&ĐT thành phố Lào Cai.

– PGD&ĐT thành phố Lào Cai.

– PGD&ĐT thành phố Lào Cai.

– PGD&ĐT thành phố Lào Cai.

73

[H14-2.4-02]

– Quyết định khen thưởng học sinh giỏi cấp thành  phố lớp 9 năm học 2017–2018.

– Quyết định thành lập đội tuyển học sinh giỏi cấp tỉnh lớp 9 năm học 2017–2018.

– Quyết định khen thưởng học sinh giỏi cấp tỉnh lớp 9 năm học 2017–2018.

– Quyết định khen thưởng học sinh giỏi cấp thành  phố  lớp 8 năm học 2017–2018.

– Công văn tổ chức kỳ thi chọn HSG cấp thành phố lớp 8 năm học 2017 – 2018.

– Công văn tăng cường tổ chức bồi dưỡng HSG lớp 9 tham gia kỳ thi HSG năm học 2017 – 2018.

– Thông báo kết quả thi chọn HSG lớp 9 cấp thành phố năm học 2017-2018.

– Quyết định về việc công nhận kết quả thi HSG THCS cấp tỉnh năm 2019.

– Quyết định công nhận tập thể, cá nhân đạt giải cuộc thi câu lạc bộ Toán tuổi thơ thành phố Lào Cai năm 2019.

– Quyết định công nhận học sinh đạt giải HSG THCS cấp tỉnh năm học 2019 – 2020.

–  Quyết định khen thưởng học sinh đạt thành tích xuất sắc năm học 2019 – 2020.

– Quyết định khen thưởng học sinh đạt thành tích xuất sắc năm học 2019 – 2020.

– Quyết định về việc công nhận học sinh đạt giải kỳ thi chọn HSG cấp thành phố năm học 2020 – 2021.

– Quyết định về việc công nhận học sinh đạt giải kỳ thi chọn HSG cấp tỉnh THCS năm học 2020 – 2021.

– Quyết định về việc công nhận kết quả và trao tiền thưởng cho các tập thể cá nhân đạt giải tại Hội khỏe Phù Đổng tỉnh Lào Cai lần thứ VIII năm 2020.

– Quyết định tặng Giấy khen của Giám đốc Sở GD&ĐT cho học sinh có thành tích tiêu biểu năm học 2021.

– Quyết định khen thưởng học sinh có thành tích xuất sắc năm học 2020-2021.

– Quyết định khen thưởng học sinh có thành tích xuất sắc năm học 2020-2021.

– Quyết định về việc công nhận học sinh đạt giải kỳ thi chọn HSG cấp tỉnh THCS năm 2020 – 2021.

– Quyết định về việc công nhận học sinh đạt giải kỳ thi chọn HSG lớp 6,7,8 cấp thành phố năm 2021.

– Quyết định về việc công nhận học sinh đạt giải kỳ thi chọn HSG lớp 9 cấp thành phố năm 2021-2022.

– Quyết định về việc công nhận học sinh đạt giải kỳ thi chọn HSG lớp 6,7,8 cấp thành phố năm 2021-2022.

– Quyết định tặng giải thưởng tại cuộc vẽ tranh “Giáo dục Lào Cai sau 30 năm tái lập tỉnh Lào Cai”

– Quyết định công nhận giải tại cuộc thi KHKT cấp thành phố năm học 2021 – 2022.

– Quyết định công nhận giải tại cuộc thi Toán tuổi thơ cấp thành phố năm học 2021 – 2022.

– Quyết định công nhận giải tại cuộc thi “Học sinh thành phố Lào Cai khởi nghiệp” cấp thành phố năm học 2021 – 2022.

– Kế hoạch về việc tổ chức cuộc thi Bắn tên lửa với chủ đề “Chinh phục hành tinh 4.0” và Lễ trao giải các cuộc thi trong ngày hội CNTT-STEM.

– Quyết định công nhận tập thể cá nhân đạt giải tại giải Bóng đá nam mở rộng và giải chạy bộ leo núi Nhạc Sơn ngành GD thành phố năm 2021.

– Quyết định số 21/QĐ- PGD&ĐT ngày 31 tháng 01 năm 2018.

– Quyết định số 22/QĐ-SGD& ĐT ngày 31 tháng 01 năm 2018.

– Quyết định số 506/QĐ-SGD& ĐT ngày 04 tháng 04 năm 2018.

– Quyết định số 73/ QĐ- PGD&ĐT ngày 23 tháng 04 năm 2018.

– Công văn số 131/ CV- PGD&ĐT–CM ngày 05 tháng 4 năm 2018.

– Công văn số 89/CV-PGD&ĐT-CM ngày 13 tháng 03 năm 2018.

– Công văn số 04/TB-PGD&ĐT ngày 28 tháng 2 năm 2018.

– Quyết định số 482/QĐ-SGD&ĐT ngày 01 tháng 04 năm 2019.

– Quyết định số 46/ QĐ-PGD&ĐT ngày 15 tháng 3 năm 2019.

– Quyết định số 501/ QĐ-SGD&ĐT ngày 15 tháng 6 năm 2020.

– Quyết định số 4029/ QĐ-UBND ngày 03 tháng 9 năm 2020.

– Quyết định số 34/QĐ–UBND ngày 27 tháng 8 năm 2020.

– Quyết định số 106/QĐ-PGD&ĐT ngày 5 tháng 5 năm 2021.

– Quyết định số 257/QĐ-SGD&ĐT ngày 29 tháng 3 năm 2021.

– Quyết định số 1455/QĐ-SGD&ĐT ngày 30 tháng 11 năm 2020.

– Quyết định số 919/QĐ- SGD&ĐT ngày 13 tháng 7 năm 2021.

– QĐ số 43/QĐ-UBND ngày 27 tháng 8 năm 2021.

– Quyết định số 42/QĐ-UBND ngày 27 tháng 8 năm 2021.

– Quyết định số 257/QĐ-SGD&ĐT ngày 29 tháng 3 năm 2021.

– Quyết định số 106/QĐ -PGD&ĐT ngày 5 tháng 5 năm 2021.

– Quyết định số 01/QĐ-UBND ngày 1tháng 2 năm 2022.

– Quyết định số 122/QĐ-PGD&ĐT ngày 6 tháng 5 năm 2022.

– Quyết định số 233/QĐ-PGD&ĐT ngày 8 tháng 10 năm 2021.

– Quyết định số 288/QĐ -PGD&ĐT ngày 16 tháng 12 năm 2021.

– Quyết định số 112/QĐ -PGD&ĐT ngày 29 tháng 4 năm 2022.

– Quyết định số 212/QĐ -PGD&ĐT ngày 22 tháng 9 năm 2021.

– Kế hoạch số 132/KH-PGD&ĐT-CM ngày 22 tháng 3 năm 2022.

– Quyết định số 66/QĐ -PGD&ĐT ngày 21 tháng 3 năm 2021.

– PGD&ĐT TP Lào Cai

– SGD&ĐT Lào Cai

– SGD&ĐT Lào Cai

– PGD&ĐT TP Lào Cai

– PGD&ĐT TP Lào Cai

– PGD&ĐT TP Lào Cai

– PGD&ĐT TP Lào Cai

– SGD&ĐT TP Lào Cai

– PGD&ĐT TP Lào Cai

 – SGD&ĐT TP Lào Cai

– UBND tỉnh

-UBND Phường BL

– PGD&ĐT TP Lào Cai

– PGD&ĐT TP Lào Cai

– PGD&ĐT TP Lào Cai

74

[H15-3.1-01]

Giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất của nhà trường.

Bảng thống kê số liệu học sinh toàn trường hàng năm.

– BU 623961

– Từ năm học 2017-2018 đến năm học 2021-2022

UBND Tỉnh Lào Cai.

Trường THCS Bắc Lệnh

75

[H15-3.1-02]

Các hình ảnh liên quan đến khuôn viên, khu vui chơi, bãi tập.

Từ năm học 2017-2018 đến năm học 2021-2022

Trường THCS Bắc Lệnh

 

76

[H16-3.2-01]

Các hình ảnh liên quan khu phòng học, phòng học bộ môn, và khối phục vụ học tập.

Từ năm học 2017-2018 đến năm học 2021-2022

Trường THCS Bắc Lệnh

 

77

[H17-3.2-02]

Biên bản kiểm tra tài sản, cơ sở vật chất.

Biên bản bàn giao tài sản, cơ sở vật chất.

Từ năm học 2017-2018 đến năm học 2021-2022

Trường THCS Bắc Lệnh

 

78

[H17-3.2-03]

Sơ đồ tổng thể của nhà trường.

Từ năm học 2017-2018 đến năm học 2021-2022

Trường THCS Bắc Lệnh

 

79

[H18-3.3-01

Các hình ảnh, tư liệu liên quan khối hành chính quản trị.

Từ năm học 2017-2018 đến năm học 2021-2022

[H18-3.3-01

 

80

[H18-3.3-02]

  Kế hoạch sửa chữa, bổ sung  cơ sở vật chất và thiết bị.

Kế hoạch số: 25/KH-THCSBL ngày 05/5/2020;

Kế hoạch số: 32/KH-THCSBL ngày 05/5/2021.

Trường THCS Bắc Lệnh

81

[H19-3.4-01]

Các hình ảnh liên quan khu vệ sinh, hệ thống cấp thoát nước.

Từ năm học 2017-2018 đến năm học 2021-2022

Trường THCS Bắc Lệnh

 

82

[H19-3.4-02]

Biên lai trả tiền thu gom và vận chuyển rác năm 2017

Biên lai trả tiền thu gom và vận chuyển rác năm 2018

Biên lai trả tiền thu gom và vận chuyển rác năm 2019.

Biên lai trả tiền thu gom và vận chuyển rác năm 2020.

Số: 0014907 ngày 21/11/ 2018

Số: 0034709 ngày 20/9/ 2019

Số: 0041518 ngày 23/10/ 2020

Số: 0032372 ngày 29/10/ 2021

Công ty môi trường 

 

83

[H19-3.4-03]

Hợp đồng cung cấp nước sạch.

Số: 6800/CN2/2016/HĐCN ngày 19/12/2016

Công ty nước sạch

84

[H20-3.5-01]

Thống kê danh mục thiết bị, đồ dùng của nhà trường.

Từ năm học 2017-2018 đến năm học 2021-2022

Trường THCS Bắc Lệnh

 

85

[H20-3.5-02]

Biên bản bàn giao các thiết bị sửa chữa hằng năm.

Từ năm học 2017-2018 đến năm học 2021-2022

Trường THCS Bắc Lệnh

 

86

[H20-3.5-03]

Hợp đồng kết nối mạng Internet năm 2017

Hợp đồng kết nối mạng Internet năm 2018

Hợp đồng kết nối mạng Internet năm 2021

Hợp đồng kết nối mạng mạng giáo dục VNEDU.

Hợp đồng số: 0011226  ngày 04/9/2017

Hợp đồng số: 0041720  ngày 10/5/2018

Hợp đồng số : 05/HĐ ngày 25/9/2021

Hợp đồng số:

 25092020/VNEDU/KHTC-DN  ngày 25/9/2020

VNPT Lào Cai

 

87

[H20-3.5-04]

Thống kê danh mục thiết bị dạy học do GV tự làm.

Từ năm học 2017-2018 đến năm học 2021-2022

Trường THCS Bắc Lệnh

 

88

[H20-3.5-05]

Hóa đơn hoặc hợp đồng mua đồ dùng, thiết bị dạy học hằng năm.

Từ năm học 2018-2019 đến năm học 2021-2022

Cục Thuế Tỉnh Lào Cai; Phòng GD&ĐT

 

89

[H21-3.6-01]

Quyết định thành lập tổ cộng tác thư viện năm học 2017-2018

Quyết định thành lập tổ cộng tác thư viện năm học 2018-2019

Quyết định thành lập tổ cộng tác thư viện năm học 2019-2020

Quyết định thành lập tổ cộng tác thư viện năm học 2020-2021

Quyết định thành lập tổ cộng tác thư viện năm học 2021-2022

Quyết định số 06/ QĐ- THCSBL ngày 15/9/2017

Quyết định số 14/ QĐ- THCSBL ngày 25/9/2018

Quyết định số 25/ QĐ- THCSBL ngày 23/10/2019

Quyết định số 34/ QĐ- THCSBL ngày 29/9/2020

Quyết định số 29/ QĐ- THCSBL ngày 13/10/2021

Trường THCS Bắc Lệnh

 

90

[H21-3.6-02]

Kế hoạch xây dựng thư viện năm học 2019-2020.

Kế hoạch xây dựng thư viện tiên tiến năm học 2019-2020.

Kế hoạch xây dựng thư viện, thư viện điện tử năm học 2020-2021.

Kế hoạch xây dựng thư viện, năm học 2021-2022.

Kế hoạch số:04/ KH-THCS ngày 20/8/2019

Kế hoạch số:03/ KH- THCS ngày 20/8/2019

Kế hoạch số: 08/KH-THCS ngày 30/9/2020

Kế hoạch số: 09/KH-THCS ngày 18/9/2021

Trường THCS Bắc Lệnh

 

91

[H21-3.6-03]

Kế hoạch hoạt động thư viện năm học  2017-2018

Kế hoạch hoạt động thư viện năm học  2018-2019

Kế hoạch hoạt động thư viện năm học  2019-2020

Kế hoạch hoạt động thư viện năm học  2020-2021

Kế hoạch hoạt động thư viện năm học  2021-2022

Số: 02/KHTV- THCS ngày 01/10/2017

Số: 01/KHTV- THCS ngày 20/8/2018

Số: 02/KHTV- THCS ngày 15/8/2019

Số: 02/KHTV- THCS ngày 8/9/2020

Số: 02/KHTV- THCS ngày 18/9/2021

Trường THCS Bắc Lệnh

 

92

[H21-3.6-04]

Hồ sơ thư viện (Sổ đăng ký cá biệt; Sổ đăng ký tổng quát; Sổ thống kê bạn đọc; Sổ mượn trả sách giáo viên-học sinh; Biên bản kiểm kê thư viện;

Biên bản kiểm tra của các cơ quan chức năng có nội dung liên quan đến thư viện…).

 Quyết định công nhận thư viện đạt thư viện tiên tiến.

Kết luận của đoàn kiểm tra, tư vấn cômg tác xây dựng thư viện tiên tiến.

Từ năm học 2017-2018 đến năm học 2021-2022

 

QĐ  Số 449/QĐ- SGD& ĐT ngày 02/6/2020

KL Số: 29/TB- PGD& ĐT ngày 31/12/2020

Trường THCS Bắc Lệnh

 

 Sở GD&ĐT Lào Cai

Phòng GD&ĐT TP Lào Cai

 

93

[H21-3.6-05]

Báo cáo sơ kết tổng kết về công tác thư viện năm học  2017-2018

Báo cáo sơ kết tổng kết về công tác thư viện năm học  2018-2019

Báo cáo sơ kết tổng kết về công tác thư viện năm học  2019-2020

Báo cáo sơ kết tổng kết về công tác thư viện năm học  2020-2021

Báo cáo sơ kết tổng kết về công tác thư viện năm học  2021-2022

– Báo cáo số 01/BC-TV ngày 29/5/2018

– Báo cáo số 02/BC-THCSTV ngày 20/5/2019

– Báo cáo số 06/BCTV-THCS ngày 25/5/2020

– Báo cáo số 04/BCTV-THCS ngày 31/5/2021

– Báo cáo số 05/BCTV-THCS ngày 28/5/2022

 

94

[H22-4.1-01]

– Quyết định thành lập Ban đại diện cha mẹ HS nhà trường năm học 2017- 2018.

– Quyết định thành lập Ban đại diện cha mẹ HS nhà trường năm học 2018- 2019.

– Quyết định thành lập Ban đại diện cha mẹ HS nhà trường năm học 2019- 2020.

– Quyết định thành lập Ban đại diện cha mẹ HS nhà trường năm học 2020- 2021.

– Quyết định thành lập Ban đại diện cha mẹ HS nhà trường năm học 2021- 2022.

– Số 05/QĐ-THCS ngày 15/9/2017

– Số 06/QĐ – THCSBL ngày 03/11/2018.

– Số 25/QĐ-THCS ngày 24/10/2019.

– Số 30/QĐ-THCS ngày 28/9/2020.

– Số 39/QĐ-THCS ngày 15/9/2021

Trường THCS Bắc Lệnh

 

95

[H22-4.1-02]

– Quy chế hoạt động của Ban đại diện cha mẹ HS năm học 2017-2018.

– Quy chế hoạt động của Ban đại diện cha mẹ HS năm học 2018-2019.

– Quy chế hoạt động của Ban đại diện cha mẹ HS năm học 2019-2020.

– Quy chế hoạt động của Ban đại diện cha mẹ HS năm học 2020-2021.

– Quy chế hoạt động của Ban đại diện cha mẹ HS năm học 2021-2022.

– Ngày 15/9/2017.

– Ngày 27/10/2018.

– Ngày 24/10/2019.

– Ngày 24/10/2020

– Ngày 12/10/2021

Ban đại diện cha mẹ HS

 

96

[H22-4.1-03]

– Báo cáo hoạt động của Ban đại diện cha mẹ HS năm học 2017 – 2018.

– Báo cáo hoạt động của Ban đại diện cha mẹ HS năm học 2018 – 2019.

– Báo cáo hoạt động của Ban đại diện cha mẹ HS năm học 2019 – 2020.

– Báo cáo hoạt động của Ban đại diện cha mẹ HS năm học 2020 – 2021.

– Báo cáo hoạt động của Ban đại diện cha mẹ HS năm học 2021 – 2022.

– Ngày28/5/2018
– Ngày 28/5/2019

– Ngày 27/5/2020

– Ngày 27/5/2021

– Ngày 25/5/2022

Ban đại diện cha mẹ HS

 

97

[H22-4.1-04]

– Biên bản họp giữa Ban đại diện cha mẹ HS và nhà trường, biên bản họp cha mẹ HS của các lớp năm 2017 – 2018.

– Biên bản họp giữa Ban đại diện cha mẹ HS và nhà trường, biên bản họp cha mẹ HS của các lớp năm 2018 – 2019.

– Biên bản họp giữa Ban đại diện cha mẹ HS và nhà trường, biên bản họp cha mẹ HS của các lớp năm 2019 – 2020.

– Biên bản họp giữa Ban đại diện cha mẹ HS và nhà trường, biên bản họp cha mẹ HS của các lớp năm 2020 – 2021.

– Biên bản họp giữa Ban đại diện cha mẹ HS và nhà trường, biên bản họp cha mẹ HS của các lớp năm 2021 – 2022.

– Ngày 28/10/2017

– Ngày 03/11/2018

– Ngày 17/9/2019

– Ngày 20/9/2020

– Ngày 01/01/2021

Trường THCS Bắc Lệnh.

 

98

[H23-4.2-01]

– Các văn bản của cấp có thẩm quyền công nhận nhà trường đạt danh hiệu đơn vị văn hóa năm 2016-2020.

– Các văn bản của cấp có thẩm quyền công nhận nhà trường đạt danh hiệu đơn vị văn hóa năm 2018.

– Các văn bản của cấp có thẩm quyền công nhận nhà trường đạt danh hiệu đơn vị văn hóa năm 2020-2021.

– Số 1954/QĐ-UBND ngày 09/6/2021. (5 năm 2016 – 2020)

– Số 2139/QĐ-UBND  ngày 06/11/2018.

– Số 1552/QĐ-UBND ngày 10/12/2021.

– UBND Tỉnh Lào Cai.

– UBND Tỉnh Lào Cai.

– UBND Tỉnh Lào Cai.

 

99

[H23-4.2-02]

– Các hình ảnh, tư liệu về hoạt động sự kiện,… của địa phương được tổ chức tại nhà trường năm học 2017 – 2018.

– Các hình ảnh, tư liệu về hoạt động sự kiện,… của địa phương được tổ chức tại nhà trường năm học 2018- 2019

– Các hình ảnh, tư liệu về hoạt động sự kiện,… của địa phương được tổ chức tại nhà trường năm học 2019 – 2020.

– Các hình ảnh, tư liệu về hoạt động sự kiện,… của địa phương được tổ chức tại nhà trường năm học 2020 – 2021.

– Các hình ảnh, tư liệu về hoạt động sự kiện,… của địa phương được tổ chức tại nhà trường năm học 2021 – 2022.

– Các hình ảnh về họp Ban đại diện cha mẹ HS, họp cha mẹ HS các lớp.

– Các hình ảnh hoạt động của Ban đại diện cha mẹ HS trong các hoạt động ngoại khóa các ngày lễ lớn: khai giảng; tổ chức 20/11; tri ân CBGV; trao quà cho HS vùng cao trên địa bàn thành phố và ngoài thành phố; trải nghiệm – STEM. -Thăm hỏi HS có bệnh hiểm nghèo, gia đình có công với cách mạng, chăm sóc di tích trên địa bàn.

Trường THCS Bắc Lệnh

 

100

[H24-5.1-01]

Sổ ghi kế hoạch giảng dạy

Từ năm 2017-2018 đến năm học 2020-2021

Trường THCS Bắc Lệnh

Năm 2021-2022 sử dụng hồ sơ điện tử  

101

[H24-5.1-02]

Hồ sơ thực hiện các chuyên đề cấp trường, cấp cụm, cấp thành phố

Từ năm 2017-2018 đến năm học 2021-2022

Trường THCS Bắc Lệnh

102

[H24-5.1-03]

Bảng tổng hợp kết quả giáo dục của học sinh.

Từ năm 2017-2018 đến năm học 2021-2022

Trường THCS Bắc Lệnh

103

[H24-5.1-04]

– Kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi năm học 2017-2018

– Kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi năm học 2018-2019

– Kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi năm học 2019-2020

– Kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi năm học 2020-2021

– Kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi năm học 2021-2022

– Quyết định thành lập, kế hoạch hoạt động câu lạc bộ TDTT năm 2017-2018

– Quyết định thành lập, kế hoạch hoạt động câu lạc bộ Tiếng Anh năm 2017-2018

– Quyết định thành lập, kế hoạch hoạt động câu lạc bộ TDTT năm 2018-2019

– Quyết định thành lập, kế hoạch hoạt động câu lạc bộ Tiếng Anh năm 2018-2019

– Quyết định thành lập, kế hoạch hoạt động câu lạc bộ TDTT năm 2019-2020

– Quyết định thành lập, kế hoạch hoạt động câu lạc bộ Tiếng Anh năm 2019-2020

– Quyết định thành lập, kế hoạch hoạt động câu lạc bộ STEM-NCKH năm 2019-2020

– Quyết định thành lập, kế hoạch hoạt động câu lạc bộ TDTT năm 2020-2021

– Quyết định thành lập, kế hoạch hoạt động câu lạc bộ Tiếng Anh năm 2020-2021

– Quyết định thành lập, kế hoạch hoạt động câu lạc bộ STEM năm 2020-2021

– Quyết định thành lập, kế hoạch hoạt động câu lạc bộ Toán tuổi thơ năm 2020-2021

– Quyết định thành lập, kế hoạch hoạt động câu lạc bộ nghệ thuật năm 2020-2021

– Quyết định thành lập, kế hoạch hoạt động câu lạc bộ TDTT năm 2021-2022

– Quyết định thành lập, kế hoạch hoạt động câu lạc bộ Tiếng Anh năm 2021-2022

– Quyết định thành lập, kế hoạch hoạt động câu lạc bộ khởi nghiệp năm 2021-2022

– Quyết định thành lập, kế hoạch hoạt động câu lạc bộ STEM-NCKH-Robotic năm 2021-2022

– Kế hoạch số 03/KH-THCS ngày 05/10/2017

– Kế hoạch số 04/KH-THCS ngày 05/10/2018

– Kế hoạch số 04/KH-THCS ngày 05/10/2019

– Kế hoạch số 04/KH-THCS ngày 20/9/2020

– Kế hoạch số 03/KH-THCS ngày 10/9/2021

– Quyết định số 19/QĐ-THCS ngày 17/10/2017

– Quyết định số 20/QĐ-THCS ngày 21/10/2017

– Quyết định số 31/QĐ-THCS ngày 29/9/2018

– Quyết định số 32/QĐ-THCS ngày 29/9/2018

– Quyết định số 30/QĐ-THCS ngày 24/10/2019

– Quyết định số 21/QĐ-THCS ngày 17/10/2019

– Quyết định số 19/QĐ-THCS ngày 21/10/2019

– Quyết định số 33/QĐ-THCS ngày 29/9/2020

– Quyết định số 34/QĐ-THCS ngày 29/9/2020

– Quyết định số 32/QĐ-THCS ngày 29/9/2020

– Quyết định số 31/QĐ-THCS ngày 29/9/2020

– Quyết định số 30/QĐ-THCS ngày 29/9/2020

– Quyết định số 45/QĐ-THCSBL ngày 28/9/2021

– Quyết định số 42/QĐ-THCS ngày 28/9/2021

– Quyết định số 44/QĐ-THCS ngày 28/9/2021

– Quyết định số 43/QĐ-THCS ngày 28/9/2021

– Trường THCS Bắc Lệnh

– Trường THCS Bắc Lệnh

– Trường THCS Bắc Lệnh

– Trường THCS Bắc Lệnh

– Trường THCS Bắc Lệnh

– Trường THCS Bắc Lệnh

– Trường THCS Bắc Lệnh

– Trường THCS Bắc Lệnh

– Trường THCS Bắc Lệnh

– Trường THCS Bắc Lệnh

– Trường THCS Bắc Lệnh

– Trường THCS Bắc Lệnh

– Trường THCS Bắc Lệnh

– Trường THCS Bắc Lệnh

– Trường THCS Bắc Lệnh

– Trường THCS Bắc Lệnh

– Trường THCS Bắc Lệnh

– Trường THCS Bắc Lệnh

– Trường THCS Bắc Lệnh

– Trường THCS Bắc Lệnh

– Trường THCS Bắc Lệnh

 

104

[H25-5.2-01]

Hồ sơ HS khuyết tật

– Năm học 2021-2022

– Năm học 2022-2023

Trường THCS Bắc Lệnh

 

105

[H25-5.2-02]

– KH tổ chức hội khỏe phù đổng năm học 2017 – 2018

– KH tổ chức hội khỏe phù đổng năm học 2017 – 2018

– Kế hoạch số 12/KH-THCS ngày 05/10/2017

– Kế hoạch số 07/KH-THCS ngày 02/10/2019

– Trường THCS Bắc Lệnh

– Trường THCS Bắc Lệnh

 

106

[H26-5.3-01]

Tài liệu giáo dục địa phương, hình ảnh, sản phẩm liên quan đến giáo dục địa phương.

Từ năm học 2017-2018 đến năm học 2021-2022

Trường THCS Bắc Lệnh

107

[H27-5.4-01]

Hình ảnh, tư liệu về hoạt động trải nghiệm và hướng nghiệp.

Từ năm học 2017-2018 đến năm học 2021-2022

Trường THCS Bắc Lệnh

 

108

[H28-5.5-01]

Các hình ảnh, tư liệu liên quan (Các sản phẩm stem vận kiến thức liên môn, khởi nghiệp, quyết định học sinh đạt giải).

Từ năm học 2017-2018 đến năm học 2021-2022

Trường THCS Bắc Lệnh

 

109

[H29-5.6-01]

Biểu số liệu HS lên lớp, HS bỏ học, HS lưu ban.

Từ năm học 2017-2018 đến năm học 2021-2022

Trường THCS Bắc Lệnh

 

110

[H29-5.6-02]

Bảng danh sách công nhận tốt nghiệp THCS.

Từ năm học 2017-2018

đến năm học 2021-2022

Phòng GD&ĐT Thành phố Lào Cai

 

111

[H29-5.6-03]

– Biểu số liệu học sinh học lên sau tốt nghiệp.

– Biểu phân luồng học sinh lớp 9.

Từ năm học 2017-2018 đến năm 2021-2022

Trường THCS Bắc Lệnh

112

[H29-5.6-04]

– Quyết định thành lập hội đồng coi, chấm thi lại và xét lên lớp năm học 2018-2019

– Quyết định thành lập hội đồng coi, chấm thi lại và xét lên lớp năm học 2019-2020

– Quyết định thành lập hội đồng coi, chấm thi lại và xét lên lớp năm học 2020-2021

– Quyết định thành lập hội đồng ra đề kiểm tra lại, coi kiểm tra lại, chấm kiểm tra lại học sinh lớp 6,7,8 năm học 2020-2021

– Quyết định thành lập hội đồng ra đề kiểm tra lại, coi kiểm tra lại, chấm kiểm tra lại học sinh lớp 6,7,8 năm học 2021-2022

– Biểu kết quả giáo dục sau thi lại.

– Quyết định số 13/QĐ-THCS ngày 10/8/2018

– Quyết định số 18/QĐ-THCS ngày 15/8/2019

– Quyết định số 15/QĐ-THCS ngày 26/8/2020

– Quyết định số 25/QĐ-THCS ngày 20/8/2021

– Quyết định số 31/QĐ-THCS ngày 08/8/2022

– Trường THCS Bắc Lệnh

– Trường THCS Bắc Lệnh

– Trường THCS Bắc Lệnh

– Trường THCS Bắc Lệnh

– Trường THCS Bắc Lệnh

 

 


Tác giả: Trường THCS Bắc Lệnh
Nguồn:Trường THCS Bắc Lệnh – Tp. Lào Cai Copy link
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *